Theo bác sĩ Chương, bệnh nhân được luân chuyển liên tục. Trường hợp đã qua cơn nguy kịch sẽ được chuyển về tuyến dưới hoặc các cơ sở y tế khác dành chỗ cho bệnh nhân nặng mới vào.
"Bệnh nhân RSV có thể nặng lên rất nhanh trong 3-5 ngày đầu. Nếu điều trị tốt, sau ngày thứ 5, sức khỏe bệnh nhân sẽ cải thiện, ngược lại có thể bị bội nhiễm vi khuẩn khác", bác sĩ Chương cho hay.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, thông tin trong ngày 14/3 có 30 bệnh nhi mắc RSV đang điều trị, chiếm 20% tổng bệnh nhi toàn trung tâm.
Thống kê của cơ sở y tế này cũng cho thấy số ca mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) có xu hướng gia tăng. Từ đầu năm 2023 đến nay, bệnh viện ghi nhận hơn 1.100 ca nhiễm RSV. Trong tuần đầu tháng 3, hơn 160 ca mắc mới.
Theo bà Hanh, bệnh nhân nhiễm RSV có thể xuất hiện quanh năm, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy đỉnh dịch sẽ rơi vào tháng 3 và tháng 8 hằng năm. Vào thời điểm đỉnh dịch, số bệnh nhân viêm phổi do RSV có thể tăng tới 20-30%.
Theo vị chuyên gia này, hầu hết bệnh nhân RSV vào Trung tâm Hô hấp đều có biểu hiện viêm phổi, ho, sốt, khó thở. Một số bệnh nhân nặng bị suy hô hấp, có rút lõm lồng ngực, tím tái, độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) giảm.
Các bác sĩ phải nhanh chóng đưa ra phác đồ chống suy hô hấp, bằng mọi cách cung cấp đủ oxy cho bệnh nhân… Trường hợp bị bội nhiễm sẽ được dùng kháng sinh, bù đủ nước, điện giải, dịch và cung cấp đủ dinh dưỡng.
Giống nhiều virus gây bệnh đường hô hấp khác, RSV có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn có chứa virus được thải ra qua ho, hắt hơi lên mắt, mũi, miệng. Ngoài ra, người khỏe mạnh có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc các bề mặt, vật dụng có chứa virus. Việc thơm, hôn, mớm thức ăn cũng có thể làm lây lan virus.
Theo các bác sĩ, virus hợp bào hô hấp RSV có thể gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp trên. Nếu được chẩn đoán sớm và kịp thời, bệnh nhân sẽ khỏi bệnh trong 5-7 ngày, không để lại di chứng.
Tuy nhiên, một số trẻ có bệnh nền suy giảm miễn dịch, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, có bệnh loạn sản phế quản phổi, tim bẩm sinh, khi nhiễm RSV nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ diễn biến nặng, thậm chí tử vong. Nhiều bệnh nhân phải điều trị dài ngày.
Khi mới khởi phát, trẻ nhiễm RSV có thể xuất hiện triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi. Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân thở khò khè, ho, thở nhanh. Trẻ sơ sinh có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở. Bác sĩ khuyến cáo cần đưa trẻ đi viện ngay khi có biểu hiện sốt cao, co giật; tím tái; bú kém, kém ăn; thở nhanh rút lõm lồng ngực...
Theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh, thực trạng chuyển đổi số của các HTX ở từng lĩnh vực có sự khác nhau. Trong đó, có khoảng 15% HTX nông nghiệp áp dụng công nghệ cao trong canh tác, nuôi trồng, bảo quản; áp dụng công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh, phần mềm quản lý.
Bên cạnh đó, có khoảng 10% HTX nông nghiệp bán các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử, sử dụng website để giới thiệu, quảng bá, bán hàng, thực hiện phương thức tiếp thị trên các nền tảng số, quảng cáo trên facebook, google... Điều kiện về trang thiết bị công nghệ thông tin của một số HTX cơ bản đáp ứng yêu cầu để áp dụng phần mềm quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc.
Đồng thời, có khả năng đáp ứng việc nâng cấp, ứng dụng công nghệ số và cập nhật phần mềm quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm... vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, ở các HTX phi nông nghiệp, tỷ lệ ứng dụng công nghệ số được áp dụng cao hơn, từ 50 - 60% trong các khâu sản xuất, kinh doanh.
