Bởi thế, cuộc sống càng khó khăn hơn khi thu nhập vẫn thế mà phải gánh thêm nợ nần. Hiện tại, chồng tôi đang làm lái xe taxi còn tôi làm cấp dưỡng cho một trường mầm non ở ngoại thành. Cả hai gia đình nội ngoại đều ở quê và không khá giả nên hầu như không hỗ trợ gì thêm được.Chúng tôi vốn là bạn chung lớp cấp ba, sau đó cùng lên thành phố lập nghiệp. Trước tôi, anh có yêu một cô bạn chơi cùng nhóm, xinh đẹp và con nhà giàu. Tôi là người chứng kiến toàn bộ mối tình đó của anh.
Anh đã phải quỵ luỵ chiều chuộng người yêu rất nhiều nhưng không giữ chân được cô ấy. Khi hai người chia tay, anh đã rất suy sụp đến nỗi bỏ dở học đại học, lao vào chơi game. Chính tôi đã ở bên động viên an ủi và vực lại tinh thần cho anh. Có lẽ, vì thế mà anh cảm động nên mới yêu tôi và trở thành vợ chồng.
Suốt những năm tháng lăn lộn ở thành phố, chúng tôi đã cùng chia ngọt sẻ bùi để cùng nhau vượt qua khó khăn. Có những lúc trong túi không có tiền, hai vợ chồng ăn chung một ổ mì hay một gói mì tôm nhưng cảm thấy rất hạnh phúc. Bởi thế, tôi tự nhủ, dù vất vả đến đâu nhưng vợ chồng cùng đồng cam cộng khổ chắc chắn sẽ vượt qua tất cả.
Từ ngày mua nhà, tiền lương của tôi chủ yếu dùng để trả nợ còn tiền anh để lo chi phí sinh hoạt trong gia đình nên thường thiếu trước hụt sau. Để tăng thêm thu nhập, tôi nhận thêm hàng gia công về nhà làm. Công việc vất vả dù tiền công chẳng bao nhiêu nhưng tôi vẫn cố gắng thức khuya dậy sớm với hy vọng chắt bóp thêm ít tiền trả nợ.
Thu nhập của chồng thì bấp bênh, tháng nhiều tháng ít tuỳ vào lượng khách và tiền bo của họ. Bởi thế, tôi không biết chính xác mỗi tháng chồng kiếm được bao nhiêu mà anh đưa chừng nào thì nhận chừng đó.
Cả mấy tháng nay, anh đưa tôi chỉ một nửa số tiền so với bình thường với lý do ế khách do họ ưa chuộng xe công nghệ hơn taxi truyền thống. Tôi nghe vậy cũng tin chồng mình nói thật do nghe tin tức có nói đến vấn đề này.
Nhưng cách đây vài tuần, tôi vô tình gặp lại một người bạn cũ cùng chơi chung trong nhóm bạn học cấp ba. Khi nghe tôi tâm sự chuyện mới mua nhà, cuộc sống còn khó khăn thì người bạn tỏ ra ngạc nhiên.
Cô ấy bảo: “Thế mà tớ nghĩ vợ chồng cậu khá khẩm lắm chứ, nghe đâu chồng cậu mới cho cái Vy vay mấy chục triệu mà”. Vy là tên của người yêu cũ trước đây của chồng tôi cũng là bạn cùng lớp của chúng tôi. Tôi thấy rất bất ngờ và nghĩ có sự nhầm lẫn, thứ nhất nhà Vy rất giàu cần gì vay tiền, thứ hai chồng tôi lấy tiền đâu ra mà cho vay nhiều vậy.
Nhưng khi cô bạn kể đầu đuôi thì tôi mới thấy nghi ngờ. Nghe đâu, nhà Vy bị phá sản, vợ chồng ly hôn lục đục nên giờ chẳng còn gì cả thậm chí nợ nần chồng chất. Còn chuyện chồng tôi cho vay tiền được Vy khoe với nhóm bạn trong một lần gặp mặt mới đây.
Sau cuộc trò chuyện với bạn cũ, tôi như người mất hồn không rõ thực hư câu chuyện ra sao. Tôi định hỏi chồng nhưng để cho chắc chắn, tôi lên thẳng công ty để hỏi chuyện lương bổng. Tôi được biết, công ty vẫn trả lương đều đặn cho nhân viên nhưng do chồng tôi có tạm ứng mấy chục triệu nên đang trừ dần hàng tháng.
Tôi gần như bị sốc khi nghe số tiền chồng tạm ứng và chắc chắn anh đã dùng vào việc khác mà không đưa về nhà. Quá tức giận, tôi gọi điện hỏi chồng thì anh ấp úng bảo sẽ giải thích sau. Tối về, anh thừa nhận mình tạm ứng tiền cho người yêu cũ vay nhưng bao biện cô ấy vay rồi sẽ trả. Vả lại, khi người ta gặp khó khăn tìm đến mình, chẳng lẽ mình lại từ chối.
Tôi nghe mà muốn phát điên, hoàn cảnh của chúng tôi đâu có dư giả, thậm chí đang nợ chồng nợ chất mà chồng lại hành xử như thế. Anh có nghĩ đến cảnh tôi còng lưng trả nợ hàng tháng không mà xót thương cho người khác.
Tôi làm căng, buộc anh phải đi lấy tiền về mà trả nợ chứ không chấp nhận được việc này. Nhưng chồng trù trừ không quyết bởi anh đâu dám đánh mất thể diện để đòi lại tiền từ người xưa nữa. Tôi cảm thấy niềm tin đối với chồng gần như đã sụp đổ hoàn toàn.

Đau đớn khi biết sự thật về lọ nước hoa chồng bắt dùng mỗi khi ân ái
Ngần ấy thời gian, cứ hết là anh lại mua tặng tôi lọ nước hoa có mùi đó, không bao giờ thay đổi.
" alt=""/>Chồng ngoại tình còn cho người yêu cũ tiền
Video: Cư dân chung cư ở Nguyễn Tuân 'rộn ràng' đi mua nước về dùng.Quà tặng là nước sạch
Trong những ngày này tại một số quận ở Hà Nội, đề tài nước sạch là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất. Những gia đình thiếu nước sạch phải tìm đủ trăm phương nghìn kế để có nước sinh hoạt.
Bởi vậy đối với họ, được tặng nước là thứ ý nghĩa nhất trong những ngày này. Chị Minh Yến (SN 1986, Thanh Xuân) chia sẻ: ‘22h30 đêm, thấy người anh nhắn tin: ‘Anh chuẩn bị cho 1 thùng 20l, nếu chưa ngủ thì anh mang qua cho, xuống tầng 1 lấy nhé.
Nếu ngủ rồi thì sáng mai anh mang sớm cho’. Tưởng anh đùa, hoá ra anh vác bình nước đi bộ mang sang nhà cho mình thật. Vậy là có quà quý lúc nửa đêm’.
 |
Món quà đặc biệt của người anh trai trong thời điểm nguồn nước Hà Nội bị ô nhiễm. |
Chị Trang ở một chung cư huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, hàng loạt cư dân ở đây đã phải nghĩ mọi cách để tiết kiệm nước. Họ thường xuyên đi nhờ vệ sinh, trẻ con phải đi tiểu vào chai… vì không có nước dội.
Việc đi lấy nước không chỉ vất vả mà còn gặp khó khăn vì không có vật dụng đựng được. Một hộ dân đã phải đổ bỏ mấy bình rượu quý, ngâm từ lâu để có vật dụng chứa nước. ‘Rượu quý phải bỏ đi để lấy nước vì khát quá rượu cũng chẳng uống được. Trong khi không có nước sạch mà uống’, người này nói.
 |
Cư dân ở chung cư huyện Hoài Đức đổ xô ra bể bơi lấy nước về dùng. |
Không chỉ vậy, với tình trạng bị cắt nước, người dân ở chung cư huyện Hoài Đức, Hà Nội còn phải xuống bể bơi của tòa nhà xách nước về dùng. Nhưng nước này chỉ phục vụ được việc đi vệ sinh, còn việc ăn uống… họ vẫn phải đi mua nước sạch.
Người dân ở đây cho biết, mỗi ngày có khoảng 1 - 2 xe nước chở đến phục vụ cư dân, tuy nhiên số nước trên không đáp ứng đủ nhu cầu của hàng nghìn hộ dân.
Vừa về nhà sau di tản lại lục đục kéo nhau đi
Đáng nói là người dân khu vực Hạ Đình, Thanh Xuân. Vừa trải qua những ngày lo lắng vì ô nhiễm không khí, người dân ở đây lại phải đối mặt với vấn đề nước sạch.
Bà Nhung (71 tuổi, Thanh Xuân Nam) nói: ‘Mấy hôm trước, tôi ngửi thấy nước có mùi. Mở cửa phòng vệ sinh, mùi khét xộc lên mũi. Khi nấu cơm, canh thấy thức ăn có mùi chúng tôi buồn nôn, phải đổ đi’.
Những ngày này, gia đình bà cũng như nhiều hộ dân phải đi ăn quán. Tuy nhiên thực phẩm họ chọn cũng là những thực phẩm khô, không có nước như bánh mì, bún trộn…
 |
Chị Phương bế con đi mua đồ ăn khô và sữa tươi về ăn. |
Chị Phương - chung cư 85 54 Hạ Đình chia sẻ: ‘Tôi sinh con được 3 ngày đã vội đi sơ tán vì ô nhiễm sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông. Hai mẹ con vừa về được 3 ngày lại rơi vào cảnh ô nhiễm nước.
Tôi phải mua bánh mì, sữa tươi uống, lấy sữa cho con bú. Chồng tôi cũng sang những quận không sử dụng nước sông Đà để mua cơm về ăn. Vì các quán cơm ở đây, mình có biết được là họ dùng nước khoáng hay dùng nước máy để nấu đâu?
Riêng con gái tôi, toàn bộ nước tắm rửa, vệ sinh cá nhân, tắm, giặt đều dùng nước khoáng đóng chai vì da cháu bị dị ứng. Tính đến hôm nay, tôi mua gần 2 triệu đồng tiền nước khoáng’.
Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều hộ dân bức xúc là thông tin không được cập nhật.
Bà Vũ Thị Giáp (66 tuổi) cho biết: ‘Gia đình tôi thuộc khu vực nước nhiễm bẩn nhưng chúng tôi không được thông báo. Mấy hôm sau, đọc báo chúng tôi mới biết để ngừng việc ăn uống từ nguồn nước đó’.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Hương, cư dân chung cư ở quận Hà Đông, Hà Nội cũng cho biết, các hộ dân ở chỗ chị vì hoang mang trước thông tin nước nhiễm bẩn nên đua nhau đi mua nước.
‘Đêm hôm qua tôi gọi cho một công ty nước để mua nhưng nhân viên công ty này thông báo hết nước, bị cháy hàng.
Khi biết tôi ở chung cư Văn Phú, anh này nói chúng tôi không phải dùng nguồn nước của Công ty nước sạch Sông Đà nên không bị nhiễm bẩn. Từ lúc đó chúng tôi mới biết nguồn nước của mình tạm an toàn, nên không đi mua nước đóng chai nữa, chị nói.
Thiếu nước khiến nhiều hộ kinh doanh cũng rơi vào tình trạng khó khăn. Bà Nguyễn Thị Tuyết (54 tuổi) - khu tập thể Thanh Xuân Bắc, cho biết: ‘2 ngày hôm nay khách không dám ăn sáng ở đây. Bình thường 9 giờ sáng là tôi bán hết hàng nhưng giờ ế ẩm, khách vắng.
Mặc dù mình mua nước khoáng về nấu nướng, chế biến đồ ăn, cũng thông báo cho khách như vậy nhưng họ không tin. Trưa nay, tôi mang đồ về cho gia đình ăn trừ bữa.
Nhà tôi ở tầng 5 khu tập thể, 3 hôm nay không thấy họ bơm nước lên. Hộ tôi 10 con người sinh sống, chồng tôi mua nước đóng chai về ăn uống tốn kém vô cùng. Thiếu nước đã khổ, giờ thêm nước ô nhiễm, càng khổ hơn’.
 |
Bà Tuyết - kinh doanh đồ ăn sáng ở Hạ Đình. |
 |
Quán ăn nhà bà Tuyết vắng tanh khách. |
Tương tự, anh Tùng – chủ cơ sở sửa chữa, rửa xe máy (Hạ Đình, Thanh Xuân) cũng méo mặt những ngày qua. ‘Chỗ tôi cắt nước 2 ngày, vừa cấp lại sáng nay. Tôi nhịn tắm mấy ngày rồi, ăn uống thì ra ngoài. Tất cả sinh hoạt đều đảo lộn, kể cả việc kinh doanh. Hôm qua khách mang xe đến rửa đành phải từ chối’, anh ngán ngẩm nói.

Dân Hà Nội xếp hàng từ đêm khuya, lấy cả nước từ... bể bơi về dùng
Cuộc sống bị đảo lộn do mất nước. Nhiều nơi, người dân phải xếp hàng từ đêm khuya, thậm chí sử dụng cả nguồn nước từ bể bơi tòa nhà.
" alt=""/>Chuyện cười ra nước mắt khi Hà Nội thiếu nước sạch