
Các cơ thủ vừa dự giải Hà Nội Open 2024 bị WPA cấm thi đấu 6 tháng (Ảnh: HT).
Phía WPA cho biết đã cảnh cáo các cơ thủ tham dự Hà Nội Pool Championship 2024 (kết thúc ngày 13/10) không được tham dự giải đấu nói trên. Thế nên, việc các vận động viên (VĐV) sau khi biết về lời cảnh cáo này, nhưng họ vẫn tham dự, tức là họ chấp nhận lệnh cấm.
Riêng về phía các tay cơ Việt Nam, những người bị cấm có hầu hết các VĐV mạnh nhất ở nội dung pool trong môn billiards của nước ta, như Đỗ Thế Kiên, Lường Đức Thiện, Dương Quốc Hoàng, Đặng Thành Kiên…
Cũng với các cơ thủ của Việt Nam, nếu sau thời hạn bị cấm thi đấu của WPA (đến tháng 4/2025), họ không đóng phạt 500 USD (hơn 12,5 triệu đồng), các VĐV sẽ tiếp tục bị cấm thi đấu ở SEA Games và Asiad (WPA và các tổ chức thành viên của họ điều hành nội dung billiards ở các đại hội thể thao nói trên).
Trước khi nhận lệnh cấm từ WPA, các cơ thủ pool Việt Nam cũng từng nhận lệnh cấm thi đấu có thời hạn từ Liên đoàn billiards thể thao châu Á (ACBS), vì họ tham dự giải Hà Nội Open 2023. Lệnh cấm của ACBS có thời hạn đến đầu tháng 2/2025. ACBS là thành viên của WPA.
" alt=""/>87 cơ thủ billiards Việt Nam bị cấm thi đấu trên hệ thống của WPAZou Jingyuan giành HCV thứ 21 cho đoàn thể thao Trung Quốc sau ngày thi đấu thứ 10 ở Olympic (Ảnh: Reuters).
Trong ngày thi đấu 5/8, đoàn thể thao Mỹ chỉ giành thêm được 1 HCV và ở vị trí thứ hai, với 20 HCV, 30 HCB, 28 HCĐ. Tấm HCV của Mỹ do nữ VĐV Valarie Allman giành được ở nội dung ném đĩa với thành tích 69,50m, trong khi VĐV Trung Quốc Feng Bin giành HCB với 67,51m và cựu vô địch Olympic và thế giới Sandra Elkasevic của Croatia giành HCĐ cũng với thành tích 67,51m do cần nhiều lần thực hiện hơn.
Tuyển Australia cũng vượt qua chủ nhà Pháp để vươn lên vị trí thứ 3 nhờ giành thêm 1 HCV trong ngày thi đấu hôm qua. HCV do VĐV Noemie Fox giành được ở nội dung chèo thuyền vượt chướng ngại vật KX1 của nữ.
Các vị trí còn lại sau vị trí thứ 4 của Pháp trong top 10 không thay đổi gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy, Hà Lan, Đức.
Đáng chú ý, sau ngày thi đấu thứ 10 đã có thêm nhiều đại diện của khu vực Đông Nam Á giành được huy chương. Đoàn thể thao Malaysia đã có được tấm HCĐ thứ 2 tại Olympic Paris 2024 sau khi Lee Zii Jia giành HCĐ môn cầu lông.
Đoàn thể thao Indonesia cũng có được 1 HCĐ của nữ VĐV Gregoria Mariska Tunjung ở nội dung đơn nữ môn cầu lông.
Kunlavut Vitidsarn mang về tấm huy chương đầu tiên cho đoàn thể thao Thái Lan ở nội dung cầu lông đơn nam (Ảnh: Reuters).
Đoàn thể thao Thái Lan cũng đã giành HCB sau khi Kunlavut Vitidsarn để thua Viktor Axelsen của Đan Mạch ở chung kết đơn nam môn cầu lông.
