Nhận định, soi kèo Lecce vs Napoli, 23h00 ngày 3/5: Củng cố ngôi đầu

- Ngày 4/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) tổ chức vòng sơ khảo cuộc thi “Sinh viên với an toàn thông tin 2017” đồng thời tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. |
Ông Vũ Quốc Thành, Tổng thư ký Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam giới thiệu về cuộc thi. |
Đây là năm thứ 10 cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin được tổ chức. Cuộc thi với mục đích tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin ở các cơ sở giáo dục, đồng thời đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm
Ngoài ra, tìm kiếm những tài năng trong lĩnh vực an toàn thông tin tạo cơ hội thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực an ninh mạng.
Cuộc thi năm nay thu hút sự tham gia của 24 trường đại học, học viện với 58 đội thi. Tại miền Bắc có 11 trường và 27 đội, miền Trung có 4 trường và 10 đội, miền Nam có 9 trường và 21 đội tham dự.
 |
Các thí sinh đến từ 24 trường đại học, học viện trên cả nước với tất cả 58 đội thi. |
Trong vòng Sơ khảo, tất cả các đội thi thực hành trực tuyến về an toàn thông tin trong 8 giờ đồng hồ. Đề thi được xây dựng theo hình thức vượt qua thử thách theo chủ đề tập trung vào 2 kỹ năng là tấn công và phòng thủ mạng máy tính.
Vòng thi chung khảo năm nay sẽ có mặt 10 đội xuất sắc nhất của 3 khu vực: 2 đội có thứ hạng cao nhất của vòng sơ khảo từng khu vực cùng 4 đội có thứ hạng cao nhất trong số còn lại.
Chung khảo cuộc thi quốc gia Sinh viên với an toàn thông tin 2017 sẽ được tổ chức vào ngày 18/11 tại Đà Nẵng.
Thanh Hùng
" alt=""/>Sinh viên 24 trường tranh tài cuộc thi an toàn thông tin
- Đề xuất một mô hình mới giải thích cho sự tồn tại của vật chất tối và nhiều vấn đề khác mà các lý thuyết trước đó chưa giải thích được, công trình của TS Phùng Văn Đồng, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam được đánh giá là có nhiều đóng góp ý nghĩa đối với vật lý hiện đại.
|
Ở tuổi 35, TS Phùng Văn Đồng cùng công trình Mô hình 3-3-1-1 cho vật chất tối đã được trao tặng Giải Tạ Quang Bửu 2016 hạng mục công trình khoa học xuất sắc của các nhà khoa học trẻ.. Ảnh Lê Văn |
Trao đổi về công trình nghiên cứu của mình, TS Phùng Văn Đồng cho biết, vật lý hiện đại ngày nay tồn tại nhiều vấn đề mà hai lý thuyết trụ cột của vật lý hiện đại là mô hình chuẩn và thuyết tương đối rộng không thể giải thích được, chẳng hạn vấn đề vật chất tối và năng lượng tối, vấn đề lạm phát vũ trụ, vấn đề nguồn gốc của khối lượng neutrino hay bất đối xứng phản vật chất.
Một số giả thuyết chính được đưa ra trước đó chỉ cho giải thích riêng lẻ một vài vấn đề. Hơn thế, một số dự đoán của các lý thuyết này đã thực sự bị loại bỏ bởi các thực nghiệm. Việc đi tìm một lý thuyết có thể giải thích tích hợp những vấn đề nói trên là một hướng được nhiều nhà vật lý theo đuổi, trong đó có TS Đồng.
TS Đồng cho hay, trước khi đề xuất lý thuyết mới trong công trình của mình, anh có một thời gian nghiên cứu về vật chất tối và mô hình 3-3-1 (mô hình mở rộng của mô hình chuẩn 3-2-1). Quá trình nghiên cứu giúp TS Đồng nhận ra rằng, mô hình này không giải thích cho vật chất tối.
Từ đó, TS Đồng đề xuất một mô hình đối xứng mới là mô hình 3-3-1-1, giúp anh mô tả cả vật chất thông thường và vật chất dị thường. Từ đó, mô hình này giúp TS Đồng giải quyết được các vấn đề của vật lý hiện đại một cách tự nhiên, tích hợp.
"Mô hình mình đưa ra cho phép tự động cung cấp vật chất tối, giải thích một cách tường minh cho nguồn gốc khối lượng neutrino, lạm phát vũ trụ và quá trình sinh bất đối xứng vật chất và phản vật chất mà mô hình cũ vẫn khiếm khuyết", TS Đồng cho hay.
Mô hình mới đã được TS Đồng đề xuất trong bài viết Mô hình 3-3-1-1 cho vật chất tối (3-3-1-1 model for dark matter) đăng tải trên Tạp chí Physical Review D, một trong những tạp chí có chỉ số ảnh hưởng (chỉ số H index) vào loại số 1 trong chuyên ngành vật lý hạt nhân và năng lượng cao. Tới nay, sau gần 3 năm đăng tải, công trình của TS Đồng đã có tới hơn 30 trích dẫn.
"Khi mình gửi bài tới tạp chí thì họ thông qua rất nhanh. Ngay bản thân những người trong hội đồng phản biện cũng rất thích thú với lý thuyết mà mình đề xuất bởi nó đơn giản và giải quyết vấn đề một cách tự nhiên. Từ lúc gửi bài tới lúc bài được đăng chỉ trong thời gian một tháng", TS Đồng chia sẻ.
Từ công trình đầu tiên với những vấn đề cơ sở, TS Đồng và các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu của mình đã tiếp tục nghiên cứu và đăng tải các công trình giải thích các hệ quả của mô hình mới của mình. "Xung quanh vấn đề này chúng tôi đã có khoảng 6 công bố quốc tế khác nhau", TS Đồng cho hay.
Tiến sĩ nội, chất lượng ngoại
Sáu công bố quốc tế trên tạp chí uy tín xoay quanh mô hình mới do TS Đồng đề xuất không phải là tất cả công trình nghiên cứu của anh. TS Đồng cho biết, trong 10 năm làm nghiên cứu của mình, anh đã có tất cả 35 công trình được công bố quốc tế. Tất cả đều được đăng tải trên tạp chí có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực Vật lý lý thuyết.
Mặc dù công bố quốc tế rất nhiều nhưng TS Phùng Văn Đồng lại không phải là một tiến sĩ được đào tạo tại nước ngoài như nhiều tiến sĩ khác. Khác với nhiều nghiên cứu sinh khác, TS Đồng lựa chọn học nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án trong nước.
Sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ, TS Đồng đã nộp đơn để học postdoc tại Đài Loan và Nhật Bản. Và sau khi hoàn thành các khóa học, TS Đồng vẫn lựa chọn trở về dù anh không thiếu cơ hội ở lại. Anh giải thích rằng, cái chính là anh thích cuộc sống ở Việt Nam, còn vấn đề nghiên cứu, nó phụ thuộc nhiều vào bản thân của người nghiên cứu.
Trả lời câu hỏi về việc, anh cho rằng 35 công trình công bố quốc tế trong 10 năm là nhiều hay ít, TS Đồng nói rằng, với anh nhiều hay ít không quan trong mà quan trọng phải là chất lượng như thế nào. "Số lượng có tới 100 công bố nhưng đều là những công trình vô nghĩa thì vẫn là vô nghĩa", TS Đồng nói.
Xác nhận điều này, TS Đỗ Hương, một đồng nghiệp của TS Phùng Văn Đồng tại Trung tâm Vật lý lý thuyết, Viện Vật lý cho hay, TS Đồng là một người thông minh, đưa ra rất nhiều ý tưởng và cũng là người làm việc rất nghiêm túc.
"TS Đồng đặt ra yêu cầu rất cao với với các nghiên cứu của mình. Sản phẩm không như ý là không baog giờ gửi đăng, mặc dù bản thảo rất nhiều. Nếu như không đăng được trên tạp chí có thứ hạng cao mà gửi đăng ở tạp chí thứ hạng thấp thì số công trình công bố quốc tế của Đồng phải trên 50 chứ không phải 35", TS Hương chia sẻ.
Khi được hỏi về lý do vì sao Việt Nam có tới 12 ngàn tiến sĩ làm nghiên cứu khoa học mà số công trình công bố quốc tế còn quá ít, TS Đồng cho rằng, kể cả trong số 12 ngàn tiến sĩ ấy thì số lượng người thực sự làm việc không nhiều. Trong những người làm việc đó thì phần nhiều là chống chế. "Số lượng người nghiên cứu coi trọng chất lượng nghiên cứu, công trình của mình không nhiều", TS Đồng nói.
Vị tiến sĩ vừa được trao Giải Tạ Quang Bửu cho rằng, hiện nay, Việt Nam chưa hình thành được những nhóm nghiên cứu và trường đại học nghiên cứu thực sự mạnh nên số lượng các nghiên cứu chất lượng, có thể công bố quốc tế không nhiều. "Trong những năm gần đây về số lượng các nghiên cứu có tăng lên nhưng về chất lượng thì không tăng nhiều", TS Đồng chia sẻ.
TS Đồng cũng cho rằng, việc hình thành các quỹ như Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (Nafosted) với quy trình xét duyệt các đề tài công bố một cách công khai, minh bạch sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các nhà nghiên cứu trẻ và tạo động lực để các nhà khoa học trong nước vươn tầm thế giới.
" alt=""/>Hành trình 'săn' vật chất tối của tiến sĩ Việt
- Nhận định của một số nhà khoa học nghiên cứu về dạy học Lịch sử cho rằng, môn học lịch sử càng ngày càng ít được chú trọng, học sinh cảm thấy môn học không có tác dụng với các em học sinh. Những tiết học Lịch sử tẻ ngắt, không tạo được cảm hứng cho học sinh – là tình trạng dạy và học môn học này ở Việt Nam.
Trí tuệ con người chỉ tích cực hoạt động khi nó đứng trước những thách thức phải tìm kiếm, giải thích, phân tích, so sánh và suy ngẫm để rút ra một kết luận nào đó và người ta cảm thấy thích thú khi tự mình phát hiện hay được tạo ra một cái gì đó mới mẻ.
Học sinh sẽ chìm đắm trong suy tư để viết ra một đoạn văn hay một vở kịch hay vẽ một bức tranh về một sự kiện lịch sử, một nhân vật lịch sử hay thực hiện một nghiên cứu lịch sử.
Dạy lịch sử thế nào để học sinh hứng thú?
Lịch sử có mối quan hệ với nghệ thuật, âm nhạc, khoa học, công nghệ, tôn giáo, ngôn ngữ và toán học... Khi khám phá lịch sử cần đến các kiến thức toán học để hiểu các con số và sự kiện, dùng kiến thức về nghệ thuật để hiểu các công trình kiến trúc, cách thức xây dựng, nguyên vật liệu sử dụng để xây dựng nó.
Sử dụng công nghệ đặc biệt quan trọng để khám phá các vấn đề lịch sử. Ví dụ, các giáo viên sử dụng 3D để giải thích các cấu trúc toán học của các kim tự tháp, chúng đã được xây dựng ra sao...
Khi học sinh chơi đóng vai các nhân vật lịch sử hay diễn lạimột sự kiện lịch sử các em cần âm nhạc và nghệ thuật, sáng tạo cách nói, cách hành động, cách ăn mặc, các đồ dùng của người xưa của nhân vật sao cho lột tả được tính cách nhân vật hay mô tả được bản chất của sự kiện lịch sử...
Khi các em vẽ lại các sự kiện lịch sửhay mô tả chúng trong một tác phẩm nghệ thuật các em cần đến kiến thức về hội họa. Đồng thời những hoạt động này cũng làm cho học sinh tiếp thu tốt hơn không chỉ kiến thức lịch sử mà kiến thức của các môn học khác, củng cố, phát triển các kĩ năng và phát triển các tố chất, các năng lực sáng tạo.
Bởi thế mà nhiều phương pháp dạy học môn lịch sử được nghiên cứu và cải tiến để làm cho việc dạy học lịch sử trở nên thú vị hơn.
Ví dụ, tại bang Ohio của Mĩ, hàng năm bang này đều cho học sinh thực hiện các dự án lịch sử và các em trình bày kết quả trong ngày hội lịch sử.
Trong dự án “Ngày Ai Cập” một số học sinh của bang đã tưởng tượng xem người xưa sử dụng gàu để lấy nước từ sông Nin tưới cho vụ mùa ra sao; một số em khác thì viết về ảnh hưởng của sông Nin đối với vụ mùa và đời sống của những người nông dân thời bấy giờ ở Ai Cập, hay một nhóm khác thì sáng tạo câu chuyện lịch sử về các kim tự tháp; một nhóm khác cố gắng dùng kiến thức khoa học để giải thích cách ướp xác...
