, trợ lý giám đốc hãng hàng không Japan Airlines, vừa trở về từ kỳ nghỉ dài ngày ở Osaka và đang chuẩn bị cho chuyến đi kế tiếp sau vài tuần nữa.</p><p>)
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Higashihara từng tới thăm nhiều điểm đến nổi tiếng ở trong nước và quốc tế. Đây không phải những chuyến nghỉ dưỡng thông thường mà là workation - du lịch kết hợp làm việc.
 |
Yoshimasa Higashihara trong chuyến workation tại Osaka. Ảnh: Handout. |
Đối với Higashihara, đây là phương án lý tưởng để anh được nghỉ phép dài ngày trong khi vẫn hoàn thành công việc.
"Với mỗi địa điểm, tôi đều muốn lưu trú tầm một tuần để trải nghiệm nhưng công việc không cho phép điều đó. Vì thế, tôi đã tận dụng hình thức workation để vừa đi chơi, vừa làm việc từ xa", anh giải thích.
Chỉ cần dành ra 2-4 tiếng mỗi ngày để xử lý công việc, Higashihara sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, tham quan các điểm du lịch nổi tiếng và gặp gỡ những người bạn mới trong suốt chuyến đi.
Lựa chọn lý tưởng
Workation, được ghép từ work (làm việc) và vacation (kỳ nghỉ), là xu hướng nghỉ phép dài ngày kết hợp làm việc từ xa của giới văn phòng.
Bắt nguồn từ Mỹ và các nước châu Âu, workation đang trở thành trào lưu được dân văn phòng Nhật Bản - quốc gia có văn hóa làm việc hà khắc - quan tâm.
Nhằm cứu trợ ngành du lịch, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, chính phủ Nhật Bản đã giới thiệu chiến dịch "Go To Travel". Chỉ sau một tháng phát động, khoảng 4,2 triệu người Nhật đã sử dụng ưu đãi về chi phí di chuyển, dịch vụ ăn ở và vé tham quan của chương trình này.
Sau phản ứng tích cực của người dân với dự án trên, chính phủ Nhật hiện khuyến khích các công ty cho phép nhân viên được nghỉ dài ngày dưới hình thức workation.
Không chỉ là phương án kích cầu du lịch, đây còn là cơ hội giúp người lao động xứ hoa anh đào tận hưởng kỳ nghỉ mà không cảm thấy tội lỗi khi gác lại công việc.
Theo báo cáo của công ty du lịch Expedia, trung bình một nhân viên người Nhật chỉ nghỉ 50% số ngày phép của mình, mức thấp nhất trong số 30 quốc gia tham gia khảo sát như Anh, Đức, Singapore.
Cũng theo Expedia, 60% lao động Nhật Bản nói rằng họ cảm thấy "tội lỗi" khi nghỉ phép và thường xuyên kiểm tra email công việc suốt cả chuyến đi để an tâm hơn.
Đằng sau nỗi sợ nghỉ phép của người dân nước này là sự ái ngại khi nhờ cậy đồng nghiệp quán xuyến công việc trong thời gian ngắn và lo bị đánh giá là "không trung thành với công ty".
Do đó, hình thức workation trở thành sự lựa chọn lý tưởng, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi và làm việc của dân văn phòng Nhật Bản.
 |
Phần lớn người lao động Nhật Bản chỉ nghỉ 50% số ngày phép quy định. Ảnh: Ibbi Caputo. |
Để có thể hiện thực hóa mục tiêu trên, chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ tài chính cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng để nâng cấp hạ tầng viễn thông (như Wi-Fi tốc độ cao), đảm bảo điều kiện cho các chuyến du lịch kết hợp làm việc quanh năm.
Bên cạnh đó, ngày càng nhiều đơn vị lữ hành nổi tiếng ngỏ lời hỗ trợ các công ty lên kế hoạch workation cho nhân viên của mình.
"Chúng tôi đã thành lập bộ phận tư vấn giải pháp nhân sự để đề xuất kế hoạch workation cho nhân viên các công ty, chủ yếu tại các resort trong nước", Kaori Mori - đại diện tập đoàn du lịch JTB - nói.
Ngày 31/8 vừa qua, tập đoàn JTB kết hợp với công ty công nghệ thông tin NEC cho ra mắt hệ thống đặt phòng khách sạn dành riêng cho mục đích workation, với hơn 30 khách sạn ở nội thành và lân cận Tokyo.
Dự tính đến đầu năm sau, hệ thống sẽ bao gồm các điểm nghỉ dưỡng tại Osaka và Nagoya, sau đó sẽ lan rộng trên toàn quốc vào tháng 3/2022.
 |
Không chỉ là phương án kích cầu du lịch, workation còn giúp người dân Nhật Bản tận hưởng kỳ nghỉ mà không cảm thấy tội lỗi khi tạm gác lại công việc. Ảnh: Studio Periphery. |
Dù workation đang thu hút đông đảo sự quan tâm của dân văn phòng xứ hoa anh đào, nhiều người vẫn hoài nghi về tính thực tế của xu hướng này.