Thời gian qua, bên cạnh việc tìm kiếm, kết nối và mở rộng thị trường bằng phương pháp truyền thống, HTX dịch vụ và sản xuất bánh lá Nga My 36, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) duy trì giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm bánh lá răng bừa trên các trang thương mại điện tử (TMĐT): nongsanthanhhoa.vn, Postmart.vn...
Ngoài ra, HTX còn đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok; chủ động đưa nông sản lên sàn TMĐT, nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Chị Hoàng Thị Minh Ngà, Giám đốc HTX, cho biết: Mặc dù đã có thị trường tiêu thụ ổn định là các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch của 4 doanh nghiệp, là: Công ty CP Thực phẩm sạch Lang Liêu, Công ty TNHH Thực phẩm sạch Đức Nguyễn, Công ty CP Thực phẩm Lúa Vàng và Công ty Thực phẩm Như Ý, sau khi nghiên cứu nhận thấy, bán hàng trên nền tảng số giúp tiết kiệm chi phí, dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng không hạn chế về không gian lại chuyển tải được hết thông tin về quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đến khách hàng.
Vì vậy, từ cuối năm 2023, HTX đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng số. Nhờ đó, sản lượng tiêu thụ của HTX đạt hơn 30.000 chiếc bánh/tháng; trong đó, khoảng 10% được tiêu thụ qua nền tảng số.
Là một trong những HTX đi đầu trong ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, ngay sau khi xây dựng được hệ thống nhà màng, nhà lưới để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, HTX nông nghiệp Mai An Tiêm, xã Nga Thạch (Nga Sơn) đã nghiên cứu lắp đặt hệ thống tưới tự động, nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Điều đáng lưu ý là toàn bộ hệ thống tưới được điều khiển tự động thông qua phần mềm cài đặt trên điện thoại thông minh. Do đó, dù ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần có kết nối internet là có thể tưới, bón phân cho cây trồng.
Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc HTX, cho biết: Xác định việc ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh mang đến những giá trị mới cho các HTX, do đó bên cạnh việc áp dụng vào sản xuất, HTX còn triển khai rộng rãi trong hoạt động quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Đơn cử như, chúng tôi thực hiện livestream quảng bá, bán sản phẩm trên nền tảng Tiktok, Facebook... và đưa các sản phẩm rau, củ, quả của HTX lên các trang mạng xã hội, sàn TMĐT Postmart, Shopee, Lazada, Tiki.... Mỗi tháng, HTX sản xuất và tiêu thụ khoảng 30 đến 40 tấn rau quả các loại. Đặc biệt, nhờ ưu việt của chuyển đổi số, HTX đã kết nối được nhiều đại lý, đơn vị tiêu thụ tại TP Hà Nội, Hải Phòng và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Thực tế sản xuất trong khu vực kinh tế tập thể và HTX cho thấy, mặc dù đã có nhiều HTX ứng dụng thành công trong chuyển đối số, song nhìn chung năng lực, tư duy và khả năng thích ứng của các HTX với chuyển đổi số còn hạn chế. Trong đó, việc ứng dụng chủ yếu ở công nghệ tưới tiêu, hệ thống nhà lưới, dán tem truy xuất nguồn gốc còn ở các khâu chế biến, quản lý, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm chưa được quan tâm nhiều.
Nguyên nhân được đưa ra là do năng lực, trình độ của cán bộ quản lý còn hạn chế. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân lực trong các HTX chưa đủ năng lực khai thác thông tin, định hướng chiến lược, xây dựng kế hoạch chuyển đổi số, tiếp cận thị trường số, làm việc trên môi trường mạng.
Ông Lê Hồng Hải, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, cho biết: Trong thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền, thay đổi nhận thức về chuyển đổi số trong đội ngũ cán bộ quản lý, thành viên của HTX.
Đồng thời, tổ chức các chuyên đề, hội thảo về chuyển đổi số; tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu các mô hình HTX trong và ngoài tỉnh thực hiện chuyển đổi số thành công để các HTX tỉnh học tập, ứng dụng.
Cùng với đó, Liên minh HTX tỉnh sẽ rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số theo hướng bền vững và vận dụng các nguồn lực để hỗ trợ trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số, nhất là ở khâu tiêu thụ sản phẩm cho các HTX.
TheoLê Thanh(Báo Thanh Hóa)
" alt=""/>Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hợp tác xã