![]() |
Ảnh: B.N |
Tôi nghĩ, mình làm ra tiền cũng là để nuôi con, cho các con có cuộc sống thoải mái nên không bao giờ tính toán. Các con thích gì tôi cũng chiều, miễn là trong khả năng kinh tế.
Tuy vậy, chồng tôi lại là người keo kiệt, tằn tiện đến mức cực đoan. Các con quá 1 tuổi, anh cắt hết các khoản sữa và đồ ăn vặt. Quần áo của các con, anh chỉ cho mua một lần duy nhất vào dịp Tết. Nhiều năm anh còn đi xin về để đỡ tốn tiền.
Bữa cơm chỉ có rau và 1 đĩa thức ăn mặn. Anh mua 3 lạng thịt, chia đều cho 4 người.
Thi thoảng, con đòi ăn bim bim hay sữa chua, anh không cho. Theo anh, những đồ ăn vặt đó có hại cho sức khỏe. Tôi biết, thực ra chồng tiếc tiền là chính.
Hôm nào anh đi vắng, tôi ở nhà mua cho con bằng tiền riêng của mình, cũng bị anh chì chiết không ngớt.
Chồng quy định, lương của tôi lo tiền điện, nước và đóng tiền học cho con. Lương anh mua thức ăn hàng ngày.
Anh tính mỗi tháng gia đình dùng hết 1 chai dầu ăn, 1 chai mắm, 2 gói gia vị, 1 gói đường. Khi nào hết, phải đợi đến tháng sau mua.
Tôi nghĩ, nếu kể câu chuyện này ra, mọi người sẽ bất ngờ. Bởi thời nay, cuộc sống dù vất vả cũng không đến nỗi phải tính toán như vậy.
Nhiều lần vợ chồng tôi mâu thuẫn, cãi cọ cũng vì chuyện “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” của chồng.
Bố mẹ vợ lên chơi 10 ngày. Ba hôm đầu anh mua đồ ăn tiếp đón tử tế. Thế nhưng, sang ngày thứ 4, anh đi chợ hay mua bán gì đều bảo ông bà đưa tiền.
Bố mẹ tôi biết tính con rể, chẳng trách giận gì. Ông bà chỉ thở dài, thương con gái.
Ba tháng trước, nhà máy tôi làm giải thể. Trong lúc chờ xin công việc mới, tôi nghỉ ở nhà. Thời gian này tôi không làm ra tiền. Mọi chi tiêu đều phụ thuộc vào lương của chồng.
Khi mới lấy nhau, tôi có lập một thẻ ATM. Mỗi tháng chúng tôi trích vào đó một ít tiền tiết kiệm.
Tài khoản này đứng tên tôi nhưng tin nhắn thông báo giao dịch lại gửi về điện thoại chồng. Anh đòi làm như thế để hai vợ chồng cùng được quản lý tài khoản. Hiện số tiền cũng được vài chục triệu.
Hai vợ chồng tôi thống nhất, khi nào rút tiền trong tài khoản ra tiêu, phải bàn bạc với nhau.
Vừa rồi, hai con vào năm học mới. Lương chồng chưa có, nhà trường lại yêu cầu nộp 500 nghìn đóng tiền may đồng phục cho con.
Tôi gọi cho chồng. Anh bận hay để máy điện thoại ở đâu nên không biết vợ gọi. Tôi nghĩ có 500 nghìn đồng, chẳng đáng là bao nên ra cây ATM rút.
Chẳng ngờ, 30 phút sau, chồng tôi nhắn tin mạt sát vợ vì tiêu hoang. Anh nói tôi tự tiện rút tiền mà không hỏi, bảo tôi ăn bám còn hoang phí.
Tôi giải thích, số tiền đó đóng tiền đồng phục cho con. Chồng tôi không tin còn đổ cho tôi dấm dúi để gửi về cho nhà ngoại.
“Cô lúc nào cũng lý do. Tháng trước bố mẹ cô lên chơi, tôi mua bán ăn uống, thâm hụt mất 700 nghìn đồng. Tháng này, cô tự ý rút 500 nghìn đồng. Tháng sau, cô nhịn ăn mà bù vào”, chồng giận dữ nói.
