Theo các chuyên gia phong thủy, nếu bạn muốn thu hút sự may mắn và tài lộc cho nhà của mình có thể áp dụng một số mẹo đơn giản.
1. Không để cây chết, héo úa
Cây cối đóng một vai trò rất lớn trong không gian sống. Nó giúp lưu thông các dòng chảy năng lượng. Nhưng nếu bạn quá lười biếng mà bỏ quên chăm sóc, để cây héo úa thì thà không có còn tốt hơn. Theo các chuyên gia phong thủy, để cây héo úa, chết khô trong nhà đại diện cho cái chết và sẽ mang lại năng lượng tiêu cực vào trong nhà của bạn.
2. Nhà ít đồ đạc thừa
Đây là điều cơ bản nhất. Đó là lí do tại sao trước Tết, các gia đình lại tổng vệ sinh và dọn dẹp lại toàn bộ không gian của mình. Ngôi nhà của chúng ta phải luôn luôn có năng lượng sạch và tích cực, vì vậy luôn luôn tốt để dành một ít thời gian để làm sạch năng lượng cũ để chào đón và thu hút năng lượng mới cho ngôi nhà của bạn.
3. Chú ý phong thủy cửa chính
Cửa chính là phần miệng hút năng lượng vào bên trong ngôi nhà. Do vậy, bạn luôn luôn phải tạo ra một con đường mở để mời năng lượng tích cực chảy vào nhà bạn. Thận trọng với bất kỳ vật cản nào có khả năng ngăn chặn dòng chảy. Luôn luôn giữ cho không gian tại hoặc bên ngoài cửa chính không lộn xộn bằng cách vứt bỏ thùng, chậu cũ, giày,...
4. Luôn đóng nắp nhà vệ sinh khi không sử dụng
Xét theo khoa học, hàng ngày khi không sử dụng, bạn nên đóng nắp bồn cầu. Giáo sư Gerba của Đại học Arizona nói rằng khi xả nước nhà vệ sinh, nếu quay chậm sẽ thấy giống một màn bắn pháo hoa. Các mầm bệnh tồn tại như vi khuẩn E. coli và Salmonella có thể bay vào không khí và bám vào các bề mặt khác bất cứ lúc nào. Theo phong thủy, khi mở nắp bồn cầu, những năng lượng tốt và giàu có sẽ trôi ra khỏi nhà của bạn.
5. Sửa chữa các thiết bị hỏng
Một căn nhà ở lâu năm sẽ khó tránh khỏi xuất hiện các vết nứt trên trần nhà và trên tường. Lúc này cần sửa chữa kịp thời, nếu không sẽ bị lọt tài, hơn nữa cũng không tốt cho sức khỏe. Nếu như trong nhà có các vật dụng bị hỏng gần như không sử dụng được nữa thì cũng nên xử lý kịp thời. Ví dụ như bát đĩa bị mẻ thì tốt nhất cũng nên thay kịp thời, nếu không không những trong lúc sử dụng hay rửa có thể bị thương, mà còn dễ bị lọt tài, hao tài tốn của.
6. Xác định vị trí chiêu tài trong nhà
Một trong những nguyên tắc cơ bản trong phong thủy tài lộc là xác định vị trí chiêu tài trong nhà. Một khi bạn biết vị trí của cải vào nhà, hãy kiểm tra những việc nên và không nên làm có tác động đến phong thủy. Bạn nên bày các vật phẩm phong thủy kích hoạt tiền tài như hũ đựng tiền, dải xu Ngũ đế, cây phong thủy,...tại vị trí tài lộc.
7. Treo tranh có nước vì nó tượng trưng cho sự giàu có và tiền bạc
Trong phong thủy, nước tượng trưng cho tiền bạc. Tuy nhiên, bạn nên chú ý chọn những bức tranh có hướng nước chảy vào bên trong nhà của bạn. Nước chảy sai, hướng ra ngoài có nghĩa là gia đình sẽ bị mất tiền.
Theo Khám phá
" alt=""/>7 chú ý phong thủy hút tiền bạc đừng nên quên
Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng. Đây là thời điểm các gia đình thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh; báo hiếu gia tiên và đồng thời phát lộc cho các vong hồn được xá tội.Trong ngày rằm tháng 7, hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân, người Việt lại làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.
Dưới đây là tổng hợp cách thức chuẩn bị mâm cỗ cúng cho Đức Phật, gia tiên và cô hồn cùng các lưu ý quan trọng trong việc lễ bái vào ngày rằm tháng 7.
Mâm cúng Phật
Đối với những gia đình theo đạo Phật thì rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.
Ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Vì vậy, vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
 |
Một mâm cỗ cúng rằm tháng 7 rất tươm tất được đăng trên mạng xã hội (ảnh facebook Trần Ngọc Diệp)

|
Lúc làm lễ cúng nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này. Một điều cũng cần đặc biệt chú ý nữa là theo quan niệm từ lâu đời mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày.
Cúng thần linh và gia tiên
Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.
Các gia đình có thể làm một mâm cơm mặn với đủ các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.
 |
Mâm cỗ cúng với đủ các món mặn (ảnh facebook Vũ Hương)

Ngày rằm tháng 7 cũng là dịp thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. của con cháu đối với ông bà, tổ tiên (ảnh facebook Rùa Béo)
|
Mâm cúng chúng sinh
Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Rằm tháng 7 còn gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, tức là ngày mà Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước...
 |
Mâm cúng chúng sinh là đồ chay để không khơi dậy "tham, sân, si"

Món cháo loãng không thể thiếu trong trong lễ cúng cô hồn
|
Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Vì vậy, dân gian thường làm một mâm lễ cho các vong hồn này để chúng không quấy nhiễu dương gian.
Trái với mâm cúng Phật và gia tiên. Lễ cúng cô hồn được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.
Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:
Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
Hoa quả (5 loại 5 mầu)
12 cục đường thẻ
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...)
Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)
Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.
Món cháo loãng không thể thiếu trong trong lễ cúng cô hồn, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.
Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.
Phong Vũ(tổng hợp)
" alt=""/>Cách chuẩn bị mâm lễ cúng cho ngày rằm tháng 7 chuẩn nhất