Tính đến thời điểm này, tổng cộng đã có 45 đoàn thể thao giành được HCV trong tổng số 73 đoàn thể thao giành được ít nhất 1 huy chương tại Olympic Paris 2024.
Trung Quốc giành lại vị trí dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương từ Mỹ sau ngày thi đấu thứ 10 ở Olympic.
Sau ngày thi đấu thứ 10, đoàn thể thao Việt Nam chưa giành được huy chương và chúng ta chỉ còn lại hai VĐV tranh tài là VĐV cử tạ Trịnh Văn Vinh ở hạng cân 61kg nam (ngày 7/8) và VĐV canoeing Nguyễn Thị Hương ở nội dung đua thuyền C1 200m nữ (ngày 8/8).
" alt=""/>Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2024: Trung Quốc giành lại ngôi đầu từ MỹTrước khi quyết định về CLB Ninh Bình, Hoàng Đức chia tay Thể Công Viettel sau 13 năm gắn bó. Tiền vệ sinh năm 1998 cho biết anh mất nhiều thời gian để suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định khó khăn.
Hoàng Đức gây bất ngờ khi đồng ý đầu quân cho đội bóng hạng Nhất là Ninh Bình (Ảnh: Thành Đông).
"Trước khi về Ninh Bình tôi suy nghĩ trong thời gian dài. Đó là quyết định khó khăn. Tôi làm việc nhiều với CLB Thể Công Viettel nhưng không tìm được tiếng nói chung. Về đây tôi có nhiều thứ và sẽ tốt cho tương lai", Hoàng Đức khẳng định.
"Tôi đang háo hức tập luyện và thi đấu ở CLB mới. Tôi đọc nhiều bình luận của mọi người về việc mình xuống chơi ở giải hạng Nhất. Tôi luôn lắng nghe ý kiến góp ý. Tôi nghĩ không chỉ mình mà nhiều cầu thủ khác cũng có sự lựa chọn tương tự.
Chơi bóng ở giải hạng Nhất tôi có mục đích và mục tiêu. Tôi hy vọng sẽ giúp sức cho đội, cố gắng lên chơi V-League mùa tới. Tôi nghĩ việc chơi ở giải hạng Nhất không ảnh hưởng gì tới phong độ của mình. Tôi luôn cố gắng cống hiến cho đội bóng, có cơ hội được chơi ở giải châu lục và đội tuyển quốc gia".
Trong khi đó, thủ thành Đặng Văn Lâm chia sẻ về quyết định chơi ở giải hạng Nhất: "Tôi mới trở về từ đội tuyển quốc gia nên có những buổi tập để hòa nhập cùng với đội. Ninh Bình có nhiều cầu thủ thi đấu ở Bình Định cũng như đội tuyển nên tôi không mất nhiều thời gian để hòa nhập.
Thủ môn Văn Lâm không lo mất suất ở đội tuyển Việt Nam khi thi đấu ở CLB Ninh Bình (Ảnh: Mạnh Quân).
Khi lãnh đạo có sự đề nghị, tôi đã đồng ý mà không mất nhiều thời gian để suy nghĩ. Ở đội bóng mới, mục đích của tôi và các đồng đội là vô địch giải hạng Nhất để lên V-League mùa tới.
Với bản thân tôi, điều quan trọng là thi đấu tốt, đạt được mục tiêu. Muốn vậy chúng tôi phải thắng tất cả các trận đấu. Tôi chưa theo dõi nhiều về các đội bóng ở hạng Nhất. Thời gian tới Ban huấn luyện sẽ có những phân tích cụ thể".
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc thi đấu ở giải hạng Nhất sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cơ hội khoác áo tuyển Việt Nam, Đặng Văn Lâm cho biết: "Việc này cần phải hỏi HLV trưởng Kim Sang Sik. Tôi tin tưởng vào bản thân mình, là cầu thủ chuyên nghiệp tôi luôn duy trì tập luyện để giữ phong độ".
" alt=""/>Hoàng Đức chia sẻ về quyết định xuống chơi ở giải hạng Nhất