Tôi năm nay 50 tuổi. Thật tình tôi không biết phải bắt đầu từ đâu nữa vì số phận và cuộc đời tôi quá cay đắng và gian truân. Tôi xin kể theo cảm xúc, mong mọi người đọc và thông cảm cho tôi!Tôi sinh ra ở vùng quê lam lũ nhưng gia đình tôi không phải làm nông như nhiều gia đình khác. Bố tôi làm cán bộ xã và sau làm cán bộ huyện, mẹ tôi buôn bán ngoài chợ nên cuộc sống gia đình tôi không khó khăn về kinh tế. Tôi lại là con út trong gia đình có 6 anh chị em nên luôn được yêu thương và cưng chiều!
Năm 21 tuổi, tôi được bố mẹ gả cho gia đình bạn của bố (cuộc hôn nhân không có tình yêu). Gia đình chồng tôi lúc đó cực kỳ khó khăn, phải nói là thiếu ăn.Từ một đứa con gái 21 tuổi đang sống trong gia đình đủ ăn đủ mặc, tôi phải chịu cảnh đi vay ăn từng bữa, bữa đói bữa no.
Chồng tôi đi làm thuê cho người ta, có lần chồng ốm, trong túi không có tiền tôi phải xin mẹ tiền để mua thuốc cho anh.
 |
|
Sau cưới được mười ngày, tôi đã bị chồng đánh một trận thâm tím mặt mũi cả tuần không ăn được cơm. Lý do là có cô bạn tôi cưới, tôi xin đi trả nợ quà cưới cho bạn nhưng chồng không đồng ý.
Tôi nói, sao anh ích kỷ vậy. Cưới mình người ta đi quà, bây giờ người ta cưới mình phải đi trả chứ, anh không đồng ý em vẫn phải đi trả người ta.
Tôi chưa dứt câu thì anh ta nhảy vào đấm đá tôi túi bụi khiến tôi không đứng lên nổi. Uất ức nhất là bố chồng và cô em gái anh ta ở đó mà không một ai can ngăn, cứ đứng nhìn tôi như vậy.
Sau hôm ấy tôi đau đớn không ăn, không đi lại được. Tôi đem chuyện kể cho cô (em bố tôi -nv) chứ không nói với bố mẹ. Cô tôi khuyên nên chịu đựng chứ nói ra bố mẹ xấu hổ!
Tôi chỉ muốn bỏ ngay về nhà nhưng nghĩ đến bố mẹ, tôi lại cam chịu (thời của tôi nếu bỏ chồng thì gia đình nhục lắm đi đâu cũng bị cười chê).
Sau lần ấy tôi suy sụp tinh thần và càng ngày càng phát hiện ra tính xấu của chồng: Độc đoán gia trưởng, vũ phu và vô tâm.
Cho đến ngày hôm nay, sau 30 năm chung sống, tôi đã phải gánh chịu quá nhiều tủi nhục và đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần. Cứ mỗi lần không vừa ý hay ra ngoài bực bội gì là về nhà anh ta trút lên đầu vợ con. Tôi và các con luôn bị đánh đập.
Tôi bị đánh, các con thương mẹ nhảy vào can thì bị đánh tất hoặc con bị đánh tôi vào can cũng bị đánh như vậy. Chưa kể, nhiều lần anh ta say xỉn, ba mẹ con chạy như chạy nạn không thì bị chém chết!
Tôi luôn phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối đêm nhưng vẫn phải lo cho gia đình đầy đủ, một mình chăm sóc con cái.
Kinh tế làm được như thế nào chồng tôi quản lý hết. Chi tiêu, mua bán hoặc cho ai tôi không có quyền can thiệp.
Trong nhà, ai ốm đau tôi luôn chăm sóc tận tình chu đáo. Chồng tôi ốm đi viện, tôi túc trực bên cạnh nhưng vẫn luôn bị chửi rủa ngay tại giường bệnh!
Chăm sóc cho gia đình như vậy nhưng khi tôi bị ốm nặng thì phải nhịn đói 2 ngày liền không một ai hỏi thăm. Chồng tôi không để mắt xem tôi sống hay chết, con cái thì không có nhà.