Những lời chồng nói như vết dao, cứa vào tâm can tôi. Tôi cũng đi làm, gánh vác kinh tế gia đình cùng anh. Chỉ 3 tháng nay là tôi chịu cảnh thất nghiệp.
Vậy mà anh nói như thể tôi ăn bám từ ngày lấy nhau. Tôi nghĩ, việc tằn tiện chi tiêu là đúng nhưng kiểu keo kiệt, bủn xỉn như anh ấy là cách sống tiêu cực.
Với đồng nghiệp, chồng tôi lại là người hào phóng. Vốn bản tính sĩ diện, anh sẵn sàng móc ví, trả tiền cho bữa nhậu hay mua tặng bạn cái áo không chút đắn đo... Tôi nhiều lần khuyên anh bớt tính đó lại, để tiền nuôi con.
Chồng nổi cáu, trách tôi là đàn bà ở xó bếp, không biết gì. Theo anh nói, đó là việc ngoại giao bên ngoài của đàn ông, phục vụ cho làm ăn.
Tôi không hiểu sao ngày xưa lại đồng ý lấy người đàn ông như vậy. Tôi thu dọn quần áo, đưa 2 con sang nhà chị gái ở. Chồng tôi nhắn: “Cô tự ý đi thì tự về, không có chuyện tôi sang đón đâu”.
Tin nhắn của chồng khiến tôi càng chán nản, nghĩ đến hôn nhân mà ứa nước mắt. Chẳng nhẽ tôi lại ly hôn…
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Lúc thanh toán, thấy đồ ăn còn thừa nhiều, nồi lẩu gọi ra gần như còn nguyên, mẹ em xin nhân viên túi nilon để mang về. Không ngờ, việc làm đó khiến chồng em tức giận.
" alt=""/>Tâm sự người vợ rút 500 nghìn mua quần áo mới cho con bị chồng chì chiết![]() |
Nguyễn Văn Phúc của ngày hôm nay |
“Không có gì làm mình nản chí được”
Công việc bận rộn khiến lần nào hẹn gặp anh, Phúc cũng mất một lúc mới sắp xếp được lịch hẹn. Ngay từ những ngày đầu tiên vào trường báo, Phúc đã cộng tác với kênh truyền hình VTV6 và trở thành biên tập viên chính thức sau khi tốt nghiệp.
Ban đầu, ở VTV6, Phúc được giao những công việc đơn giản. Nhưng là người nhạy bén, nhìn vào ekip làm việc, Phục nhận ra rằng, những công việc nhỏ mình làm đều góp phần quan trọng đối với sự thành công của một chương trình. Vì vậy, anh nỗ lực để làm tốt nhất có thể.
Dần dần, nhìn thấy sự chịu khó, kiên trì và ý thức trách nhiệm luôn hết mình với công việc của anh, lãnh đạo kênh VTV6 đã tạo cơ hội để anh được trải qua mọi vị trí công việc của kênh, từ chuẩn bị trường quay, đạo cụ cho đến biên tập viên, dựng phim, tổ chức sản xuất.
Phúc kể, mỗi công việc đều mang lại cho anh những kiến thức quý giá của một người làm truyền hình. Dường như chưa có thử thách nào khiến anh nản chí mặc dù khi đó, anh đang còn là sinh viên mới toanh của trường báo với kiến thức ít ỏi, lại không thuộc khoa truyền hình. Chuyên ngành anh học là báo điện tử.
Trước khi vào trường báo, anh không có điều kiện tiếp xúc với công nghệ số hiện đại nên cho đến khi là sinh viên, Phúc vẫn là anh chàng “gà mờ” công nghệ không gõ nổi dấu tên mình. Nhưng sự ham học hỏi và ý thức tìm tòi đã giúp anh nhanh chóng thành thạo những phần mềm quan trọng để sản xuất chương trình truyền hình.
Có lần, để thực hiện chương trình, anh được chuyên gia nước ngoài hướng dẫn sử dụng phần mềm quan trọng trong chương trình thi tài năng của VTV6. Lúc ấy, khả năng Tiếng Anh của Phúc còn hạn chế nên chuyên gia không thể hướng dẫn sâu được. Thế nhưng, quyết tâm thành thạo phần mềm này đã khiến anh thức suốt đêm để tự mày mò học hỏi. Sau này, Phúc là người duy nhất trong kênh có thể sử dụng tốt phần mềm để chương trình chạy trơn tru.
