8h sáng, trong căn phòng rộng, cô giáo Nguyễn Thị Ái Toàn (43 tuổi) ngồi xếp bằng trên tấm thảm nhỏ. Cô ngồi gần như bất động. Gương mặt của cô hiền lành phúc hậu. Một phụ nữ bước vào, lặng lẽ tìm tấm thảm trải xuống đất ngồi đối diện với cô. Rồi tiếp theo vài người nữa cho đến khi căn phòng trở nên chật chội. Cô giáo nở nụ cười. Buổi tập bắt đầu.Buổi tập Yoga cho bệnh nhân tâm thần
Hình ảnh trên chúng tôi ghi nhận được tại phòng tập của khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 trên đường Nguyễn Ái Quốc (P. Tân Phong, TP Biên Hòa, Đồng Nai).
 |
Những động tác cơ bản. |
Trước mặt chị Toàn bây giờ đã đông đủ học viên. Già có, trẻ có. Nam có nữ có. Mặc trang phục bệnh viện, các bệnh nhân ngồi theo hàng ngay ngắn và trật tự. Trên gương mặt họ, người vui có người buồn cũng lắm. Trong nỗi vui buồn đó, họ đều có chung một nét ngây ngô đến ngờ nghệch...
'Hít vào thật sâu' - cô Toàn hô to. Các học viên cố hít cho sâu rồi dừng lại và thở ra từ từ khi tiếng hô của cô vang lên.
Tiếp theo đó, cả lớp ngồi xếp bằng trên tấm thảm. Hai tay ngửa ra đặt lên đầu gối. Đầu hơi cúi xuống, cả lớp bắt đầu ngồi thiền. Không gian dường như lắng đọng. Đôi mắt họ sụp xuống. Những ngổn ngang trong cuộc sống, những phiền muộn trong bệnh tật có lẽ đã tan biến để lại trong tâm chút an nhiên của cuộc đời.
Sau một động tác hơi nặng, cô giáo Toàn chỉ vào vòng bụng của mình rồi hỏi, 'Các anh chị có thấy nóng không?'. Cả lớp hô vang: 'Dạ có'. 'Tốt' - cô Toàn nói - có nóng như vậy vùng mỡ ở đây mới nhanh tan.
Cứ thế, hết động tác này đến động tác khác. Cô giáo Toàn hướng dẫn, tập luyện cho các học viên rất chân tình và đằm thắm. Học viên trong những giây phút như thế này đều trở nên hiền lành và ... ngoan ngoãn. Dường như Yoga đang có hiệu quả đối với những bệnh nhân tâm thần.
Chị Phan Thị Én, 42 tuổi ngụ ở Phan Thiết vào điều trị tại khoa đã hơn một năm. Chị kể lại, lúc đầu mới tập, chị thấy rất khó khăn nhưng đã 6 tháng trôi qua, giờ đây khi tập lại những động tác cũ chị thấy nhẹ nhàng hơn. Chị bày tỏ mong muốn được theo lớp tập luyện mỗi ngày để cơ thể được khỏe mạnh và tinh thần tỉnh táo hơn.
Cũng như chị Én, chị Lê Thị Thảo, 33 tuổi quê ở Tây Ninh, một bệnh nhân đã điều trị nhiều năm cho biết chị đã trải qua gần một năm theo lớp Yoga này. Đến nay chị cảm thấy khỏe hơn trước rất nhiều.
Sẽ phát triển Yoga để điều trị cho bệnh nhân
Lớp Yoga tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 được thành lập vào tháng 12 năm 2017. Ban đầu, có thể do tò mò nên số học viên là bệnh nhân nội trú tham dự rất đông.
 |
Cô Ái Toàn, huấn luyện viên Yoga |
Qua các buổi tập, nhiều bệnh nhân không tiếp thu được bởi Yoga đòi hỏi sự kiên trì. Một số đông không chịu nổi những động tác làm đau nhức cơ thể lúc ban đầu đã bỏ cuộc. Con số giảm dần chỉ còn lại 80 học viên.
Tết 2018, lượng học viên được đoàn tụ với gia đình nhiều, thêm một số khác không muốn học đã khiến cho số học viên giảm thêm một nửa. Đến nay, số học viên chính thức còn lại khoảng 20 người nhưng cũng không đều đặn lắm.
Hồi tưởng lại những ngày đầu bước chân vào bệnh viện, Ái Toàn cho biết, cô xuất thân là diễn viên múa của đoàn ca múa nhạc Đồng Nai. Do những khó khăn trong cuộc sống, năm 2004, gặp lúc giám đốc bệnh viện là bác sĩ - nhạc sĩ Nguyễn Thọ muốn dùng liệu pháp âm nhạc để trị liệu cho bệnh nhân bên cạnh trị liệu bằng thuốc nên đã tuyển dụng nhân sự mảng nghệ thuật để thành lập khoa Phục hồi chức năng.
