Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT làm việc trực tiếp với các đài truyền hình, kênh truyền hình của Trung ương để rà soát lại độ bao phủ, khả năng dành thời lượng phát sóng các bài giảng truyền hình. Ảnh: VGP/Đình Nam
Dạy học trực tuyến kết hợp dạy trên truyền hình
Theo khảo sát nhanh của Bộ GD&ĐT, việc tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới 2021-2022 gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.
Nhiều nơi tổ chức dạy học trực tuyến chưa hiệu quả, do hệ thống đường truyền internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học miễn phí chất lượng không tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập... Chẳng hạn theo thống kê sơ bộ, TPHCM còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến; nhiều tỉnh vùng khó khăn có từ 50% đến 70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến; nhiều thôn bản không có mạng Internet…
Việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện để làm quen với phương thức học tập này.
Trong 48 tỉnh, thành phố tổ chức khai giảng năm học mới 2021-2022, đã có 14.010 trường tổ chức học trực tiếp, 11.419 trường tổ chức học trực tuyến, 8.719 trường chưa tổ chức dạy học. Hầu hết các địa phương tập trung ưu tiên dạy học cho các lớp cuối cấp (lớp 9 và lớp 12).
Số giáo viên, học sinh thuộc diện F0, F1 còn nhiều, chưa kể số giáo viên, học sinh đang ở các khu cách ly y tế cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dạy và học ở một số địa phương.
Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn năm học mới, trong đó có việc tổ chức dạy học qua Internet, dạy học trên truyền hình; bổ sung bài giảng, học liệu phục vụ học trực tuyến, học trên truyền hình.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định trong tình hình dịch bệnh hiện nay, dạy học trực tuyến là phương thức chính, dạy học trên truyền hình là phương thức bổ trợ quan trọng nhất. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định trong tình hình dịch bệnh hiện nay, dạy học trực tuyến là phương thức chính, dạy học trên truyền hình là phương thức bổ trợ quan trọng nhất, “lớp 1, lớp 2 thì dạy học trên truyền hình sẽ là trọng tâm”. Trước mắt giáo viên không thực hiện kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình đối với học sinh lớp 1, lớp 2.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã tổ chức xây dựng video bài giảng (dạy trên truyền hình) cho môn học các lớp 1, 2 và 6 (hiện đang phát hành Tiếng Việt và Tiếng Anh lớp 1). Đối với các lớp còn lại (3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12), Bộ lên phương án tổng hợp các nguồn bài giảng hiện có ở địa phương, kết hợp điều phối, phân công địa phương và xã hội hóa việc sản xuất bài giảng, Bộ hỗ trợ thẩm định bài giảng.
Ngoài ra, ở những nơi khó khăn về dạy học trực tuyến, trên truyền hình, các nhà trường sẽ thực hiện phát phiếu học tập đến học sinh để đảm bảo việc học không bị gián đoạn. Đối với bậc học mầm non, Bộ GD&ĐT tổ chức xây dựng ngân hàng video clip để phụ huynh hướng dẫn, giáo dục trẻ ở nhà.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá Bộ GD&ĐT đã rất nỗ lực, cố gắng chuẩn bị cho năm học mới. Tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, trong khi chúng ta tiếp tục đổi mới chương trình, sách giáo khoa, do vậy, bảo đảm chất lượng giáo dục là yêu cầu rất quan trọng, nhất là học sinh các lớp đầu cấp và bậc tiểu học. Vì vậy, các học liệu phục vụ dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình phải rất chuẩn mực, chất lượng.
Bộ GD&ĐT phải tích cực phát động, kêu gọi các tổ chức cung cấp dịch vụ dạy học trực tuyến đóng góp để chọn lựa được những học liệu tốt nhất để đưa lên học trực tuyến; khẩn trương biên soạn học liệu trực tuyến cho lớp 2 và lớp 6 theo chương trình, sách giáo khoa mới.
Trong điều kiện hiện nay, cùng với việc bảo đảm an toàn ở những nơi có điều kiện dạy học trực tiếp, Bộ GD&ĐT phải đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số, trong đó có giáo dục trực tuyến. Tuy nhiên, có một bộ phận học sinh không đủ điều kiện, khả năng tiếp cận học trực tuyến tốt thì phương thức hỗ trợ tốt nhất là dạy học trên truyền hình. Những nơi học sinh không thể học trực tuyến, trên truyền hình, lại đang bị dịch bệnh thì ngành giáo dục áp dụng các biện pháp vẫn thực hiện như chuyển, gửi tài liệu học tập, bài kiểm tra…
Đưa các bài giảng tốt nhất đến học sinh ở mọi nơi, mọi lúc
Tại cuộc làm việc, các ý kiến thống nhất cho rằng trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, bên cạnh phương thức dạy học trực tuyến, cần quan tâm tới phương thức dạy trên truyền hình dù tương tác kém hơn học trực tuyến nhưng khả năng tiếp cận công bằng hơn đối với những gia đình nghèo. Với các học sinh còn nhỏ thì học trên truyền hình là giải pháp thậm chí tốt hơn học trên điện thoại di động.
