VNCERT cho biết, mục đích chính của tin tặc trong chiến dịch tấn công có chủ đích APT trong thời gian sát Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019 là đánh cắp các thông tin quan trọng của ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia (Ảnh minh họa: Internet)
Chiều tối nay, ngày 31/1/2019, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT&TT đã phát lệnh điều phối hỏa tốc yêu cầu gần 200 đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia theo dõi, ngăn chặn kết nối và xoá các tập tin mã độc tấn công có chủ đích vào các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc Trung tâm VNCERT cho biết, thực hiện công tác theo dõi và giám sát trên không gian mạng Việt Nam, trong thời gian giáp Tết Kỷ Hợi 2019, Trung tâm đã ghi nhận chiến dịch tấn công có chủ đích (APT) của tin tặc nhằm vào hệ thống thông tin và hạ tầng quan trọng quốc gia tại Việt Nam.
Theo phân tích của chuyên gia VNCERT, với hình thức tấn công có chủ đích này, tin tặc đã tìm hiểu kỹ về đối tượng tấn công và thực hiện các thủ thuật lừa đảo, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cao để qua mặt hệ thống bảo vệ an toàn thông tin của các tổ chức hạ tầng quan trọng nhằm chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng và thông qua đó tấn công các hệ thống máy tính nội bộ chứa thông tin quan trọng khác.
“Mục đích chính của tin tặc là đánh cắp các thông tin quan trọng của ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia. Với việc sử dụng các kỹ thuật cao để tấn công thì các hệ thống bảo vệ an toàn thông tin của ngân hàng hoặc các tổ chức hạ tầng quan trọng sẽ khó phát hiện kịp thời và đồng thời giúp tin tặc duy trì quyền kiểm soát hệ thống thông tin”, VNCERT cho hay.
Thực hiện trách nhiệm của Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, trong lệnh điều phối ứng cứu hỏa tốc mới phát ra, Trung tâm VNCERT yêu cầu các đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia thực hiện gấp các biện pháp theo dõi, rà soát hệ thống và xóa các thư mục, tập tin mã độc, ngăn chặn kết nối đến máy chủ điều khiển mã độc để kịp thời phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công có chủ đích.
Tính năng cảnh báo giới hạn tốc độ trên Google Maps |
Bản đồ Google Maps bắt đầu triển khai tính năng thông báo điểm bắn tốc độ trên đường, áp dụng cho cả phiên bản iOS và Android. Với tính năng cảnh báo giới hạn tốc độ, tài xế đang dùng Google Maps sẽ được hiển thị tốc độ giới hạn của con đường họ đang đi ở góc dưới bên trái ứng dụng. Các điểm bắn tốc độ được thiết kế với một biểu tượng camera nhỏ, nổi bật trên bản đồ.
![]() |
Tính năng cảnh báo camera bắn tốc độ trên Google Maps |
Công nghệ VAR được áp dụng từ vòng tứ kết Asian Cup 2019.
Theo nguồn tin từ VFF, vào sáng 22/1 đại diện Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) có cuộc họp với thầy trò HLV Park Hang Seo về công nghệ VAR. Ban huấn luyện và các tuyển thủ Việt Nam sẽ được AFC hướng dẫn về các điều lệ, quy định liên quan đến VAR ngay tại phòng họp khách sạn Hilton Dubai.
Tại VCK Asian Cup 2019, lần đầu tiên số đội tham dự tăng từ 16 lên thành 24. Bên cạnh đó, các đội tuyển được thay cầu thủ thứ 4 bắt đầu từ vòng knock-out nếu hai đội bước vào hiệp phụ. Và một điểm rất đáng chú ý nữa là, công nghệ hỗ trợ trọng tài (VAR) được áp dụng từ vòng tứ kết nhằm giúp trọng tài công tâm hơn khi xử lý các tình huống gây tranh cãi.
Công nghệ VAR (Video Assistant Referee) là một công nghệ được sử dụng để hỗ trợ các trọng tài khi đưa ra quyết định trong những tình huống đặc biệt của trận đấu.
Những tình huống đó bao gồm: Tình huống phạt đền, phạt thẻ đỏ trực tiếp, bàn thắng gây tranh cãi và xác định lỗi cầu thủ. Mọi quyết định có thể được trọng tài thay đổi hoặc hủy bỏ sau khi tham khảo VAR để trận đấu trở nên công bằng và chính xác nhất có thể.
ĐT Việt Nam đã xuất sắc đánh bại Jordan để trở thành đội đầu tiên góp mặt ở vòng tứ kết. Việt Nam và Nhật Bản cũng là trận đấu đầu tiên áp dụng công nghệ VAR trong lịch sử các kỳ Asian Cup.
" alt=""/>Trận tứ kết Asian Cup 2019 với Nhật Bản: ĐT Việt Nam lần đầu tiên đối mặt với “trợ lý trọng tài” VAR