Có lần tôi bị gãy chân nhưng vẫn phải chống gậy đi lại làm lặt vặt và lo cơm nước, tôi không làm chồng tôi không cho ăn. Có bữa cơm, tôi chỉ ngồi ăn không, không được phép gắp thức ăn. Con tôi thương mẹ gắp cho mẹ miếng thịt vào bát, ông ấy còn thò tay vào bát tôi bốc miếng thịt ném đi.
Cay đắng là vậy mà tôi vẫn phải nhẫn nhục vì con, muốn cho con có cuộc sống gia đình không bị chia rẽ.
Tôi sinh được ba đứa con gái, cả ba lần sinh nở, tôi đều phải nuôi con một mình, không bao giờ được chồng chia sẻ hay đỡ đần lúc con ốm đau đi viện.
Mỗi lần con đi viện những người giường bên hỏi bố đâu sao không thấy thăm con tôi luôn phải nói dối bố đi làm xa. Hiện tại, con gái đầu của tôi đã đi lấy chồng, đứa thứ hai vào đại học, tôi muốn sống cho mình để những năm cuối đời được thanh thản.
Chúng tôi đã ly thân nhưng vẫn sống chung nhà, tài chính kinh tế chồng tôi quản lý nhưng lại không chi dùng cho con cái ăn học, tôi phải làm thêm đủ thứ để lo cho các con.
50 tuổi tôi biết, nếu có ra đi tôi vẫn chỉ có 2 bàn tay trắng và 3 đứa con. Nhưng nếu không chia tay, tôi phải làm gì để thay đổi? Xin các anh chị em xa gần cho tôi lời tư vấn chân thành. Xin trân trọng cảm ơn.

Lời đề nghị của bố chồng trước đám cưới khiến cô dâu trẻ uất ức
Trong ngày rước dâu, bố chồng yêu cầu chúng em diễn một “vở kịch” chỉ để thỏa mãn tính sĩ diện hão của ông.
" alt=""/>Con gắp thức ăn cho mẹ, bố thò tay bốc miếng thịt ném đi

Giải thưởng Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 được báo VietNamNet khởi xướng lần đầu tiên nhằm vinh danh những hành động, dự án của các cá nhân, tổ chức có sức lan tỏa và gây ảnh hưởng tới cộng đồng.
14 nhân vật được đề cử là các cá nhân đã xuất hiện trên báo VietNamNet, có những đóng góp công sức, tài năng, những ý tưởng sáng tạo vì một cuộc sống tốt đẹp hơn của người Việt Nam. Những việc làm của họ là những “đốm lửa” lan tỏa nhiệt huyết, sự tử tế với cộng đồng xung quanh.
4 nhân vật được độc giả bình chọn cao nhất năm nay là cô giáo Trương Thị Nhượng, "cha đẻ" ATM gạo miễn phí - Hoàng Tuấn Anh, sinh viên Ngô Minh Hiếu và nguyên Chủ tịch xã Bắc Trạch, Quảng Bình - Phan Thanh Miên (đã mất). Các nhân vật hoặc người thân của họ sẽ đại diện cho 14 người có mặt trong lễ vinh danh tối 18/12 tại Hà Nội.
 |
Cô giáo Trương Thị Nhượng, giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) |
Cô giáo Trương Thị Nhượng,giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là nhân vật có lượng bình chọn cao nhất: 44.743 bình chọn.
Cô giáo Trương Thị Nhượng (sinh năm 1973), với thâm niên 26 năm đứng lớp các điểm trường vùng cao, là người có đóng góp đáng kể trong việc kết nối, kêu gọi đầu tư xã hội hoá cho những điểm trường xa xôi ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Bằng sự nhiệt huyết của mình, cô Nhượng đã kêu gọi các nhà hảo tâm xây mới 5 điểm trường, sửa chữa 3 điểm trường, xây dựng nhiều cây cầu, nhà tình thương cho người dân vùng cao. Cô cũng thường xuyên kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ trang phục, thiết bị phòng học cho nhiều điểm trường khó khăn ở Hà Giang.