Các ý kiến cho rằng để phủ hết các khối lớp, môn học phải có nhiều kênh phát sóng theo các khung giờ. Đại diện Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Thông tấn, Đài Truyền hình kỹ thuật số, Truyền hình Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam… cho rằng Bộ GD&ĐT phải chủ trì phân vai cho từng kênh phát sóng các khối việc dạy học trên từng kênh truyền hình.
Một số ý kiến đề xuất thêm các phương thức khác nhau để đưa nội dung giảng dạy đến học sinh qua USB, sóng phát thanh, trên các nền tảng số,… Mục tiêu cuối cùng là đưa các bài giảng đến học sinh với chất lượng tốt nhất, ở mọi nơi, mọi lúc…
![]() |
Tại cuộc làm việc, đại diện Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Thông tấn, Đài Truyền hình kỹ thuật số, Truyền hình Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam… cho rằng Bộ GD&ĐT phải chủ trì phân vai cho từng kênh phát sóng các khối việc dạy học trên từng kênh truyền hình.Ảnh: VGP/Đình Nam |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT làm việc trực tiếp với các đài truyền hình, kênh truyền hình của Trung ương để rà soát lại độ bao phủ, khả năng dành thời lượng phát sóng các bài giảng truyền hình, các đài địa phương có phương án tiếp sóng để có diện bao phủ tốt nhất, đến nhiều học sinh nhất, kể cả những em có điều kiện học trực tuyến. “Tinh thần là một môn học, lớp học phải có ít nhất 2 khung giờ phát bài giảng truyền hình trong một ngày, nhất là bậc tiểu học”, Phó Thủ tướng nói.
Bộ GD&ĐT cần tiếp tục chú trọng giảm tải khi thiết kế các chương trình học trực tuyến, học trên truyền hình, nhất là ở bậc tiểu học theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”; có hướng dẫn chi tiết việc tổ chức giờ giảng trực tuyến tránh hình thức, hời hợt hoặc quá căng thẳng; lồng ghép, tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng cho các phụ huynh, đặc biệt là các kiến thức cơ bản về phòng chống dịch trong môi trường giáo dục và trong xã hội.
“Việc áp dụng phương thức dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình phải gắn với đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đặc biệt là trong thi cử, nhất là các kỳ thi phục vụ cho việc chọn trường ở các lớp đầu cấp, để bảo đảm quyền lợi cho học sinh”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định tất cả những địa phương có dịch bệnh diễn biến phức tạp thì Bộ sẽ có điều chỉnh về thời gian kết thúc năm học, thậm chí phương pháp thi hết cấp, đầu cấp, thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học trên tinh thần tạo điều kiện tối đa cho học sinh, không để các em thiệt thòi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục nỗ lực bảo đảm công bằng trong giáo dục, không chỉ giữa các vùng miền mà cả những nơi có dịch và không có dịch, nhất là đối tượng học sinh nghèo ở vùng có dịch; vận động, kêu gọi cộng đồng, xã hội hỗ trợ trang thiết bị, công cụ học tập cho học sinh nghèo trong điều kiện có dịch bệnh. Bộ TT&TT, các nhà mạng bảo đảm đường truyền phục vụ cho dạy, học trực tuyến./.
Theo baochinhphu.vn
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ TT&TT khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” để kịp thời hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số.
" alt=""/>Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bộ GDQua hình ảnh được chia sẻ có thể nhận ra phòng khách có diện tích khá lớn, nội thất tối giản và hạn chế trang trí rườm rà. Gia đình Tăng Thanh Hà để dành khoảng không gian rộng để các con và hai chú chó cưng có chỗ vui đùa, chạy nhảy. Sàn nhà được lát gỗ màu đen, tạo cảm giác sang trọng. Phòng chơi của hai bé Richard và Chloe cũng có diện tích rộng, thiết kế kết hợp giữa giá sách và ghế ngồi được khen độc đáo.
Tổ ấm của Tăng Thanh Hà đẹp tinh tế.
Đặc biệt, căn biệt thự của Hà Tăng và Louis Nguyễn có phần sân vườn rộng rãi, thoáng mát. Đây là địa điểm chụp hình ưa thích của nữ diễn viên. Cô có rất nhiều ảnh "check-in" ngay trong vườn nhà. Ngay cả khu vực trồng vườn cũng được thiết kế sàn gỗ tạo cảm giác sạch sẽ, sang trọng.
Tăng Thanh Hà có sở thích trồng vườn. Cô chia sẻ nhiều khoảnh khắc trồng và chăm sóc cây, hoa trong vườn nhà. Mỗi năm, vào dịp Tết Nguyên đán, vợ chồng nữ diễn viên lại mặc áo dài và chụp ảnh ngay ở khu vườn thuộc căn biệt thự.
Biệt thự của vợ chồng Tăng Thanh Hà có khu vườn bao quanh. Nơi đây được cô lót gỗ, trồng nhiều cây trái và hoa các loại.
Cây xoài tượng vài năm tuổi bắt đầu trĩu nặng quả.
Tăng Thanh Hà tâm sự ba của cô hướng dẫn, giúp chăm sóc nên cây xoài phát triển tốt.
Người đẹp hào hứng khoe thành quả trái cây trong vườn nhà.
Ngoài cây ăn quả, Tăng Thanh Hà còn khéo tay trồng nhiều loại rau củ.
Dù trồng trong chậu, các cây vẫn phát triển tốt nhờ chăm bón kỹ lưỡng, đúng phương pháp. "Ngọc nữ" dành một góc nhỏ trong vườn để trồng các loại hoa hồng ngoại nhập. Cô yêu thích hương thơm của hoa và tự tay cắm hoa trang trí cho ngôi nhà.
Cây mai vàng và những chậu hoa tươi giúp tô điểm khoảng sân thêm bắt mắt.
Không gian sân vườn lớn nên vợ chồng Tăng Thanh Hà thường tổ chức những buổi tiệc nướng ngoài trời cùng bạn bè.
Theo Thoidaiplus
- Những nữ MC VTV vừa xinh đẹp, nổi tiếng vừa sở hữu những ngôi nhà hoành tráng, đáng mơ ước.
" alt=""/>Ở biệt thự triệu đô Tăng Thanh Hà vẫn tự trồng rau tráiCụ thể, hậu vệ De Ligt và Sven Botman, tiền đạo Cody Gakpo, tiền vệ Joey Veerman và thủ môn Bart Verbruggen đếu đã được cho về nhà sau khi mắc bệnh.
“Tôi đã bị sốc (khi được bác sĩ đội thông báo có 5 cầu thủ bị ốm). Tôi đi xuống sảnh khách sạn và thấy Joey Veerman đang ngồi đó, đợi taxi, còn Sven Botman đã rời đi”, HLV Koemancho biết khi nhận tin dữ.
Trước tình thế cấp bách, HLV Koeman đã triệu tập bổ sung trung vệ Stefen de Vrij của Inter, tiền vệ Ryan Gravenberch (Bayern Munich) và thủ môn Kjell Scherpen của Vitesse Arnhem, đểu đấu Pháp đêm nay ở trận ra quân bảng B vòng loại EURO 2024.
Tuy nhiên, nhà cầm quân này có thể gọi lại những cầu thủ bị ốm nếu kịp bình phục cho trận còn lại, Hà Lan tiếp Gibraltar ở Rotterdam vào thứ Ba tới.
“Năm cầu thủ đã trở lại nhà, vẫn chưa hoàn toàn bị loại ở đợt này. Họ có thể trở lại, nếu kịp bình phục. Trong số họ có những cầu thủ đáng ra góp mặt trong đội hình xuất phát Hà Lan đấu Pháp”, Koeman cho biết.
Không chỉ mất 5 cầu thủ trên, tuyển Hà Lan còn thiếu vắng trụ cột De Jong do gặp chấn thương hôm thứ Hai. Dù vậy, Koeman tin tưởng vào những cầu thủ còn lại.
“Cũng còn may là tôi cũng đã thực hiện những hoán đội vị trí trong lúc tập. Vì vậy, các cầu thủ còn lại ở đâ cũng đã được chuẩn bị cho các vai trị này. Tôi đã biết mình phải làm gì trong tình huống hiện tại.
Tôi tin tưởng vào các cầu thủ của mình. Bóng đá là một trò chơi kỳ lạ. Chúng tôi có thể đạt được một kết quả với những cầu thủ này. Mất De Jong là một tổn thất lớn nhưng tôi không nghĩ Hà Lan không có cơ hội trước Pháp”.
Đấu Pháp đêm nay sẽ là trận chính thức đầu tiên của HLV Koeman sau khi trở lại dẫn dắt ĐT Hà Lan trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình.