![]() ![]() |
Anh Hưng trả lại số tiền cho người bị mất. Ảnh: NVCC. |
Khoảng một giờ sau, người bị mất đồ là chị Hà gọi điện với giọng hốt hoảng. Anh Hưng báo địa chỉ và bảo chị sang để nhận lại.
"Chị có gửi tiền cảm ơn, mình cũng nhận một triệu đồng để chị thấy thoải mái. Mình rất vui khi có thể làm được một việc tốt, hạnh phúc đôi khi đơn giản chỉ là cho người khác có thêm niềm tin vào mình", anh Hưng bày tỏ.
Anh Hưng quan niệm tiền bạc, vật chất có thể mất đi nhưng tình cảm và niềm tin, giá trị của con người luôn còn đó.
Chia sẻ câu chuyện của mình, anh hy vọng lan tỏa cách sống đẹp, mọi người hiểu rằng trả lại đồ cho người mất đem lại hạnh phúc gấp nhiều lần so với việc lấy luôn món đồ đó.
Số tiền gần 100 triệu đồng và chiếc điện thoại đắt tiền được anh chủ quán bún trao trả lại chủ nhân.
" alt=""/>Nam thanh niên trả lại 50 triệu đồng nhặt được ở cây ATMLãnh đạo Việt Nam khẳng định một lần nữa lập trường nhất quán của Việt Nam là tất cả các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, bao gồm tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, có tính đến lợi ích chính đáng của các bên liên quan, tránh gây tổn thất cho thường dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh, ủng hộ các nỗ lực trung gian hòa giải quốc tế nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình lâu dài cho xung đột với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào quá trình thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp để sớm ổn định tình hình, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Đồng thời, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh khi xung đột chấm dứt, Việt Nam sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế hỗ trợ công cuộc tái thiết tại Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky đánh giá cao lập trường của Việt Nam, đồng thời cảm ơn Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine; mong muốn Việt Nam ủng hộ tuyên bố của Hội nghị hòa bình (lần thứ nhất) tại Thuỵ Sỹ, cũng như giúp Ukraine trong việc rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả xung đột.
Tổng thống Zelensky khẳng định Ukraine luôn bảo đảm an toàn cho cộng đồng người Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Kiev.
Hai bên chia sẻ nhu cầu duy trì và thúc đẩy hợp tác song phương thông qua tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp; tìm kiếm biện pháp hiệu quả, phù hợp nhằm duy trì sớm khôi phục trao đổi thương mại song phương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cảm ơn Ukraine đã hỗ trợ bảo đảm an toàn và sơ tán công dân Việt Nam tại Ukraine và mong muốn chính quyền Ukraine tiếp tục hỗ trợ bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho công dân và doanh nghiệp Việt Nam hiện đang sinh sống, làm việc tại Ukraine.
Tại cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von de Leyen, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chúc mừng bà Ursula von de Leyen tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác/đối thoại hiện có; hoan nghênh EU đóng vai trò tích cực tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối thúc đẩy hợp tác của EU với các nước trong khu vực thông qua khuôn khổ Đối tác chiến lược ASEAN - EU.
Sau gần 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo sức bật mới cho thương mại song phương, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong ASEAN. EU trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, đầu tư của EU vào Việt Nam cũng tăng lên và EU hiện là nhà đầu tư lớn thứ 5 của Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị hai bên tiếp tục triển khai hiệu quả EVFTA, trong đó ưu tiên tháo gỡ những vướng mắc về mở cửa thị trường cho hàng hóa hai bên, bao gồm việc EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị hai bên đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh và phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên biên giới, nhất là tội phạm công nghệ cao.
Lãnh đạo Việt Nam đề nghị EU tiếp tục tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực quản trị công, phát triển kinh tế xanh và tuần hoàn...
Chủ tịch EC Ursula von de Leyen khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác chủ chốt của EU trong triển khai Chiến lược hợp tác với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Bà Ursula von de Leyen đề nghị hai bên sớm nâng cấp quan hệ, làm cơ sở thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
EU sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong triển khai hiệu quả thỏa thuận, cơ chế trao đổi hiện có để thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực, tăng cường phối hợp giải quyết thách thức toàn cầu.
EC sẽ tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, triển khai hiệu quả JETP, hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến Cửa ngõ toàn cầu.
Về tình hình Biển Đông, hai bên nhất trí nhấn mạnh các tranh chấp cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, củng cố hòa bình, ổn định và thịnh vượng của cả khu vực.
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng cho rằng, cần phải tích cực đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về sự suy giảm vai trò của giai cấp công nhân; cần nghiên cứu hoàn thiện các vấn đề lý luận về giai cấp công nhân, về vai trò sứ mệnh lịch sử mới của giai cấp công nhân.
Theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Nghị quyết 20-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã nêu: “Xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội”.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh, đây cũng là dịp để đánh giá kết quả thực hiện những chủ trương, định hướng, giải pháp lớn về lao động việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động; đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề chuyên môn, kỹ thuật; vấn đề tác phong, kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động; hay vấn đề trí thức hóa công nhân…
Giai cấp công nhân Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Hội thảo đã có tổng số 22 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài hệ thống công đoàn, đề cập đến các vấn đề như: Cơ sở lý luận, pháp lý về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh; thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.
Trong đó, các chuyên gia đều cho rằng, cần tiếp tục đầu tư, nghiên cứu hệ thống lý luận về công nhân, công đoàn, nhằm xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, mang tính chất của kỷ nguyên mới, hiện đại về tư tưởng, tư duy, về phong cách lao động, về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, thật sự trở thành trụ cột trong liên minh, lực lượng nòng cốt trong xây dựng đất nước.
Với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, các chuyên gia, nhà khoa học đã thể hiện quan điểm trên nhiều khía cạnh nội dung sâu sắc, đặc biệt chú trọng đến các vấn đề như: việc làm, tiền lương, thu nhập, nhà ở, đời sống vật chất, tinh thần và chính sách an sinh xã hội của người lao động…
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn với công tác xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện, ngày càng sâu rộng.
Đến nay, công nhân nước ta đã có hơn 15 triệu người, chiếm khoảng 15% dân số, 29% lực lượng lao động xã hội, tạo ra gần 70% giá trị tổng sản phẩm xã hội. Công nhân, lao động nước ta có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp ngày càng cao. Đến năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 27,2%, trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm khoảng 17%, chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao như: dầu khí, điện lực, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ hóa học, sinh học...
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các nhà khoa học, các nhà quản lý thảo luận và đánh giá kết quả thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh; đánh giá toàn diện, khách quan những thành tựu đạt được, những hạn chế, khó khăn, thách thức, phân tích tìm ra các nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan của các hạn chế.
Đồng thời, thảo luận và dự báo xu hướng biến đổi, phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, từ đó, đề xuất giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, hiện đại, nâng cao năng lực tiếp cận, làm chủ khoa học và công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt ở một số ngành, lĩnh vực then chốt như: công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin…
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, từ kết quả của hội thảo sẽ khơi gợi, hình thành một số giải pháp cơ bản, trọng tâm nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, hình thành các kiến nghị về những chủ trương, chính sách lớn, nhằm tạo sức bật mạnh mẽ cho lực lượng lao động, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thực sự hiện đại, lớn mạnh, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Linh Chi
" alt=""/>Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới