Sport - tờ báo thân Barca - cho biết Neymar không còn hứng thú với việc ở lại PSG, nơi ngoài tiền bạc anh không có được những thứ về chuyên môn như mong muốn.
![]() |
Messi và Neymar chuẩn bị tái ngộ ở Barca |
Trước đó, GĐTT Leonardo cũng cho biết, PSG không giữ Neymar nếu như anh muốn ra đi.
Leonardo cũng định giá chuyển nhượng của Neymar là 150 triệu euro, thấp hơn nhiều so với số tiền 222 triệu euro mà CLB mua anh năm 2017.
Kể từ khi Neymar rời Nou Camp, hàng công Barca liên tục bất ổn.
Lần lượt Ousmane Dembele, Philippe Coutinho và hiện là Antoine Griezmann đều không thể lấp khoảng trống mà Neymar để lại.
Barca quyết mua lại Neymar vì áp lực mà Lionel Messi đưa ra.
Đội trưởng người Argentina bất mãn với chính sách của CLB thời gian qua. Anh yêu cầu Barca phải mua lại Neymar thì bản thân mới chấp nhận ở lại Barca.
Hợp đồng của Messi còn thời hạn đến 2021, nhưng có điều khoản cho phép anh ra đi ngay trong mùa hè năm nay.
Gần đây, Barca chủ động đặt vấn đề gia hạn hợp đồng, cải thiện đáng kể tiền lương như Messi chưa đồng ý.
Theo Sport, Barca có thể không trả toàn bộ tiền mặt mua lại Neymar, mà xem xét đưa một trong các cầu thủ Dembele, Coutinho vào quá trình đàm phán.
KN
" alt=""/>Barca ký Neymar: Neymar gật đầu với Barca, tái ngộ MessiCòn theo ông Lê Hoàng Hiệp (52 tuổi, du khách Hà Nội) cho rằng việc đề xuất có thêm những tuyến tham quan mới với mức phí khác sẽ gây bỡ ngỡ cho du khách nếu không được phổ biến kỹ càng. Hơn nữa, những tuyến tham quan mới phải có sự khác biệt. Riêng tuyến thu phí 600 nghìn đồng/người thì phải tính toán thời gian hợp lý vì e sợ nửa ngày không thể tham quan hết được các địa điểm trên vịnh Hạ Long.
Anh N.T.Đ (hướng dẫn viên du lịch tại TP Hạ Long) chia sẻ, hiện tại du khách vẫn có thói quen trả phí tham quan các tuyến du lịch vịnh Hạ Long có từ trước vì sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Mới chỉ là đề xuất
Liên quan đến vấn đề này, Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long ông Vũ Kiên Cường cho biết, hiện tại một số thông tin cho rằng đây là tăng phí tham quan vịnh Hạ Long là không đúng. Đây là 3 tuyến tham quan sản phẩm trải nghiệm mới đang được đề xuất với mức phí dự kiến.
Theo đó, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đang lấy ý kiến đối với việc thu phí tham quan trên các tuyến, hành trình tham quan, du lịch mới trên vịnh Hạ Long để báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét trước khi trình HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua.
Việc này nhằm đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế đến tham quan vịnh Hạ Long.
UBND tỉnh Quảng Ninh giao Ban Quản lý vịnh Hạ Long chủ trì đề xuất thu phí tham quan vịnh Hạ Long đối với 3 tuyến mới gồm: Tuyến khám phá dành cho du thuyền cao cấp, tuyến hành trình tham quan, du lịch ven bờ vịnh Hạ Long dành cho các tàu nhà hàng và tuyến cố định Tuần Châu - Gia Luận (Cát Bà).
Cụ thể, tuyến hành trình tham quan, du lịch ven bờ vịnh Hạ Long dành cho các tàu nhà hàng có lộ trình Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long - Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu - Cảng Nam cầu Trắng sẽ có mức thu từ 80 nghìn đồng - 100 nghìn đồng/người.
Tuyến cố định Tuần Châu - Gia Luận (Cát Bà) đề xuất các mức thu phí 120 nghìn đồng/người/lượt hoặc 150 nghìn đồng/người/lượt.
