Đọc bài "Buồn vì nhiều người Nghệ An pha giọng Hà Nội, Sài Gòn"của độc giả Nguyễn Lâm, tôi thấy mình không trùng quan điểm như thế. Bởi trong cuộc sống mình phải biết điều tiết bản thân nhưng không đánh mất mình để thích ứng với điều kiện hoàn cảnh và môi trường sống mới đem lại hiệu quả, thành công cho công việc.
Tôi làm việc trong môi trường giáo dục, đồng nghiệp của tôi nhiều người là dân tứ xứ nhưng phần lớn là dân Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Nếu ai đó tiếp xúc lần đầu sẽ khó mà nhận ra họ không phải dân vùng này. Bởi giọng nói đã chính hiệu là dân bản gốc. Họ chỉ thật sự “trở lại chính mình” khi tiếp xúc với những người đồng hương.
![]() |
Pha giọng để tạo thuận lợi cho công việc không có gì đáng buồn. Ảnh minh họa |
Vì sao phải pha giọng? Đem thắc mắc này hỏi một đồng nghiệp có biệt tài pha giọng “chuẩn không cần chỉnh”.
Cô bộc bạch: “Chẳng ai muốn bỏ giọng nói gốc của mình mà đi pha giọng nơi khác. Nhưng học trò của mình là người Nam, mình nói giọng miền Trung các em không hiểu được. Đã nhiều học sinh mạnh dạn nói với cô: “Con không hiểu cô nói gì cả”. Có em còn thẳng thắn: “Sao tiếng cô khó nghe thế! Tụi con chẳng hiểu gì!”.
Thời gian đầu mình cũng không pha tiếng với suy nghĩ “có sao dùng vậy, tiếng mẹ đẻ của mình có gì đáng xấu hổ”, nhưng nhìn hiệu quả tiết dạy, đặc biệt là môn chính tả do cô đọc chép, học sinh viết sai lỗi rất nhiều, hay tiết giảng văn cô say sưa giảng trên bục, trò cứ ngơ ngơ như “bò đội nón”. Tiết Toán trò làm bài sai khi bị cô giáo hỏi, nhiều em đưa lý do: “Cô giảng con không hiểu gì cả”. Thế là lên lớp dạy học trò hay tiếp xúc với đồng nghiệp người miền Nam mình phải pha giọng cho mọi người hiểu. Gặp đồng hương hay về với gia đình, mình vẫn tự hào khi sử dụng giọng nói quê hương”.
Người bạn đồng nghiệp thừa nhận, từ khi tập pha giọng thì hiệu quả từng tiết dạy đã tiến triển rõ ràng. Học sinh hào hứng hơn khi nghe cô nói, chất lượng học tập của các em vì thế cũng được nâng lên.
Cùng quan điểm với tôi, pha giọng không có gì là xấu, nhiều người bạn chia sẻ: “Đi tiếp xúc làm ăn với đối tác, nếu họ là đồng hương với mình cứ vô tư sử dụng tiếng mẹ đẻ, còn đối tác người miền Nam mình cũng phải pha giọng bởi nếu cứ giữ đúng giọng nói chuẩn khác miền của mình đôi khi người khác không hiểu và khó cho việc giao lưu, hợp tác”.
Pha giọng để tạo thuận lợi cho công việc không có gì đáng buồn, giọng nói đôi khi chỉ là phương tiện để truyền đạt thông tin, để mọi người hiểu nhau hơn. Thay đổi cách sống hay chối bỏ cội nguồn mới là điều không nên làm và mới cần phải lên án.
Độc giảPhan Tuyết
" alt=""/>Vì sao người Nghệ An phải pha giọng?Tốt nghiệp đại học ngành tài chính, Dean tạo dựng một công ty chuyên lập kế hoạch tài chính. 3 năm sau, doanh nghiệp của anh đã có 50 nhân viên. Đúng lúc sự nghiệp đang lên "như diều gặp gió" thì anh quyết định từ bỏ mọi thứ sau một chuyến du lịch Nam Phi.
Chứng kiến nhiều loài động vật đang bị lạm dụng và có nguy cơ bị tiệt chủng ở châu lục này, anh nhanh chóng bán đi tất cả tài sản để thực hiện dự án bảo tồn động vật hoang dã của mình.
Thực ra, Dean đã dành tình yêu cho động vật và thiên nhiên hoang dã từ khi còn rất nhỏ. Các dự án bảo vệ động vật luôn thu hút sự chú ý của anh.
Ban đầu, gia đình và bạn bè nhất mực phản đối anh, nhưng khi họ nhận ra công việc này có ý nghĩa với Dean như thế nào, và anh hoàn toàn nghiêm túc với nó ra sao thì họ đã chấp nhận cuộc sống mới của Dean.
Ở Nam Phi, Dean bắt đầu một dự án có tên là Hakuna Mipaka - theo tiếng Swahili có nghĩa là “không giới hạn”.
![]() |
Dean dành tình yêu cho động vật từ nhỏ. |
![]() |
Anh thoải mái chơi đùa với chúng như những người bạn. |
![]() |
Hakuna Mipaka là một khu bảo tồn rộng lớn, là nơi cư trú của nhiều động vật từng bị lạm dụng: từ động vật bị nuôi nhốt cho tới động vật được giải cứu hay động vật hoang dã. Nhiều động vật ở đây được giải cứu từ các sở thú tư nhân, nơi chúng bị giam giữ trong điều kiện rất tồi tệ.
Một số người hỏi Dean rằng tại sao anh không đưa những con vật này quay trở lại tự nhiên. Câu trả lời của anh rất đơn giản: những con thú bị nuôi nhốt này không có khả năng săn mồi. Chúng sẽ không sống nổi nếu không có sự trợ giúp của con người.
Ở châu Phi, có nhiều người nuôi nhốt động vật hoang dã vì lợi nhuận và không chăm sóc chúng chu đáo. Ngoài ra, nạn săn bắn cũng khiến châu lục này mất đi hàng ngàn động vật, trong đó có cả những loài đang trên bờ vực tuyệt chủng.
“Những kẻ săn trộm thường bán móng vuốt và răng của động vật trên thị trường chợ đen vì lý do phong thuỷ hoặc làm thuốc. Những thứ này cũng được bán trong các chợ địa phương ở châu Á” - Dean nói.
“Sự thiếu hiểu biết về động vật là một vấn đề lớn. Mặc dù không có bằng chứng khoa học nhưng rất nhiều người tin rằng móng vuốt động vật có thể chữa được nhiều bệnh”.
Cho đến nay, Dean đã giải cứu hàng chục động vật và làm rất nhiều công việc khác để việc nâng cao hiểu biết cũng như nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã.
Khu bảo tồn rộng 400ha của Dean có 6 nhân viên bảo vệ canh giữ để ngăn chặn những kẻ săn bắn. Mỗi con vật được đưa vào đây đều phải qua kiểm tra sức khoẻ và điều trị nếu cần thiết.
Thay vì sống trong chuồng, các loài động vật được tận hưởng không gian thiên nhiên rộng rãi với rất nhiều cây cỏ và đất tự nhiên giống như môi trường thật của chúng.
![]() |
Với Dean, sư tử Dexter giống như một chú mèo dễ thương. |
Trong số những con vật được Dean giải cứu có một chú sư tử tên là Dexter. Với Dean, Dexter chỉ giống như một chú mèo khổng lồ, dễ thương. Khu bảo tồn cũng là nhà của các loài gấu trúc, khỉ, rắn, cự đà, báo…
Ngoài việc giải cứu và chăm sóc động vật, Dean còn tham gia vào việc nâng cao nhận thức của con người về động vật hoang dã. Anh thường xuyên đăng tải các video mang tính giáo dục về cuộc sống hoang dã để “đưa động vật vào trái tim con người”.
“Sứ mệnh của tôi là tiếp cận tới càng nhiều người càng tốt và cung cấp cho họ những kiến thức về cuộc sống hoang dã, về vẻ đẹp của vương quốc động vật. Tôi tin vào sức mạnh của tri thức, của niềm đam mê và tin vào việc những câu chuyện bằng hình ảnh sẽ thay đổi nhận thức của con người” - Dean nói.