"Ý tưởng làm việc từ xa ngày càng được chú ý, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành. Tuy nhiên còn quá sớm để nói rằng xu hướng này sẽ phổ biến rộng rãi trong xã hội Nhật Bản", Mori nói.
Kaori Mori cho rằng workation có thể trở thành thách thức với ban lãnh đạo công ty khi phải thay đổi quy định lao động để đáp ứng điều kiện làm việc ngoài văn phòng.
"Tôi nghĩ các nhà quản lý và người lao động cần thêm thời gian cân nhắc về việc thay đổi hình thức và môi trường làm việc. Workation có thể trở thành trào lưu trong giới văn phòng, tuy nhiên ban lãnh đạo sẽ gặp nhiều khó khăn khi sửa đổi quy định nội bộ", cô nói thêm.

Vẻ đẹp ngôi làng ở Nhật Bản - nơi bộ truyện Doraemon ra đời
Tồn tại hơn 300 năm, làng cổ Shirakawa (Nhật Bản) vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp truyền thống mộc mạc. Đây là nơi tác giả Fujiko F. Fujio thai nghén những tập truyện Doraemon đầu tiên.
" alt=""/>Người Nhật du lịch kết hợp làm việc để bớt thấy tội lỗi

 |
Nước lũ cuốn trôi mọi thứ. Ảnh: NVCC |
Gọi cho chị Yến sáng ngày 20/10, cuộc gọi không được nhấc máy. Nhưng ngay lập tức, chị nhắn lại: “Tôi đang nguy hiểm, sẽ gọi lại khi xuống xuồng”.
Những chiến binh
Đã 7 ngày nay, chị Giang Thị Kim Yến và đoàn thiện nguyện của mình lăn lộn trên đất Quảng Bình, Quảng Trị để tìm cách cứu người, trao tặng nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ.
Tính đến thời điểm hiện tại, đoàn của chị đã trao tặng 4 chiếc xuồng, 8 chiếc đang trên đường tới và gần chục chiếc nữa vẫn đang được đặt hàng tiếp. 10 ngàn chiếc áo phao được mang theo nhưng theo lời chị, đây là con số quá nhỏ so với hàng triệu người dân đang bị mắc kẹt trong biển nước.
Chia sẻ với PV khi đang đi xuồng trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị), trời còn mưa rất to, chị Yến cho biết nhóm chị đang vào một khu vực thuộc huyện Triệu Phong đã bị cô lập 10-15 ngày nay, chưa đoàn cứu trợ nào vào tới được.
“Nhiều khi mọi thứ đã sẵn sàng nhưng điều kiện thời tiết không cho phép, ví dụ như đường sạt lở, xe không qua được, hay nước dâng lên nửa xe… Vì thế, mình biết còn rất nhiều nơi bị cách ly hoàn toàn”.
 |
Nhóm thiện nguyện của chị Yến gồm 13 người đã tận tay tới hỗ trợ người dân miền Trung. Ảnh: NVCC |
 |
Sáng nào, họ cũng ngồi họp để phân công hôm nay ai làm việc gì, đi đâu. Ảnh: NVCC |
Ngay từ những ngày đầu, nhóm thiện nguyện gồm 13 người của chị đã lên kế hoạch phải ưu tiên việc cứu mạng trước khi cứu đói. Vì thế, 10 ngàn chiếc áo phao đã được mua và chuyển tới miền Trung. Nhưng khi có áo phao rồi, bước chân vào rốn lũ, chị mới nhận ra “không thể thiếu xuồng”. “Một xã rất rộng, mà cả làng chỉ có 1 chiếc xuồng thì cứu mạng còn không đủ, chứ chưa nói cứu trợ”.
Ngay lập tức, chị tìm đặt mua xuồng. “Đi qua một tiệm thấy bán xuồng, mình thấy một chiếc bự quá, xuống hỏi giá thì người ta bảo 380 triệu đồng. Tụi mình đâu có nhiều tiền đến vậy. Cuối cùng, đành đặt 10 chiếc nhỏ xíu, giá 29 triệu đồng/ chiếc. Nhưng ngay ngày hôm sau, người ta lên giá 56 triệu đồng, thậm chí cũng không làm cho mình luôn. Đặt 10 chiếc mà người ta giao có 4 chiếc”.
Chị kể, phải vào tận nơi mới biết tình hình khẩn cấp và kinh khủng đến nhường nào. “Nó không giống như những gì mình tưởng tượng hay xem trên tivi. Nó khủng khiếp hơn rất nhiều”.
“Ngày thứ 2, cả nhóm đi xuồng suýt bị lật, lúc ấy tất cả mọi người chỉ biết cầu nguyện. Bình thường chỉ là con sông nhỏ, nhưng khi nước lên thì giống như mình đang đi giữa biển” - chị Yến nhớ lại những khoảnh khắc nguy hiểm trong những ngày qua.
 |
Người dân làm bè bằng cây chuối. Ảnh: NVCC |
Thấy mình thật bé nhỏ trước mẹ thiên nhiên
Suốt một tuần vật lộn với sóng nước, có những hình ảnh đã khiến tim chị nhói đau. “Cách đây 2 ngày, khi mình đang đi trên sông Thạch Hãn, vừa vào tới đầu nguồn của dòng sông thì thấy một người mẹ có con nhỏ đập cửa quá trời, kêu cứu. Chị ấy muốn xin đồ cứu trợ, mà kế hoạch của nhóm mình là đi vô trong xã sâu hơn mới phát quà, chứ chưa phát quà ở ngoài thị trấn. Nhưng mới đi có 100-200 mét thôi mà phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng như vậy. Lúc ấy, mình cảm thấy sức của mình thật nhỏ bé”.
“Khi đi sâu hơn nữa thì mình chứng kiến rất nhiều người phải lên nóc nhà, làm bè chuối… Nhiều cụ già không di chuyển được, trẻ con không có áo phao, động vật cũng bơ vơ, lội nước, chết chóc… Thương vô cùng”.
 |
“Mình chứng kiến những đứa con nít lạnh run, ăn cơm với muối, người già không ai chăm sóc... Thương vô cùng". Ảnh: NVCC |
Hôm nay, nhóm chị cử người đi đám tang của một người dân ở Thạch Hoá (Tuyên Hoá, Quảng Bình) đã chết cách đây 10 ngày trên đồi nhưng không ai phát hiện ra. “Mình chứng kiến những đứa con nít lạnh run, ăn cơm với muối, người già bệnh tật không chăm sóc được cho bản thân… Nhiều nơi chỉ còn 1-2 mét nữa thôi là không còn cả nóc nhà mà leo. Trước những cảnh tượng ấy, mình thấy đau lòng, thấy mình nhỏ bé trước mẹ thiên nhiên. Rồi mình lại ước mình có trực thăng…”.
Chị bảo, nhiều người đang rất muốn vào tận nơi để cứu trợ cho bà con. Nhưng đường vào rất gian nan.
“Vào được đến đây là đã rất nguy hiểm. Nhưng khó hơn là làm thế nào để tiếp cận được người dân ở những khu vực sâu hơn khi mà xuồng bè thì ít, lại nhỏ. “Áo phao, xuồng là những thứ quan trọng nhất bây giờ. Thậm chí, hôm qua mình có hỏi thuê trực thăng nhưng hỏi 3 chỗ đều không được”.
“Thực ra, ban đầu mình chỉ có ý tưởng, chứ đâu có tiền thuê trực thăng. Nhưng một mạnh thường quân nói với mình ‘em đừng có lo. Em hỏi đi, chị sẽ kiếm người trả tiền cho em’. Nghe vậy mình vui lắm. Nhưng ý tưởng cũng không thành”.
 |
Chị Giang Thị Kim Yến phát quà cho người dân vùng lũ. Ảnh: NVCC |
 |
13 chiếc máy phát điện đầu tiên được trao cho 13 thôn xã của tỉnh Quảng Trị. Ảnh: NVCC |
Chị bảo, nhóm của chị có tất cả 13 thành viên, hội tụ từ 3 nhóm thiện nguyện khác nhau. Nhưng bây giờ không phải là lúc phân biệt nhóm này, nhóm kia, mà là lúc cần phải hợp sức lại.
“Những ngày này, mình thấy tụi mình giống như là những chiến binh, và đây chính là chiến trường, chứ không còn là việc đi trao mấy phần quà nho nhỏ như những chuyến đi thiện nguyện khác”.
Hôm nay, sau khi đi trao 13 chiếc máy phát điện cho 13 thôn xã đầu tiên của Quảng Trị, chị Yến chia sẻ dòng trạng thái trên trang Facebook cá nhân: “Chưa khi nào đi phát quà mà cảm động và khóc như hôm nay”.
Đã nửa tháng nay người dân ở 13 thôn xã này phải sống trong đêm tối. Không có điện đồng nghĩa với đói thông tin, đói ánh sáng, đói năng lượng: điện thoại hết pin, không thể kêu cứu; người dân thiếu thông tin, bão vào dồn dập, không biết; không thể nấu ăn…
Một người dân trong lúc xúc động đã thốt lên một câu khiến cả đoàn lặng người: “Nếu thôn chú có máy phát điện, dân làng ra quỳ lạy luôn”.
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn. Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.mienTrung Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |

Ngủ trên ca nô, ăn lương khô giải cứu người trong lũ dữ
Thượng tá Trần Đức Tới, Trưởng Công an huyện Lệ Thủy, Quảng Bình cho biết, hơn 200 chiến sĩ tham gia cứu hộ người dân còn mắc kẹt trong vùng lũ.
" alt=""/>Người dân mưa lũ Miền Trung : Nếu có máy phát điện, dân làng ra quỳ lạy luôn