Hiện tại, cô cũng nhận nuôi nam sinh có hoàn cảnh khó khăn Vàng Seo Hải đã được 3 năm nay. Những đóng góp của cô được chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao.
 |
Ông Phan Thanh Miên (bên phải) - nguyên Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (đã mất) |
Nguyên Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình – Phan Thanh Miên: 28.654 lượt bình chọn. Ông là nhân vật đặc biệt của sự kiện lần này.
Trong trận lụt vào giữa tháng 10, ông Phan Thanh Miên cùng các lực lượng cứu hộ cứu nạn của địa phương giải cứu thành công nhiều hộ gia đình bị cô lập bởi nước lũ.
Trong quá trình cứu dân, ông Miên bị thương ở khớp gối phải nhưng vì tình huống khẩn cấp nên tiếp tục dầm nước lũ nhiều ngày để cứu hộ, cứu đói cho bà con. Sau mưa lũ đi qua, ông Miên bị phát hiện nhiễm vi khuẩn gây ra bệnh whitmore và qua đời.
Hình ảnh vị chủ tịch xã ngâm mình trong nước lũ để cứu người già, em nhỏ ra khỏi vùng nguy hiểm được lan tỏa trên mạng xã hội gây xúc động với cộng đồng.
Chị gái của nguyên chủ tịch xã Phan Thanh Miên sẽ thay ông nhận kỷ niệm chương trong lễ vinh danh sắp tới.
 |
Hoàng Tuấn Anh – “cha đẻ” của phát minh ATM gạo miễn phí trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng. |
Hoàng Tuấn Anh - “cha đẻ” của phát minh ATM gạo miễn phí: 24.142 bình chọn
Xuất phát từ mong muốn chung sức cùng cộng đồng đẩy lùi dịch Covid-19, Hoàng Tuấn Anh, 35 tuổi, đã nung nấu phải làm một cái máy có thể phát đồ miễn phí an toàn cho người nhận. Từ đó, "ATM gạo" ra đời với tinh thần: "Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác".
Từ một máy đầu tiên tại địa chỉ 204B đường Vườn Lài, quận Tân Phú (TP.HCM), không lâu sau hàng trăm máy "ATM gạo" khác cũng được đặt tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để giúp đỡ người nghèo và khó khăn trong thời điểm cách ly xã hội.
Không chỉ thế, máy "ATM gạo" còn được xuất ngoại để giúp cho các nước nghèo khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nặng nề hơn.
 |
Ngô Minh Hiếu (sinh viên Trường ĐH Y Dược Thái Bình) cõng bạn suốt 10 năm học phổ thông. |
Ngô Minh Hiếu, chàng sinh viên 10 năm cõng bạn bị tật nguyền đến trường: 24.159 bình chọn
Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh là học sinh Trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa. Nguyễn Tất Minh bị liệt chân, không thể đi lại. Suốt 10 năm qua, Hiếu đã tự nguyện cõng bạn từ nhà tới trường.
Việc làm của Hiếu truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ tin vào những điều tốt đẹp luôn hiện hữu trong cuộc sống qua những hành động nhỏ bé. Hiếu được tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2020. Hiện tại Hiếu theo học Trường ĐH Y Dược Thái Bình, còn Minh là sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Ngoài 4 người có mặt trong lễ vinh danh tối 18/12, VietNamNet sẽ gửi bằng chứng nhận cho 10 cá nhân và nhóm trong danh sách đề cửvề nơi cư trú. VietNamNet xin được tôn vinh các gương mặt tích cực, truyền năng lượng mới bằng những câu chuyện tử tế, để độc giả ngày một tin yêu vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

VietNamNet khởi động bình chọn “Nhân vật truyền cảm hứng 2020”
14 nhân vật được chọn trong danh sách đề cử “Nhân vật truyền cảm hứng 2020” xuất hiện trên VietNamNet, có đóng góp thiết thực, đôi khi là quyết sách táo bạo. Mời độc giả bình chọn tại đây.
" alt=""/>Công bố 'Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng' 2020