Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương quy định về việc hỗ trợ người lao động đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như sau:“Điều 1. Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng khác bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo quy định tại điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ, cụ thể như sau:
1. Đối tượng áp dụng:
a) Bán hàng rong; buôn bán nhỏ lẻ trên lề đường không có điểm cố định;
b) Thu gom rác, phế liệu; bốc vác;
c) Vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện xe mô tô 02 bánh và các phương tiện khác có trọng lượng 500kg trở xuống; lái xe mô tô 2 bánh chở khách;
d) Bán vé số lưu động;
đ) Người lao động tay chân mang tính tự do trong lĩnh vực xây dựng;
e) Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú, ăn uống, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ);
g) Làm công việc thuộc một số lĩnh vực, ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 1954/UBND-VX ngày 10/5/2021.
h) Các đối tượng khác phải tạm dừng công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19.
 |
Ảnh minh hoạ |
2. Mức hỗ trợ: 1.500.000đ/người/lần (chỉ áp dụng một lần duy nhất).
3. Phạm vi áp dụng:
- Các địa phương trên địa bàn tỉnh đang bị phong tỏa theo quy định của cơ quan nhà nước và các địa phương trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
- Áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh đối với người bán vé số lưu động và một số lĩnh vực, ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 1954/UBND-VX ngày 10/5/2021.
4. Điều kiện hỗ trợ: người lao động tự do được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
- Bị mất việc làm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND cấp huyện;
- Đang cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo quy định của Luật cư trú.
6. Thời gian: thực hiện từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021 (theo quy định tại Nghị Quyết số 68/NĐ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ)."
Căn cứ theo quy định trên thì người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thì sẽ được nhận khoản tiền hỗ trợ là 1.500.000 đồng/người.
Để nhận được khoản hỗ trợ này, người lao động liên hệ đăng kí tại UBND cấp phường, xã nơi mình sinh sống để được đăng ký nhận hỗ trợ trong khoảng thời gian từ 27/01/2021 đến 31/12/2021.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Phạt nặng người có hành vi không chịu đi cách ly y tế
Vừa qua, trên MXH xôn xao sự việc một người phụ nữ thuộc diện F1 ở Hà Nội có quyết định đi cách ly tập trung nhưng không chịu đi, gây khó dễ cho các cán bộ công an.
" alt=""/>Mức hỗ trợ người lao động tại hộ kinh doanh cá thể tại Bình Dương
Vợ chồng tôi kết hôn năm 2012 nhưng không đăng ký, có 1 bé trai năm nay 5 tuổi. Do mâu thuẫn, chúng tôi ly hôn khi bé mới 1 tuổi, khi đó tôi giành quyền nuôi con nhưng bị chồng đe doạ, ngăn cản nên đành nhường lại cho chồng nuôi. Hiện do chồng tôi vi phạm pháp luật tội môi giới mại dâm nên bị bắt, không còn khả năng nuôi con. Tôi đang XKLĐ bên Đài Loan thì có thể giành lại quyền nuôi con được không? |
Ảnh minh hoạ |
Luật sư tư vấn:
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Ngoài ra, nếu đứa trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên thì tòa án phải xem xét nguyện vọng của bản thân đứa trẻ muốn sống với ai.
Tuy nhiên các căn cứ về nhân thân hoặc hoàn cảnh kinh tế, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc của hai bên mới là những căn cứ quan trọng khi xem xét để quyết định quyền nuôi con sau khi ly hôn. Trong một số trường hợp, nếu người trực tiếp nuôi dưỡng nếu không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục con hoặc cố tình cản trở quyền thăm con của người trực tiếp nuôi dưỡng cũng có thể bị thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn nếu người kia có yêu cầu
Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con được quy định như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Luật Hôn nhân gia đình 2014 tại “Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Theo thông tin bạn nêu, con bạn 5 tuổi cần phải có sự chăm sóc nuôi dưỡng từ cha mẹ. Trong trường hợp chồng bạn bị bắt vì tội môi giới mại dâm sẽ không đủ khả năng, điều kiện nuôi con nên bạn có thể đề nghị Tòa án thay đổi quyền nuôi con theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bạn đang đi xuất khẩu lao động cũng gặp khó khăn về điều kiện nuôi con. Trường hợp này có thể đề nghị người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là ông bà chăm sóc cháu.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Chia tài sản chung khi chưa kết hôn
Vợ chồng tôi vừa làm đám hỏi, dự định xây nhà xong mới kết hôn, nhưng tiền xây nhà là của tôi bỏ ra. Sổ đỏ do chồng tôi đứng tên. Xin hỏi trường hợp chúng tôi không cưới thì tài sản chia như thế nào?
" alt=""/>Giành quyền nuôi con khi đang ở nước ngoài