"Chị Ánh! Nếu vụ xà phòng và ông khách Việt kiều kia khó quá thì để tôi giúp cho. Chỉ có ba thằng báo đời kia mới không phát hiện được âm mưu của chị chứ tôi mà đánh hơi những việc xấu xa chỉ có chuẩn. Chị muốn tôi khui ra mưu đồ của chị và ba thằng kia hay muốn tôi giúp chị lừa được ông khách Việt kiều? Chỉ cần chị chia sòng phẳng, tôi sẽ giúp", Phúc (Lý Chí Huy) nói.
Ánh tức giận ra mặt nhưng vẫn chối: "Mưu đồ với lừa đảo gì ở đây? Cậu đừng nói linh tinh".
Ở một diễn biến khác, Tiến mất hết động lực làm ăn vì cãi nhau với vợ. "Tao chán rồi không muốn làm nữa, suốt ngày hùng hục kiếm tiền chẳng để làm gì cả", Tiến nói. Hưng đáp: "Có chuyện gì thì nói ra, đừng để trong lòng".
Tiến tiếp tục: "Mục đích mình kiếm tiền để chăm lo cho gia đình, chứng tỏ bản thân. Mình mải mê kiếm tiền nhưng ở nhà vợ đi cặp bồ thì phải làm sao?".
Cũng trong tập này, Nhung (Huyền Thạch) quan tâm, mang đồ ăn cho Thắng khiến anh xúc động.
"Em hơi bị hâm mộ anh đấy. Em Nhung về rồi nên không để đứa con gái nào lừa anh đâu. Em sẽ xử hết. Em mang giò cho anh ăn trưa đấy", Nhung nói.
Thắng đáp: "Anh cảm ơn Nhung nhé! Em ăn trưa chưa, ở lại ăn với anh nhé!".
Ánh có âm mưu gì sau việc đặt đơn xà phòng số lượng lớn của bộ ba Tiến, Thắng, Hưng? Diễn biến chi tiết tập 15 phim Vui lên nào anh em ơi lên sóng tối nay trên VTV3.
Mỹ Hà
Với chủ đề Dưới ánh đèn sân khấu, NSND Thúy Hường có nhiều cảm xúc sau 40 năm biểu diễn ở nhiều sân khấu lớn nhỏ khác nhau.
Trong cuộc trò chuyện, NSND Thúy Hường nhớ lại những khó khăn ngày đầu theo nghề. Chị cùng cả đoàn phải đẩy xe bò chở đồ nghề, âm thanh, ánh sáng để đi diễn. Tuy nhiên, mọi người vẫn luôn hăng say, đam mê với nghề. Có những khi đi hát, cát-sê của NSND Thúy Hường chỉ là chiếc oản, quả chuối nhưng chị vẫn luôn vui vẻ.
Cũng trong dịp này, NSND Thúy Hường chia sẻ về lần được nhận mức cát-sê cao nhất trong đời đến thời điểm này là 150 triệu đồng. Đó là lần NSND Thúy Hường hát tại đám cưới của một đại gia ở Ninh Bình.
Trong suốt 40 năm theo nghề, NSND Thúy Hường nhớ nhất kỷ niệm khi tới nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp hát vào dịp sinh nhật ông năm 2006.
“Tôi rất cảm động khi Đại tướng ngồi đánh đàn piano và cùng hát với mình. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc rất nhiều làn điệu dân ca quan họ, hát đúng nhạc, đúng lời, rất chuẩn. Cụ đã dành cho tôi cảm xúc đặc biệt nên tôi cảm thấy dân ca quan họ càng cần được gìn giữ và phát triển”, nghệ sĩ Thúy Hường kể lại.
Không chỉ là một nghệ sĩ biểu diễn, NSND Thúy Hường còn luôn đau đáu việc dạy và truyền nghề cho thế hệ trẻ.
“Tôi dạy dân ca quan họ rất nhiều. Tôi dạy ở nhà, dạy cho các câu lạc bộ quan họ, dạy online cho những anh chị muốn học ở nước ngoài. Dân ca quan họ muốn được trường tồn và lan tỏa cần phải có những nghệ sĩ giảng dạy, truyền lửa cho thế hệ sau hay những người muốn theo học. Tôi tự thấy đó là trách nhiệm của một NSND. Tình yêu của tôi dành cho dân ca quan họ là trọn đời”, NSND Thúy Hường bày tỏ.
NSND Thúy Hường sinh năm 1967 ở Cách Bi, Quế Võ, Bắc Ninh. NSND Thúy Hường đã ra mắt một số album như: Người ở đừng về, Lúng liếng, Nhớ mãi khôn nguôi, Cắp nón đón đò, Bạn tình ơi, Lý giao duyên, Cây trúc xinh.Bên cạnh hát Quan họ, NSND Thúy Hường còn tham gia diễn xuất trong 3 bộ phimNgã ba Đồng Lộc, Thương nhớ đồng quê và Đầm hoang.
Mỹ Hà
Ảnh: FBNV
Clip: VTV
30 năm vẫn không lộ diện
Elena Ferrante được độc giả toàn cầu biết đến nhiều sau bộ tiểu thuyết 4 tập, trong đó cuốn Người bạn phi thườngxuất bản năm 2011 lập tức trở thành best-seller. Bà còn được tạp chí Time(Mỹ) xếp vào danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016.
Tuy nhiên, Ferrante luôn giữ bí mật về con người thật của mình kể từ khi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay năm 1992 - Troubling Love (Tình yêu rắc rối). Bà có trả lời phỏng vấn nhưng chưa từng lộ diện trên truyền thông, xuất hiện trong các buổi họp báo. Ngay cả những người như biên tập, biên dịch, chủ nhà xuất bản cũng chưa từng gặp mặt bà.