Các em có thể chơi nhiều trò chơi với các sự kiện hay nhân vật lịch sử...các em có thể mở những bữa tiệc để trình bày các món ăn, thức uống của người xưa...Các trò chơi, các vở kịch, các điệu nhảy...giúp học sinh thể hiện năng lực của bản thân và tương tác với nhau và làm cho các em vô cùng thích thú.
Điều cần tránh khi xây dựng chương trình và SGK
Chương trình giáo dục mới của Việt Nam khẳng định rằng, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh có thể thực hiện được trong tất cả các môn học và các hoạt động và đó là 1 trong những năng lực cơ bản của HS Việt Nam trong thế kỉ 21.
Môn Lịch sử là môn học tạo nhiều cơ hội cho học sinh khám phá, tưởng tượng và sáng tạo. Ngoài việc sử dụng các phương pháp dạy học đa dạng như đã đề cập, thì xây dựng chương trình và SGK như thế nào để tránh việc học sinh phải ghi nhớ sự kiện một cách riêng lẻ, nhàm chán mà thay vào đó giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo là điều hết sức quan trọng.
Dạy học theo chủ đề là cách thức mà các nước đang tiến hành để giúp học sinh tích hợp kiến thức và kĩ năng các môn học, tạo điều kiện cho các em đào sâu kiến thức và sáng tạo.
Hiện nay, SGK Lịch sử của Việt Nam hầu như đang được trình bày theo các sự kiện và con số, việc giảm tải cơ học đã làm mất đi những tư tưởng lớn của các dòng lịch sử.
Ví dụ, bài 36 “Phong trào công nhân”Lịch sử lớp 10 chủ yếu mô tả các phong trào công nhân mà bỏ qua ý tưởng lớn “điều kiện sống và làm việc” quyết định động cơ, thái độ làm việc của người lao động.
Học sinh cần được tìm hiểu điều kiện cần để người lao động có thể sống và làm việc để từ đó các em lí giải được các nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh của người lao động trong quá khứ cũng như hiện tại và nếu sau này các em là nhà lãnh đạo thì nên làm gì để người lao động làm việc tốt, nếu là người lao động thì cần biết phải đấu tranh như thế nào để đảm bảo điều kiện sống và làm việc cho bản thân.
Nhìn lại toàn bộ lịch sử loài người và mục tiêu dạy học lịch sử hiện nay có thể cấu trúc lại chương trình lịch sử theo một số chủ đề lớn như các chủ đề về: (i)Nhân vật lịch sử và các thể chế chính trị-xã hội; (ii)Tác giả và văn học-nghệ thuật qua các thời kì; (iii)Nhà phát minh, toán học và khoa học kĩ thuật; (iv)Những ý tưởng lịch sử và vấn đề nghiên cứu lịch sử; và đi sâu vào chủ đề về (v)Lịch sử Việt Nam.
Cách cấu trúc này giúp học sinh vừa có cái nhìn tổng thể về các dòng lịch sử qua thời gian, so sánh lịch sử các nước qua các thời kì, thấy được sự tiến triển của các chế độ xã hội, các phát minh khoa học, các xu hướng nghệ thuật, văn học…gắn với nhiều lĩnh vực môn học khác nhau và điều này giúp học sinh có hiểu biết sâu, có tầm nhìn để sáng tạo.
***
Khi đã có hiểu biết và nền tảng chung về lịch sử, học sinh sẽ đối chiếu, xem xét và đi sâu vào lịch sử Việt Nam. Các em sẽ thấy vị thế của Việt Nam trên thế giới trong lịch sử và hiện tại để các em có ý thức tự hào về dân tộc và có ý thức bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước ngang bằng với các nước khác.
Cấu trúc SGK theo chủ đề và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo chăc chắn sẽ đem đến niềm vui, hứng thú và sự sáng tạo cho học sinh khi học môn Lịch sử.
XEM THÊM:>> Thí sinh Hà Nội né môn Lịch sử thi THPT quốc gia" alt=""/>Điều cần tránh khi xây dựng chương trình và SGK lịch sử