Chung cư đặc biệt
Tọa lạc tại số 100 đường Hùng Vương (Quận 5, TP.HCM), chung cư Hùng Vương nổi bật bởi tầng trên cùng được sơn màu vàng bắt mắt. Đó là màu sơn tường của chùa Từ Đức, ngôi chùa nằm trọn trên tầng 4 của khu chung cư.
Người dân sinh sống nơi đây cho biết, chung cư được xây dựng vào năm 1970. Sau 2 năm xây dựng, chung cư bắt đầu đón những cư dân đầu tiên.
Tuy vậy lúc đó, đa phần chỉ có người Hoa vào mua căn hộ để ở. Sau này mới có nhiều người Việt chuyển đến. Đến nay, có tuổi đời nửa thế kỷ, khu chung cư vẫn chắc chắn và nổi bật giữa những tòa nhà lân cận bởi dải màu vàng đặc trưng của tầng 4.
Nhiều người dân khẳng định, đây là khu chung cư cũ đặc biệt nhất TP.HCM bởi có ngôi chùa rộng lớn nằm trên toàn bộ tầng 4. Ngôi chùa này cũng được xây dựng cùng lúc với chung cư để làm nơi sinh hoạt tôn giáo của người Hoa sinh sống ở các khu vực lân cận.
Không chỉ có vị trí đặc biệt, lịch sử khai lập của chùa Từ Đức cũng hết sức thú vị. Ông Vương Vỹ Văn (SN 1962), thành viên ban quản lý chùa cho biết, người xây dựng ngôi chùa chính là ông ngoại của mình, Hòa thượng Thích Phước Quang.
Ông kể: “Năm 1972, chung cư được xây dựng xong nhưng không mấy ai đến mua căn hộ để ở. Nhìn tòa nhà khang trang chìm trong cảnh đìu hiu, thiếu sức sống, chủ đầu tư rất lo lắng. Là Phật tử của ông ngoại tôi, người này quyết định mời ông về chung cư tu hành.
Ông hi vọng, khi ông ngoại tôi về chung cư xây chùa, tu hành, các phật tử của ông sẽ đến mua căn hộ để ở. Người này hứa sẽ bán nhà với giá ưu đãi nếu ông ngoại tôi về chung cư xây chùa. Ông ngoại tôi đồng ý, mua toàn bộ tầng 4 chung cư để dựng chùa, làm nơi thờ Phật, tu hành”.
Do nằm trên tầng 4 chung cư, chùa Từ Đức không có cổng tam quan. Muốn vào chùa, khách phải đi qua dãy hành lang tầng 4 của chung cư. Không gian chùa tương đương với 10 căn hộ, diện tích khoảng 700m2.
Hệ thống cột kèo, trần, nền... trong chùa đều giữ nguyên như thiết kế ban đầu của chung cư nhằm đảm bảo kết cấu chung. Chánh điện chùa bài trí khoảng 10 tượng Phật. Cạnh chánh điện là gian phòng được tận dụng làm nhà bếp và nơi để các hũ tro cốt người quá cố.
Lưu giữ chục ngàn hũ tro cốt
Khuôn viên chùa bao gồm cả phần sân thượng của chung cư. Tại phần diện tích này, chùa trồng nhiều loại cây kiểng, đặt tượng Bồ tát Quan âm, tháp nhỏ chứa cốt của Hòa thượng Thích Phước Quang.
Sinh thời, Hòa thượng Thích Phước Quang được nhận định là bậc tu hành giàu lòng yêu nước, đóng góp tích cực cho sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc và công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam.
Thế nên khi ông về chung cư dựng chùa, nhiều Phật tử người Hoa đã đến đây mua căn hộ để sinh sống. Cũng từ đó, chùa Từ Đức trở thành nơi lưu giữ tro cốt của Phật tử, cư dân ở chung cư khi qua đời.
Trước đây, chùa chỉ nhận lưu giữ tro cốt cho người Hoa. Bây giờ, chùa nhận lưu giữ tro cốt cho cả người Hoa lẫn người Việt. Đợt đại dịch vừa rồi, chùa cũng là nơi lưu giữ tro cốt của người mất vì dịch bệnh.
Đến nay, sau nửa thế kỷ thực hiện hoạt động nhân đạo trên, những bức tường bên trong chùa gần như được phủ kín bởi kệ chứa các hũ tro cốt. Các hũ được xếp cẩn thận trên những kệ cao gần 4m và thường xuyên có người lau chùi, nhang khói mỗi ngày.
Ông Văn chia sẻ: “Nói cho đúng, phải gọi chùa này là chùa tro cốt. Bởi từ trên xuống dưới, ngoài đại điện, hầu như diện tích còn lại dùng làm nơi chứa hơn 10.000 hũ tro cốt của người quá cố.
Như rất nhiều gia đình khác, tro cốt của cha mẹ, ông bà, người thân quá cố của tôi cũng được gửi tại chùa. Suốt 50 năm qua, chùa đã lưu giữ hàng chục ngàn hũ tro cốt của nhiều thế hệ người Sài Gòn xưa”.
Ông Lại Xuân Môn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành kiện toàn chức danh Tổng Bí thư khóa 13.
Tại hội nghị, căn cứ các quy định của Đảng, trên cơ sở định hướng giới thiệu nhân sự của Bộ Chính trị, Trung ương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, suy tôn, thống nhất rất cao với số phiếu tuyệt đối 100% bầu ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu khẳng định kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các thế hệ lãnh đạo đi trước đã gây dựng; duy trì sự đoàn kết, thống nhất và cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra, tổ chức thành công Đại hội XIV, đưa đất nước vững bước phát triển trong giai đoạn mới.
Ông Tô Lâm sinh ngày 10/7/1957; quê xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; trình độ chuyên môn Giáo sư, Tiến sĩ Luật học.
Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, 13; Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11, 12, 13; Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh (từ 22/5/2024); Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.
Ông trưởng thành từ cán bộ Cục Bảo vệ Chính trị I, Bộ Công an từ những năm 1980.
Trong quá trình gắn bó với Bộ Công an, ông từng kinh qua các chức vụ: Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng, Phó Cục trưởng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị I -Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
Sau đó, ông làm Phó Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng phụ trách, rồi giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I - Bộ Công an đến tháng 7/2010.
Ông Tô Lâm làm Thứ trưởng Bộ Công an từ tháng 8/2010 - 4/2016 và giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an từ tháng 4/2016 - 5/2024.
Ông được phong cấp bậc hàm Đại tướng từ tháng 2/2019.
Ngày 22/5/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, ông được bầu làm Chủ tịch nước cho đến nay.
" alt=""/>Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư