Trong top 10 địa phương có điểm trung bình Ngữ văn cao nhất còn có An Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Nghệ An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bạc Liêu, Vĩnh Phúc.
Đà Nẵng, Đắk Nông và Hà Giang giữ 3 vị trí cuối bảng.
Sau đây là điểm trung bình môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 các tỉnh, thành phố do VietNamNet thống kê:
![]() |
10 địa phương có điểm trung bình môn Ngữ văn cao nhất năm 2021 |
Năm nay, có 978.027 thí sinh dự thi môn này, với điểm trung bình là 6,47.
![]() |
Phổ điểm môn Ngữ văn năm 2021 |
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Phương Chi - Xuân Tiến
Bùi Quốc Bảo (Khánh Hòa) là 1 trong 2 thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cao nhất toàn quốc tính theo tổ hợp khối C.
" alt=""/>10 địa phương có điểm trung bình môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 cao nhấtTheo thống kê của VietNamNet, điểm thi của Tùng nằm trong top 40 thí sinh có điểm thi khối C cao nhất cả nước. Trong số này, có tới 27 thí sinh cùng đạt 28,75 điểm, chỉ kém 2 thủ khoa 0,5 điểm và 10 á khoa 0,25 điểm.
Bà Nguyễn Thị Khang (87 tuổi, bà ngoại) chia sẻ, Tùng sinh ra đã thiệt thòi. Bố mẹ cháu ly hôn, nên Tùng phải sống với bà ngoại từ năm 2 tuổi. Vì cuộc sống gia đình khó khăn, mẹ và chị gái Tùng phải vào Nam mưu sinh, vài năm mới về nhà một lần. Cũng từ đó hai bà cháu nương tựa vào nhau.
![]() |
Bà ngoại là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của Tùng trong nhiều năm qua |
“Cháu Tùng rất chăm ngoan, sống trong hoàn cảnh thiếu thốn tình thương của mẹ nên cháu Tùng luôn tự lập. Cháu rất yêu thương bà, ngoài giờ lên lớp Tùng ở nhà thường dọn dẹp nhà cửa, giúp đỡ bà nấu ăn. Cháu thi đạt điểm cao, bà tự hào về cháu”, bà Khang kể.
Nhìn mọi người đến nhà chia vui, chúc mừng bà Khang lại càng thương Tùng hơn. Bà bảo, vốn dĩ cháu đã thiếu tình thương của mẹ, nay ngày vui của cháu mà mẹ lại không thể có mặt cùng con.
![]() |
Các cô giáo đến chúc mừng Tùng |
Mẹ và chị gái Tùng đang ở trong miền Nam, lại trong khu vực đang phong tỏa để phòng dịch Covid-19. Vì thế, khi biết con đạt điểm cao chị Tống Thị Mơ (mẹ Tùng) chỉ biết gọi điện thoại về chúc mừng con.
Cô Nguyễn Thị Hương, giáo viên chủ nhiệm của Tùng chia sẻ, mặc dù sống trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, nhưng từ những năm học cấp hai, Tùng luôn là học sinh giỏi của trường. Không những thế em còn là người rất hòa đồng, hoạt bát và luôn giúp đỡ các bạn.
![]() |
Bà Khang rất tự hào về cháu của mình |
Chia sẻ về thành tích học tập của mình, Tùng cho biết, ngoài giờ trên lớp em chủ yếu học bài ở nhà. Những nội dung chưa hiểu, chưa biết em không ngại hỏi lại thầy cô giáo. Những lúc rảnh rỗi em tìm các đề bài trên mạng internet để làm.
“Trong các môn học em thích nhất học môn Lịch sử, mặc dù đạt số điểm 9,75 nhưng em vẫn chưa hài lòng”, Tùng nói.
Tùng bảo em đã đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Luật Hà Nội. Em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng bà và mong muốn sau này có một công việc ổn định, có thời gian chăm sóc cho bà những ngày còn lại.
“Với khả năng của Tùng, tôi tin em sẽ thực hiện được ước mơ của mình và sẽ còn làm tốt hơn nữa khi em bước chân ra ngoài xã hội”, cô Hương chia sẻ.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Lê Dương – Tuấn Linh
Điểm trung bình khối C của cả nước năm nay đạt 18,32. VietNamNet đã phân tích phổ điểm khối C để phụ huynh và thí sinh tham khảo nhằm giúp việc đăng kí nguyện vọng xét tuyển đại học thuận lợi hơn.