![]() |
Dean tin rằng những bức ảnh anh chia sẻ về cuộc sống của các loài động vật sẽ giúp nâng cao hiểu biết của con người về chúng. |
![]() |
Gia đình người Anh với 8 thành viên đang sống chung với 81 loài động vật, trong đó có trăn, nhện, cầy và chồn hôi.
" alt=""/>Giám đốc trẻ từ chức, sang châu Phi chăm sóc hổ, báoPhía trước cửa tiệm, ông Vinh làm một cái bảng to có in dòng chữ màu đỏ “Tự bơm miễn phí. Không tiền cũng vá”. Bên dưới cùng của dòng chữ, hai chữ “Đừng ngại” được nhấn mạnh bằng màu đen nổi bật.
Sở dĩ, ông Vinh in đậm hai chữ “Đừng ngại” là để những người không có tiền mạnh dạn đẩy xe vào tiệm. Bởi nhiều người “còn nặng sĩ diện, khó khăn cũng không dám mở lời”.
Ngoài tấm bảng này, bên trong cửa tiệm còn có hai tấm bảng khác với những dòng chữ dễ thương như: “Sửa xe ngày và đêm. Có tiền cũng vá, không tiền cũng vá. Tự bơm miễn phí. Gọi đừng ngại! 0903933170”; “Tình bạn không dính vào tiền. Cho vay mất bạn, cho nợ mất khách. Đòi suốt thì ngại, để lâu thì quên. Vui lòng không nợ, không tiền cũng vá. Đừng ngại!”.
Ông Vinh treo những tấm bảng này từ khoảng 5-6 năm về trước và đã giúp không biết bao nhiêu người giữa đường hỏng xe.
Ông Vinh kể: “Hồi đó, tôi thấy nửa đêm mà người ta cứ dắt xe đi tới đi lui. Tôi ra hỏi thăm thì họ nói là không có tiền vá xe. Nghe vậy, tôi nói họ cứ đẩy xe vào tiệm để tôi vá xe miễn phí”.
“Ngoài ra, lúc trước, tôi thường cho bạn mượn tiền, cho khách sửa xe nợ tiền. Sau đó, tôi nhắc nợ mà nhiều người mãi không trả. Tôi rất buồn, cảm thấy như vậy sẽ mất tình cảm nên treo biển vá xe miễn phí từ đó đến nay”, ông Vinh lý giải việc đặt bảng vá xe miễn phí.
Hiện tại, người dân, xe ôm… sống và làm việc gần tiệm sửa xe Vinh đều biết đến việc làm thiện tâm của chủ tiệm. Thế nên, hễ gặp người đi đường dắt xe, họ liền hướng dẫn đến tiệm của ông Vinh.
Ngoài vá xe, bơm xe miễn phí, ông Vinh còn thay ruột xe, đổ xăng… miễn phí cho mọi người. Bên cạnh đó, ông sửa xe cho khách với chi phí thấp hơn nhiều cửa tiệm khác.
Ông Vinh nói: “Tôi chỉ lấy tiền mua phụ tùng thay cho xe của khách chứ không tính tiền công bao giờ. Hồi trước, mỗi ngày tôi dư được 500.000 đồng thì bây giờ chỉ còn 100.000 đồng thôi. Nhưng tôi thấy vậy cũng đủ sống vì chết cũng chẳng mang theo được”.
Tiệm sửa xe của ông Vinh mở cửa 24/24, đêm cũng sáng đèn chờ khách. Ông ngả lưng trên chiếc giường nhỏ, hễ ai đến gọi liền bật dậy sửa xe. Ông bảo mình không yêu nghề mà là yêu khách hàng nên lúc nào cũng sẵn sàng làm việc.
Làm việc tốt từ tâm, không kêu gọi từ thiện
Hơn 30 năm gắn bó với nghề sửa xe, ông Vinh đã quen với cuộc sống tạm bợ trên vỉa hè. Dù có nhà ở Quận 1 nhưng gần 2 năm nay, ông chưa về thăm nhà. Vợ con của ông nếu có nhớ thì tự đến thăm. Họ cũng chẳng vì vậy mà trách móc ông.