Hay như khi mới bắt đầu học dựng phim, từ những ngày đầu làm sai “be bét”, chỉ sau khoảng nửa tháng, anh đã tăng tốc chóng mặt để có thể dựng được cả chương trình dài đến 45 phút.
Nhờ tinh thần cầu thị và luôn hết mình, kết quả công việc thường xuyên được lãnh đạo đánh gía cao và năng lực của anh tiến bộ không ngừng. Chính vì thế, khi còn làm việc ở kênh truyền hình VTV6, lãnh đạo đã rất tin tưởng và giao cho anh những công việc quan trọng. Phúc chia sẻ, ở VTV6, anh rất may mắn vì có cơ hội học hỏi và làm việc với những đàn anh, đàn chị tài giỏi.
Là trụ cột gia đình
Nguyễn Văn Phúc chia sẻ, anh đang nỗ lực hết sức trong công việc và cuộc sống vì mục tiêu trở thành “người đàn ông trụ cột trong gia đình, vợ con có thể yên tâm dựa vào”.
Anh và bạn gái gắn bó từ thời sinh viên. Hiện tại, bạn gái của Phúc là giáo viên của một trường mầm non quốc tế. Mặc dù cả hai đều có công việc và mức thu nhập ổn định nhưng thường “thết đãi” tình yêu bằng những điều rất giản dị và đầy chất sinh viên.
Tình yêu của hai bạn gắn bó với những quán trà đá vỉa hè, những buổi chiều dạo quanh Hồ Tây lộng gió và ít khi hẹn nhau trong những quán cà phê sang trọng. Phúc kể, anh may mắn vì có bạn gái “rất tốt tính”, luôn vui vẻ bên anh dù không có vật chất xa hoa hay được chiều chuộng nhiều. Công việc của cả hai đều bận rộn nhưng hàng ngày, hai bạn thường đi làm cùng nhau và cuối tuần thường về thăm gia đình.
Nói về người thân, Phúc chia sẻ, anh chưa làm được gì cho mẹ nhưng hiện tại, “cuộc sống của mẹ mình rất vui vẻ và mẹ luôn tin tưởng vào con trai”.
Không chỉ đam mê và cầu tiến trong công việc, Phúc còn nuôi ước mơ xây dựng điều kiện kinh tế đầy đủ để có thể chăm sóc cho gia đình nhỏ tương lai. Vì vậy, anh đang tìm kiếm cơ hội để khởi nghiệp kinh doanh cho riêng mình.
Nói về khoảng thời gian làm nghề đánh giày, Phúc nói, công việc đó đã cho anh rất nhiều. Những hiểu biết về cuộc sống thực tế, năng lực vượt khó và đương đầu với thử thách của anh đã được rèn luyện từ những ngày lăn lộn trên vỉa hè đánh giày như thế.
Những trải nghiệm quý giá đó giúp anh trân trọng ngày hôm nay hơn và đồng cảm với những con người cùng cảnh ngộ. Trong cậu chuyện với tôi, anh vui vẻ kể rằng, trong khả năng của mình, anh đã giúp gia đình người đánh giày cùng quê có thể mổ tim cho con.
Nhã Uyên
" alt=""/>Chàng trai 10 năm đánh giày, đỗ đại học giờ ra sao?Để làm bằng chứng cho vụ hack, Medusa đã công bố một mẫu dữ liệu đánh cắp. Dữ liệu bị đánh cắp bao gồm tài liệu tài chính, hóa đơn, mật khẩu tài khoản, bản quét hộ chiếu... Các tài liệu bằng tiếng Đức, cho thấy chúng có thể đã bị đánh cắp từ hệ thống của công ty ở Đức.
Chuyên gia an ninh mạng nổi tiếng Kevin Beaumont cho rằng văn phòng TFS ở Đức có thể đã bị tin tặc khai thác lỗ hổng Citrix Bleed để giành quyền truy cập ban đầu vào mạng của công ty.
Vụ việc này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng tấn công mã độc tống tiền đang trở nên vô cùng nghiêm trọng trên các hệ thống lưu trữ thông tin trực tuyến.
(theo Securityaffairs)