Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, khoảng 10h tối ngày 8/8, trường sẽ công bố danh sách thí sinh trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2019.
Ngày 10/8, thí sinh trúng tuyển có thể đến trường làm thủ tục nhập học để chính thức trở thành tân sinh viên của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
 |
Ảnh minh họa: Phạm Hải. |
Khi đến trường làm thủ tục nhập học, thí sinh cần mang theo giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 bản gốc; bản lý lịch sinh viên có xác nhận của địa phương, học bạ THPT (bản chính và 1 bản sao công chứng); giấy khai sinh (1 bản sao công chứng); bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (bản chính); bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước để làm thẻ ngân hàng; ảnh 3x4 cm (2 ảnh được chụp trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm nộp, ghi họ tên phía sau); 2 phong bì ghi địa chỉ người nhận.
Các trường hợp được cộng điểm ưu tiên xét tuyển cần nộp bản sao minh chứng và bản chính để đối sánh.
Thời gian xác nhận và nhập học từ 8h ngày 10/8 đến 17h ngày 15/8/2019.
Theo công bố, năm 2019, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển gần 6.700 chỉ tiêu.
Thanh Hùng

Hai anh em sinh đôi học giỏi được tuyển thẳng vào ĐH Bách khoa Hà Nội
Trong 245 học sinh đầu tiên được tuyển thẳng vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2019, có một cặp anh em sinh đôi là Lê Việt Hoàng và Lê Quang Huy. Hai em được tuyển thẳng vì đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
" alt=""/>Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ công bố điểm chuẩn năm 2019 vào ngày 8/8

 |
Một người dùng nhận được tin nhắn cảnh báo khóa tài khoản dù không phải là khách của ngân hàng này. (Ảnh: Duy Vũ) |
Chị M.H, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết mình vừa nhận được tin nhắn từ ngân hàng VietinBank thông báo khóa tài khoản.
Tin nhắn hiển thị tên ngân hàng VietinBank với nội dung: “VietinBank trân trọng thông báo tài khoản của quý khách hiện tại đã bị khóa” cùng với đó là một đường link yêu cầu khách hàng đăng nhập để xác thực. Link có chứa tên ngân hàng cùng một số ký tự viết tắt, nội dung thông báo được viết bằng tiếng Việt không dấu.
Trong buổi sáng nay 7/7, chị P.T.A.Tuyết (Hà Nội) cũng nhận được tin nhắn với nội dung cảnh báo tương tự.
Điều đáng nói là những người dùng nói trên không phải là khách hàng của VietinBank. “Tôi khá bất ngờ khi nhận được tin nhắn bởi tôi không sử dụng tài khoản VietinBank”, chị M.H nói.
Chị M.H cho biết, một số đồng nghiệp của mình cũng nhận được tin nhắn lừa đảo với nội dung và chiêu trò giống như trên.
 |
Nội dung tin nhắn lừa đảo gửi đến khách hàng. (Ảnh: Duy Vũ) |
Các tin nhắn giả mạo ngân hàng đang dồn dập tấn công người dùng. Chỉ vừa mới đây, một khách hàng của VietinBank cho biết bị mất tiền trong tài khoản vì click vào đường link. Người này nhận được tin nhắn từ hệ thống VietinBank thông báo tài khoản ngân hàng của mình bị khóa. Do tin tưởng đây là tin nhắn từ hệ thống ngân hàng nên người dùng truy cập vào link gửi kèm để xác thực tài khoản. Sau khi làm theo hướng dẫn, tài khoản ngân hàng bị trừ ngay 7,5 triệu đồng.
Ngay sau đó, VietinBank đã phát đi cảnh báo tới người dùng về các hình thức lừa đảo nhằm đánh cắp tài khoản, mật khẩu, thông tin cá nhân… từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.
VietinBank cũng cho biết các dấu hiệu lừa đảo thông qua email, tin nhắn SMS, cuộc gọi gửi đến khách hàng. Theo đó, các đối tượng lừa đảo gửi email thông báo khách hàng nhận được một khoản tiền và đính kèm xác nhận thanh toán, yêu cầu khách hàng click vào file đính kèm hoặc đường link có chứa mã độc. Đối tượng lừa đảo tạo lòng tin với khách hàng bằng cách giả mạo trường thông tin nơi gửi là email có chứa tên VietinBank và chữ ký email của cán bộ ngân hàng này.
Một hình thức khác là gửi tin nhắn mạo danh VietinBank kèm đường link lừa đảo để khách hàng nhấn vào và cung cấp thông tin. Sau đó đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
VietinBank đã thống kê hàng loạt trang web giả mạo từng được các đối tượng lừa đảo sử dụng.
 |
VietinBank cảnh báo một số website lừa đảo. |
Ngoài ra, các đối tượng còn giả mạo nhân viên nhà mạng, lợi dụng chính sách hỗ trợ đổi SIM của nhà mạng yêu cầu khách hàng nhắn tin theo cú pháp lừa đảo nhằm chiếm quyền kiểm soát điện thoại, đánh cắp mã OTP để thực hiện vay tiêu dùng hoặc thanh toán các đơn hàng online dựa trên số điện thoại này.
Phía VietinBank khẳng định, ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp user, mật khẩu trong bất kỳ tình huống nào dưới bất kỳ hình thức nào (gọi điện, nhắn tin, chat hoặc email).
Đồng thời, cảnh báo khách hàng của mình không mở email được gửi từ những địa chỉ email lạ, cảnh giác với email chứa các nội dung bất thường. Không truy cập, không cung cấp thông tin ngân hàng điện tử (tên đăng nhập, mật khẩu, OTP) hoặc thông tin thẻ vào các đường link lạ được đính kèm trong email hoặc tin nhắn. Không tùy ý chuyển khoản theo các tin nhắn trên mạng xã hội, thận trọng với giao dịch thương mại điện tử.
Trong thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo qua tin nhắn giả mạo brand name các ngân hàng liên tục diễn ra. Các tin nhắn chứa nội dung cảnh báo và dẫn dụ người dùng thực hiện đăng nhập vào đường link hay nhập OTP, từ đó chiếm đoạt tài sản và thông tin cá nhân. Không ít trường hợp đã "sập bẫy" dù các ngân hàng đã phát đi cảnh báo về tình trạng này.
Duy Vũ

Thêm một người dùng Vietinbank bị lừa mất 7,5 triệu đồng
Chiêu trò lừa đảo này đã xuất hiện tại Việt Nam trong hơn nửa năm qua nhưng vẫn không ít người dùng bất cẩn và mắc bẫy của kẻ gian.
" alt=""/>Tin nhắn mạo danh ngân hàng để lừa đảo dồn dập tấn công người dùng