Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, Chủ tịch và Tổng giám Đắc Nhân Tâm cho biết Trường Đắc Nhân Tâm được thành lập từ năm 2007 và được Dale Canegie (Mỹ) nhượng quyền về hệthống, chương trình, giải pháp, phương pháp huấn luyện....
![]() |
Chứng cứ để Trường Đắc Nhân Tâm cho rằng ông Lê Như Hiếu vi phạm bản quyền tác giả |
Trong thời gian đầu để tổ chức giảng dạy tại Việt Nam trường đã đào tạo 15 chuyêngia huấn luyện để đào tạo và giảng dạy các khóa học trong đó có ông Lê Như Hiếu.
Tuy nhiên, đến năm 2009, ông Lê Như Hiếu đã sử dụng các sản phẩm của Dale Canergievà tổ chức giảng dạy bên ngoài. Vì lý do này, năm 2010, phía Đắc Nhân Tâm quyết địnhchấm dứt hợp đồng với ông Hiếu trong 5 lĩnh vực gồm Lãnh đạo đột phá-bí quyết thànhcông, Kĩ năng lãnh đạo dành cho nhà quản lý, Lợi thế bán hàng, Kỹ năng trình bày đạthiệu quả cao và Hội thảo chuyên đề.
Năm 2012 ông Hiếu thành lập công ty riêng về đào tạo trong đó sử dụng đến 99% sảnphẩm của Dale Canergie Việt Nam để đào tạo trong công ty của mình và đi giảng dạy ởmột số nơi khác.
Quá trình chuẩn bị khởi kiện, hai bên đã ngồi lại làm việc xung quanh nhưng khúcmắc.
Phía trường đề nghị ông Lê Như Hiếu xin lỗi việc vi phạm trên các phương tiệntruyền thông đại chúng (do Đắc nhân tâm chỉ định); Kí cam kết không thực hiện cáchoạt động liên quan đến giảng dạy huấn luyện theo hợp đồng đào tạo; bồi thường thiệthại cho Đắc nhân tâm.
Về phía ông Hiếu, sau buổi làm việc đã thừa nhận có chia sẻ chương trình cho kháchhàng Bảo Việt trong khi không thông qua Trường Đắc Nhân Tâm và chưa thực hiện các yêucầu còn lại.
Ngày 5/3, Trường Đắc Nhân Tâm chính thức đệ đơn ra Tòa án nhân dân TP.HCM kiện ôngLê Như Hiếu về việc vi phạm bản quyền tác giả.
Trong tình hình mới, Covid-19 vẫn là mối đe doạ với phục hồi kinh tế, với sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Việc đảm bảo ứng phó kịp thời với rủi ro dịch bệnh song song với an toàn sản xuất là thách thức lớn hơn bao giờ hết đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đại dịch buộc doanh nghiệp thay đổi phương thức làm việc truyền thống. Các doanh nghiệp công nghệ trở thành một trong những điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế.
Nhu cầu xã hội thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp số mới
Theo Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia mục tiêu tới năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt, nền kinh tế số sẽ chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực phải đạt tối thiểu 20%. Dịch bệnh đi cùng với các đợt giãn cách kéo dài đã thúc đẩy sự gia tăng chuyển đổi số tại Việt Nam.
Tại buổi họp báo Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số 2021, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, trong bối cảnh đại dịch, số lượng doanh nghiệp số thành lập mới của Việt Nam đã tăng hơn 5.600, xuất phát từ nhu cầu “làm việc online, bán hàng online, giải quyết các vấn đề online”.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT nhận định, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt được những bước phát triển rất ấn tượng. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm, Việt Nam là một trong những điểm sáng khi nền kinh tế tăng trưởng dương với 2,9%. Ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trên 9%, gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP.
Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, làm thay đổi xu hướng tiêu dùng, tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp nhưng cũng là cơ hội cho những ai nắm bắt được “thời cơ vàng” để chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh. Theo dự báo, các lĩnh vực sẽ thay đổi sau Covid-19 bao gồm: việc làm trực tuyến, giáo dục trực tuyến, chăm sóc sức khoẻ từ xa, mua sắm trực tuyến, các sự kiện, hội chợ triển lãm…
Chuyển dịch trong cơ cấu lao động
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, kèm theo tác động của đại dịch Covid-19 đòi hỏi người lao động phải thích nghi, nắm bắt cơ hội để phù hợp với xã hội số và nền kinh tế số.
Chính phủ đã đặt ra mục tiêu chỉ số lao động có kiến thức chuyên môn trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu vào năm 2025 và 55 nước đứng đầu vào năm 2030; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long, năm 2021 Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng nhân lực làm việc trong lĩnh vực công nghệ số, khoảng 5% tương ứng 60.000 lao động. Đây là tín hiệu tích cực khi giải quyết bài toán chuyển dịch lao động trong quá trình chuyển đổi số.
Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số năm 2021, với chủ đề “Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế” sẽ được tổ chức ngày 11/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Tại diễn đàn lần này, Ban tổ chức sẽ công bố các mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam hướng tới mục tiêu toàn dân, toàn diện; đưa ra những bài toán cụ thể để cộng đồng doanh nghiệp số chung tay tháo gỡ và công bố những chính sách, công cụ hỗ trợ doanh nghiệp số.
Vinh Ngô
Trong năm 2021, Việt Nam đã có thêm 5.600 doanh nghiệp công nghệ số được thành lập mới, xuất phát từ nhu cầu làm việc, bán hàng và giao tiếp online trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng tăng.
" alt=""/>Doanh nghiệp công nghệ vẫn tăng trưởng trong Covid