“Cha mẹ tôi mất sớm, tôi lưu lạc với đủ nghề. Cuối cùng, tôi lại bén duyên với nghề sửa xe. Ban đầu, tôi lén nhìn người ta sửa xe đạp rồi bắt chước làm theo. Đến bây giờ, loại xe nào tôi cũng biết sửa”, ông Vinh chia sẻ.
Từ chỗ không nhà, ông Vinh cưới vợ sinh con, mua góp được ngôi nhà ở Quận 1. Sống giữa trường đời, ông nếm trải đủ các khổ cực mà cái khổ thời bây giờ không sánh bằng.
Thấm nỗi nhọc nhằn của cảnh nghèo nên ông thương người nghèo. Có lần ông ứa nước mắt khi thấy đôi vợ chồng trẻ khóc vì không có tiền sửa xe.
Họ đẩy xe đi tới lui trên đường Âu Cơ mấy bận. Chợt thấy chữ “Không tiền cũng vá. Đừng ngại” của tiệm sửa xe Vinh, hai vợ chồng bấm bụng đẩy xe vào nhờ giúp đỡ.
Họ không ngờ ông chủ tiệm tốt bụng không chỉ sửa xe miễn phí mà còn gửi cho ít tiền làm lộ phí về quê.
Mỗi ngày, ông Vinh nhận hàng cục cuộc gọi nhờ sửa xe miễn phí, trong đó có rất nhiều sinh viên, công nhân nghèo… Nhận cuộc gọi, ông đều niềm nở hướng dẫn địa chỉ và nói họ đưa xe đến tiệm. Cứ vậy, hết người này đến người khác giới thiệu bạn bè, người thân… đến tiệm của ông.
Trước lượng khách ngày một tăng, ông Vinh phải thuê thêm một người thợ để làm phụ. Dư được bao nhiêu, ông cũng chia cho thợ phần hơn, bởi “nó còn phải lo cho vợ con, tôi thì con cái đã lớn hết rồi”.
Ông Vinh luôn nghĩ cho người khác, bản thân cũng cơm hộp qua ngày, không thiết an hưởng tuổi già. Thậm chí, khi biết có người lợi dụng lòng tốt của mình để được sửa xe miễn phí, ông cũng không phiền lòng.
Ông nói: “Tôi không nghĩ đến việc người ta lợi dụng mình, giúp được thì giúp thôi. Nghĩ người ta lừa mình thì mình chỉ mang thêm tội”.
Lòng nhẹ tênh trước thế sự nhưng ông Vinh thực tâm buồn khi biết nhiều người nói mình dàn cảnh để kêu gọi từ thiện, trục lợi.
Ông đâu ngờ có ngày mình nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Bấy lâu nay, ông vá xe miễn phí cho mọi người bằng cái tâm trong sáng, không vụ lợi.
“Tôi làm bằng khả năng kinh tế của mình, chứ không kêu gọi người khác hỗ trợ. Vậy mà nhiều người đàm tiếu, nói tôi dàn cảnh để trục lợi. Tôi không có thú vui nào ngoài làm việc. Tôi còn mong cuộc sống này có thêm nhiều người mở lòng giống tôi để bà con nghèo được nhờ”, ông Vinh tâm sự.
Khập khễnh với cái chân tật nguyền bẩm sinh, ông Vinh miệt mài làm việc vừa nuôi thân vừa giúp đời. Áo ông lúc nào cũng lắm lem dầu nhớt, bụi đường nhưng tấm lòng luôn sáng trong, dạt dào thiện tâm.
Bên trong tiệm sửa xe lúc nào cũng sáng đèn, có một người chập chờn giấc ngủ, chờ khách lỡ đường hư xe gọi cửa.
Bài, ảnh, clip:Vịnh Nhi
" alt=""/>Chủ tiệm sửa xe 'không tiền cũng vá' khổ với tin đồn dàn cảnh