Đề xuất mức thu phí đối với việc tham quan vịnh Hạ Long nửa ngày (6h30 - 18h30) đi cả 5 tuyến với mức giá 600 nghìn đồng/người lớn, trẻ em: 480 nghìn đồng. Trẻ em dưới 7 tuổi, người khuyết tật được miễn phí.
" alt=""/>Du khách nói gì về đề xuất thu 600 nghìn để thăm vịnh Hạ Long trong nửa ngàyTiết kiệm được hơn 1 tỷ tiền nhàn rỗi, ông Đỗ Văn Đạt (quận 5) muốn thử đầu tư vào nhà đất, tuy nhiên giá nhà trung tâm hiện tại khá cao vì vậy ông quyết định mua đất ở vùng ven.
Khu vực ông Đạt nhắm đến là các quận Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, nơi này đất còn đa dạng và giá bán khá rẻ, tuy nhiên ông cũng rất băn khoăn vì đây là địa bàn có tốc độ phát triển khá chậm và cách quá xa ngoại thành.
Nếu mua nhà ở thì không tiện mà mua đất đầu tư thì nhiều người nói ông phải chờ đợi ít nhất 10 năm may ra mới có lãi.
![]() |
Cũng có ý định đầu tư mua đất và được giới thiệu nhiều lô đất tốt tại An Phú, Củ Chi, anh Ngô Tất Thành vẫn quyết định lựa chọn một dự án ở Long An. Theo anh, dù chắc chắn 7-10 năm nữa đất ở khu vực này sẽ rất có giá nhưng hiện anh chỉ muốn đầu tư ngắn hạn, không thể ôm một mảnh đất đợi đến 7 năm để sinh lợi.
Mặt khác, khu vực Long An đã được quy hoạch từ trước, nhà đất ở đây cũng có giá bán thấp so với các quận huyện vùng ven Sài Gòn nhưng cơ hội phát triển tốt hơn và thời gian đầu tư tương đối ngắn hơn so với các khu đất Tây Bắc.
Không chỉ giới đầu tư, nhiều khách hàng có nhu cầu mua nhà để ở cũng rất băn khoăn khi có ý định mua nhà ở ngoại ô. Trong đó, vấn đề lớn nhất là sự phát triển hạ tầng dịch vụ và thu hút dân cư của khu vực vùng ven.
Chẳng hạn, trường hợp gia đình chị Hoa, do tài chính không mấy dư dả nên chị chỉ có thể mua một mảnh đất ở vùng ven quận Nhà Bè. Mảnh đất này tuy nằm gần một khu dân cư đã được quy hoạch nhưng lại khá xa trung tâm.
“Tôi tính phải 3-4 năm nữa mới cất nhà nhưng nhìn vào hạ tầng của khu này, chỉ sợ 3-5 năm nữa không biết có thay đổi gì không, nếu đến thời điểm đó vẫn không có mấy dân về sinh sống thì chắc lại phải bán đi vì mục đích mua là để ở nên nếu không có cư dân, không có tiện ích sống thiết yếu thì dù xây xong cũng không thể sống được”, chị Hoa chia sẻ.
Thực tế nếu có nhu cầu mua để dành, nhà đất khu vực Tây Bắc và các vùng ven khu Đông Nam Sài Gòn luôn là lựa chọn rất tốt cả về tiềm năng phát triển trong tương lai lẫn môi trường sinh thái thích hợp cho nghỉ dưỡng và an hưởng.
Tuy nhiên nếu muốn đầu tư và kiếm lợi ngay trong thời gian ngắn thì dòng sản phẩm này tuyệt nhiên không phải là lựa chọn hàng đầu.
Do đó, giữa năm 2015, giao dịch nhà đất tại khu vực này đã khá sôi động nhưng sức mua vẫn chủ yếu đến từ đối tượng khách hàng có tiền nhàn rỗi, giới đầu tư chưa thực mặn mà.
Anh Võ Tuyển, một môi giới BĐS khu Tây Bắc cho biết, gần đây đất nông nghiệp và đất thổ cư khu Đông và khu Nam bán rất tốt, tuy nhiên người mua chủ yếu là khách hàng có nhu cầu mua để dành, tầm 5-7 năm nữa chuyển về sống, nhà đầu tư thì khá ít người chọn khu vực này.
Tiềm năng khu Tây rất lớn nhưng hiện tại giới đầu tư vẫn nhắm vào các địa bàn gần trung tâm. Để khu vực này có thể phát triển như khu Đông, khu Nam thì ít nhất cũng mất 7-10 năm nữa.
Theo anh Tuyển, mua đất ở đây để đầu tư thì buộc phải chấp nhận đổ tiền dài hạn, nếu mua để đầu tư sinh lợi trong 3-5 năm thì nên chọn khu vực đang phát triển như Bình Mỹ, Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Xuân Thới Thượng…
Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ngô Quý Bình nhận định, đối với giai đoạn BĐS đang nóng như hiện nay, để tiền chết vào một mảnh đất 10 năm mới sinh lợi là điều mà nhiều nhà đầu tư không lựa chọn.
Thị trường căn hộ vẫn còn sức thanh khoản tốt và rất hấp dẫn, thêm vào đó các dự án nhà đất khu vực cận trung tâm và đô thị tiêu điểm ở các tỉnh vẫn đang rục rịch được triển khai bung hàng, lựa chọn còn nhiều nên nhà đất vùng ngoại thành xa trung tâm vẫn chỉ là “của để dành” chứ chưa thực là miếng ngon béo bở cho giới đầu tư.
Thêm một vấn đề nữa là việc nhiều ngân hàng đang có tín hiệu tăng lãi suất huy động khiến nhiều người có tiền nhàn rỗi cũng quay lại với kênh ngân hàng vốn an toàn và tạo lợi tức liên tục.
Trong khi nguồn cung nhà đất khu Tây Bắc còn rất nhiều nên sẽ khó tạo đột biến về giá trong thời gian ngắn, nhất là ở những xã vùng sâu, vùng xa.
Ví dụ, nếu bỏ ra 1,2 tỷ để mua đất, chờ 7-10 năm chưa chắc có thể tăng lên 2,4 tỷ, còn gửi ngân hàng, nếu chỉ tính phương án sinh lợi kém nhất thì ít nhất sau 10 năm, tiền lãi cộng vốn vẫn có thể tăng hơn gấp đôi, đạt mức giá trị 2,5 tỷ đồng là hoàn toàn có thể.
Chưa kể việc siết tín dụng và động thái tăng lãi suất cho vay của ngân hàng khiến giới đầu tư buộc phải thận trọng bài toán tài chính, ưu tiên chọn sản phẩm xuống tiền đầu tư càng nhanh thu hồi lợi nhuận càng dễ.
Còn đối với người mua nhà có nhu cầu định cư thì vấn đề tốc độ phát triển hạ tầng và quy hoạch dân số là khúc mắc khá lớn. Các khu đô thị vùng ven được giới chuyên gia đánh giá là ở thì được nhưng những khu đất rẻ lại quá xa trung tâm, tiện ích sống chưa đảm bảo.
Một thực tế cần phải nhìn nhận là nhà đất các khu vực này vẫn chưa có nhiều chuyển biến mạnh về hạ tầng, dù muốn phát triển thì người dân bắt buộc phải chờ đợi hạ tầng và tiềm năng kinh tế phát triển theo.
Nhanh thì 5 năm, chậm có thể là một thập niên trở lên khu vực này mới kỳ vọng có diện mạo nhộn nhịp như phố Đông hay khu Nam Sài Gòn. Tuy nhiên, nếu có tiền nhàn rỗi, chưa vội an cư và muốn tậu đất xây nhà trong tương lai, nhà đất vùng ven ngoại thành vẫn là lựa chọn không tồi.
Theo Pháp Luật TP.HCM
" alt=""/>Mua nhà đất vùng ven và những rủi ro tiềm ẩn