Ferrante và Sandra Ozzola - biên tập viên lâu năm của bà, có mối quan hệ thân thiết. Ozzola và Sandro Ferri đứng đầu nhà xuất bản Edizioni E/O, nơi phát hành tác phẩm của Ferrante trong nhiều thập kỷ.
Tại Mỹ, Europa Editions là nơi xuất bản tác phẩm của Ferrante. Dù vậy, Tổng biên tập Michael Reynolds không biết Ferrante thực sự là ai và cũng không muốn tìm hiểu. “Tôi hoàn toàn không hứng thú và đã như vậy từ ngày đầu tiên”, Reynolds nói.
Danh tính của Ferrante là bí mật ngay cả đối với dịch giả tiếng Anh lâu năm của bà - Ann Goldstein. Họ trao đổi thư từ suốt 20 năm qua nhưng phần lớn thông qua Ozzola.
Qua năm tháng, Ferrante hé lộ một số thông tin cá nhân như bà lớn lên ở Napoli, con gái của một thợ may. Bà đã kết hôn và có con. Nhà văn lý giải, ban đầu, bà cảm thấy ngại ngùng: "Tôi sợ hãi khi nghĩ đến việc phải thoát ra khỏi vỏ bọc của mình".
Ferrante là người kín đáo nhưng không hề ẩn dật. Bà viết cho tờ Guardianvà các báo của Italy. Bà cũng xuất bản cuốn sách Frantumagliacó thông tin cá nhân của mình và những trao đổi với các nhà báo. Khi trả lời phỏng vấn, bà thường xuyên chia sẻ suy ngẫm về tác phẩm của mình - ảnh hưởng, động lực, trạng thái tinh thần và lý do bà giấu kín bản thân.
Truy tìm nhà văn ngoài đời thực
Tháng 3/2016, Marco Santagata, tiểu thuyết gia và nhà ngữ văn người Italy, xuất bản một bài báo chia sẻ suy luận của ông về danh tính Ferrante. Bài viết của vị giáo sư dựa trên phân tích ngữ văn, các chi tiết cảnh quan thành phố Pisa, kiến thức về chính trị Italy hiện đại trong tác phẩm của Ferrante.
Ông kết luận tác giả người Napoli, đã sống ở Pisa nhưng rời đi năm 1966. Do đó, Ferrante có thể là Giáo sư Marcella Marmo, người đã học ở Pisa từ năm 1964 đến năm 1966. Tuy nhiên, cả Giáo sư Marmo và nhà xuất bản đều phủ nhận.
Tháng 10/2016, phóng viên điều tra Claudio Gatti dựa trên hồ sơ giao dịch bất động sản và thanh toán tiền bản quyền để đưa ra kết luận Anita Raja, dịch giả ở Rome, là tác giả thực sự đằng sau bút danh Ferrante. Bài báo của Gatti bị nhiều người trong giới văn học chỉ trích là vi phạm quyền riêng tư.
Tháng 12/2016, nhật báo El Mundođăng tải cuộc phỏng vấn với Raja xác nhận bà là Elena Ferrante. Thông tin này nhanh chóng bị nhà xuất bản của Ferrante phủ nhận và tố cuộc phỏng vấn là giả mạo.
Tháng 9/2017, một nhóm học giả, nhà khoa học máy tính, nhà ngữ văn và ngôn ngữ học tại Đại học Padua đã phân tích 150 cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Italy của 40 tác giả khác nhau, trong đó có 7 cuốn của Ferrante.
Họ kết luận rằng chồng của Raja, tác giả và nhà báo Domenico Starnone, có thể là Ferrante. Raja đã làm việc cho E/O Publishing với tư cách là người biên tập sách của chồng trong nhiều năm.
Tuy nhiên, Ferrante đã nhiều lần bác bỏ những ý kiến cho rằng bà thực sự là đàn ông. Nhiều người hâm mộ của Ferrante cũng cho rằng tác giả này là một phụ nữ khi miêu tả các nhân vật nữ với sắc thái đa dạng đầy tinh tế, nhạy cảm.
Trong một cuộc phỏng vấn qua email vào năm 2014, Entertainment Weeklyđã hỏi Ferrante: “Bà có bao giờ hối hận vì đã không tiết lộ danh tính của mình không? Bà có cảm thấy bản ngã dâng trào khiến bà muốn mở tung cửa sổ và kêu lên: Chính tôi là người đã tạo ra thế giới này!”.
Câu trả lời của Ferrante rất rõ ràng: “Hình ảnh cửa sổ của bạn thật thú vị. Nhà tôi ở tầng trên, tôi sợ độ cao, còn bản ngã của tôi thấy vui vẻ khi tránh né được việc nhoài người ra ngoài cửa sổ”.
Người bạn phi thường- phần mở đầu trong series 4 tập của Elena Ferrante, kể về thời thơ ấu và niên thiếu của Elena và Lila - hai cô bé sống trong một khu phố nghèo thuộc thành phố Napoli (Italy) những năm 1950. Lớn lên ở những con phố đầy khắc nghiệt, hai cô gái nhỏ có sự khác biệt, ghen tị, ganh đua nhưng cũng thân thiết, gắn bó, tình cảm. Số phận của người này phản chiếu lên số phận của người kia. Dưới lăng kính của Elena, nhà văn Ferrante kể về những biến chuyển của Napoli tăm tối, của Italy trong giai đoạn bùng nổ kinh tế sau Thế chiến, kéo theo vô vàn cảm xúc khác nhau trong mối quan hệ giữa 2 cô gái.
" alt=""/>Tác giả giấu mặt của cuốn sách được bình chọn hay nhất thế kỷ 21