" alt=""/>Thủ khoa khối C ở Thanh Hóa một mình sống với bà ngoại gần 90 tuổiSự mở rộng của khối BRICS vào tháng 1/2024 sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu. Khối này, hiện bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, sẽ kết nạp thêm các thành viên mới là Arập Xêút, Iran, Ethiopia, Ai Cập và UAE. Năm thành viên này đều là cường quốc trong các khu vực của họ, đóng vai trò chủ chốt trong việc định hình khuôn khổ kinh tế và chính trị tại Trung Đông và Châu Phi. Khối BRICS đặt mục tiêu trở thành một liên minh nước lớn có khả năng tái cơ cấu hệ thống tài chính toàn cầu và đối trọng với phương Tây.
Việc mở rộng này sẽ làm tăng tỷ trọng của BRICS trong GDP toàn cầu lên 36%, vượt mức 30% của khối G7. Khối BRICS mở rộng cũng sẽ chiếm gần một nửa thị phần ngành sản xuất dầu toàn cầu qua sự gia nhập của Ảrập Xêút và UAE, và cũng sẽ chiếm 48,7% sản lượng lúa mì toàn cầu. Sự phát triển của nhóm này không chỉ làm đa dạng hoá sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng địa chính trị của BRICS, mà còn phản ánh vai trò ngày càng tăng của các quốc gia Nam bán cầu trong việc hình thành một trật tự thế giới công bằng và toàn diện hơn.
Tại Trung Đông, chúng ta sẽ bắt đầu thấy sự xuất hiện của một cán cân quyền lực mới trong khu vực, được định hình bởi các trung cường quốc muốn nâng tầm ảnh hưởng của mình. Một trong những xu hướng đáng chú ý nhất trong năm 2023 là sự giảm căng thẳng và bình thường hoá quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực. Đâu đó, xu hướng này được thúc đẩy bởi sự rút lui của Mỹ khỏi Trung Đông. Năm qua, sự thay đổi này được minh chứng bằng thoả thuận bình thường hoá giữa hai đối thủ trong khu vực là Ảrập Xêút và Iran do Bắc Kinh làm trung gian. Ngoài ra, những nỗ lực nối lại quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Đông dựa trên tình đoàn kết thế giới Hồi Giáo đã diễn ra trong năm 2023, và các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Ảrập Xêút và lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn tại Yemen cho thấy xu hướng này sẽ còn tiếp tục vào năm 2024.
Chúng ta cũng đã thấy tiến triển ngoại giao giữa Israel và các quốc gia Ảrập qua khuôn khổ Hiệp định Abraham, nhưng nỗ lực bị phá vỡ gần như hoàn toàn sau khi bùng nổ xung đột Israel-Hamas. Cuộc xung đột này sẽ tiếp tục là tiêu đề tin tức hàng đầu của báo chí trong năm 2024, với nguy cơ trở thành một cuộc chiến lớn hơn với sự tham gia của toàn khu vực và các cường quốc thế giới. Đây là một thứ chúng ta đã thấy qua cách phiến quân Houthi tại Yemen đang đe doạ tấn công bất kỳ tàu nào họ tin là đang đến hoặc đến từ Israel tại tuyến vận tải hàng hải qua Biển Đỏ, một huyết mạch thương mại toàn cầu, và phản ứng quân sự của Mỹ và các đồng minh trong vài ngày qua. Xung đột tại Gaza, cũng như bối cảnh an ninh bất ổn định tại Yemen, Libya, Syria, và Lebanon sẽ làm dấy lên sự đe doạ an ninh khu vực và đe doạ chiến lược của Mỹ để rút khỏi khu vực và xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Ukraine sẽ ngày càng gặp khó khăn khi chiến sự với Nga chưa có dấu hiệu ngừng nghỉ. Nền kinh tế và khả năng chiến đấu của Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ tài chính nước ngoài, và các nhà quan sát ngày càng bày tỏ hoài nghi về tính bền vững của nguồn hỗ trợ này. Mỹ và EU là hai nguồn viện trợ chính, nhưng Phương Tây ngày càng mất hy vọng vào cuộc chiến sau khi hàng chục tỷ USD viện trợ đã không thể giúp Ukraine đạt được chiến thắng lớn nào trong năm 2023. Bên cạnh đó là căng thẳng chính trị nội bộ trong các quốc gia phương Tây xung quanh câu hỏi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine hay không – một thứ chúng ta thấy rõ trong sự chia rẽ giữa phe Cộng hoà chống can thiệp và phe Dân chủ ủng hộ viện trợ tại Mỹ. Tình trạng này có thể dẫn đến việc Ukraine không đáp ứng được nhu cầu tài chính và quân sự trong năm 2024, gây bất ổn kinh tế, làm suy yếu khả năng để Kiev tiếp tục cuộc chiến, và có lẽ sẽ bị ép quay trở lại bàn đàm phán.
Có lẽ thứ duy nhất đoàn kết các lãnh đạo phương Tây trong cuộc xung đột này sẽ chỉ còn là tâm lý chống Nga, tuy nhiên quan điểm này ngày càng cho thấy sự không hợp lý và thiếu bền vững, do tầm quan trọng của Nga trong hệ sinh thái kinh tế toàn cầu. Đồng thời, năm 2024 cũng sẽ cho thấy sự tự tin của Tổng thống Vladimir Putin tăng lên khi cuộc chiến đang đi theo hướng có lợi cho Moscow. Với việc tăng cường khả năng chiến đấu qua những nỗ lực huy động quân sự và áp dụng các công nghệ mới trên chiến trường, Moscow có thể thực hiện các cuộc tấn công nhằm củng cố biên giới dọc theo bốn vùng được Nga sáp nhập vào tháng 9/2022.
Niềm tin của ông Putin vào khả năng phục hồi của Nga, và sự mệt mỏi với chiến sự của các quốc gia phương Tây, cho thấy mục tiêu chiến lược của Moscow sẽ là gây áp lực buộc Ukraine quay trở lại bàn đàm phán. Nếu năm 2024 mang lại các cuộc đàm phán để chấm dứt xung đột, Trung Quốc sẽ nắm bắt cơ hội đóng vai người hoà giải – và có lẽ sẽ là quốc gia duy nhất có khả năng làm cả hai bên hài lòng. Chính phủ Ukraine sẽ chỉ chấp nhận bất kỳ thoả thuận hoà bình nào nếu Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán với tư cách là người bảo đảm hoà bình, vì cho rằng sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Nga sẽ cho phép điều này diễn ra.
Như vậy, Nam bán cầu sẽ trở nên ngày càng nổi bật trong bức tranh chính trị thế giới năm 2024. Ngoài nhóm BRICS, các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Indonesia, và Nigeria đang có được ảnh hưởng trong khu vực của từng quốc gia.
Chiến lược ngoại giao của Việt Nam và Indonesia, hai nền kinh tế nằm trong nhóm các nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh nhất trong thập kỷ tới, là ví dụ điển hình về việc các quốc gia tầm trung đang phát triển nền kinh tế bằng cách đa dạng hoá các lĩnh vực giá trị cao hơn. Qua việc khai thác tiềm năng kinh tế này, các quốc gia tầm trung sẽ dần trở thành những người chơi quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, có khả năng thúc đẩy lợi ích của họ một cách độc lập và không bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Đây sẽ là điều chúng ta thấy ngày càng rõ trong năm 2024.
Nhưng có lẽ ví dụ đáng chú ý nhất sẽ là Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang áp dụng một chiến lược địa chính trị và kinh tế thực dụng dựa trên bối cảnh chính trị thế giới hiện nay. Chính quyền Erdogan sẽ tiếp tục duy trì vai trò là một thành viên NATO chủ chốt, góp phần lớn trong việc đảm bảo an ninh khu vực dựa trên vị trí địa lý quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù vậy, quan điểm của ông Erdogan về việc đảm bảo an ninh sẽ tiếp tục gây xích mích với các đồng minh, do chính quyền ông coi điều này chỉ có thể đạt được qua việc thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Khả năng của Thổ Nhĩ Kỳ hành động độc lập, bất chấp nằm trong NATO, cho thấy vai trò của Ankara như một cường quốc khu vực đang khẳng định quyền tự chủ và vị thế cao hơn trong các vấn đề quốc tế.
Bối cảnh địa chính trị thế giới năm 2024 sẽ được đánh dấu bởi sự thay đổi cán cân quyền lực trong nền chính trị toàn cầu, với sự mở rộng của BRICS và sự trỗi dậy của Nam bán cầu là hai xu hướng đáng chú ý. Ngoài ra, những gì diễn ra trong chương tiếp theo của hai cuộc xung đột tại Ukraine và Gaza sẽ có ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc tế, vượt ra ngoài khu vực đến cả phương Tây lẫn phương Đông.
" alt=""/>Dự đoán các xu hướng địa chính trị trong năm 2024 sắp tới