Được chấp nhận, Ái Toàn chuyển công tác về làm việc hẳn ở bệnh viện. Hàng ngày Toàn dựng múa cho nhân viên bệnh viện, dạy múa cho bệnh nhân. Cứ thế kéo dài đến năm 2017 trong một lần tình cờ, Toàn ghi tên theo học lớp huấn luyện viên Yoga.
Qua lớp học này, Toàn cảm nhận được tinh túy của môn học và ấp ủ sẽ truyền đạt lại cho các bệnh nhân của mình. Toàn nói: 'Trước đây mình theo nghiệp múa nhưng múa chỉ cần độ dẻo trong khi Yoga ngoài dẻo ra còn cần rất nhiều nội lực. Vì thế, theo Yoga sẽ giúp mình cải thiện được nhiều về sức khỏe'.
Một bệnh nhân, là học viên theo học với Toàn từ ngày đầu, anh Trương Phan Duyên, 49 tuổi bày tỏ, sau một thời gian tập Yoga, sức khỏe anh rất khả quan. Anh nhớ lại những ngày đầu, rất mỏi mệt. Dần dần sức khỏe của anh tăng lên. Sau mỗi lần tập, mồ hôi tuôn ra tạo cho anh cảm giác thoải mái và thích thú.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Xuân, Điều dưỡng trưởng và là người trực tiếp quản lý lớp Yoga khoa Phục hồi chức năng xác nhận những thành quả mà các bệnh nhân có được sau một thời gian luyện tập. Bà nói: 'Nhiều bệnh nhân khi chưa tập rất chậm chạp nhưng sau một thời gian đến với Yoga đã tỏ ra yêu đời hơn, thần sắc thay đổi từng ngày'.
'Trong năm tới chương trình tập Yoga cho bệnh nhân sẽ được mở rộng. Có thể Khoa sẽ trình lên Ban Giám đốc đề tài nghiên cứu khoa học về chương trình này', bà Xuân cho biết thêm.

Chuyện ở ngôi nhà giữa vườn cao su Bình Dương
'Con muốn hỏi ông, có ông cha khùng nào mà thương con như ba con không?', câu hỏi quá bất ngờ của đứa trẻ lớp 2 làm chúng tôi nghẹn lòng.
" alt=""/>Lớp học đặc biệt của nữ diễn viên múa trong bệnh viện tâm thần

 |
ThS Tâm lý Nguyễn Bảo Ân. |
- Đây là một câu hỏi rất hay, có ý nghĩa rất sâu sắc. Khi ta muốn trao truyền một cái gì đó cho một ai khác thì trước hết ta phải có thứ đó trước đã. Những giá trị truyền thống phải thực sống trong mỗi người chúng ta thì ta mới có thể trao truyền cho thế hệ sau.
Để làm được điều đó, ta cần phải học hỏi để hiểu rõ được bản chất của những giá trị truyền thống chứ không phải vỏ bọc bề ngoài theo kiểu 'giàu sang sinh lễ nghĩa'.
Kinh nghiệm cá nhân tôi thấy rằng dân tộc Việt Nam có những giá trị truyền thống vô cùng sâu sắc, những giá trị này đủ vững chãi để chúng ta nương tựa, giúp chúng ta vượt qua được những khó khăn của thời cuộc. Ta phải học hỏi, khám phá được những giá trị đó để có lợi lạc cho bản thân mình và trao truyền cho thế hệ mai sau.
Ngày Tết, đặt ra một vấn đề được nhiều người nhận định - là sự gắn kết của cha mẹ, con cái ngày càng có nhiều lỏng lẻo. Theo anh điều đó đúng không và nếu có thì nguyên nhân do đâu?
- Nội dung câu hỏi chỉ đúng trong một số trường hợp. Bản thân tôi nhận thấy hiện có rất nhiều gia đình mà sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái rất tốt.
Vậy câu hỏi cần đặt ra là điều gì khiến cho sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái ở một số gia đình bị lỏng lẻo trong khi ở một số gia đình khác lại không như vậy?
Chúng ta không phủ nhận đời sống hối hả hiện đại đã chi phối và tạo nhiều áp lực cho những cư dân hiện thời. Ai cũng phải vất vả cố gắng để hoàn thành tốt vai trò của mình. Vì vậy, có đôi khi chúng ta không còn tâm trí để ý tới những điều xung quanh, trong đó có cả những người thân yêu của mình.
Theo tôi, cả người lớn cũng như trẻ em cần học hỏi, trang bị cho mình những kỹ năng để quản trị đời sống, công việc, học tập để ta được tự chủ trong đời sống cũng như có thì giờ dành cho bản thân, những người thân yêu và những điều tuyệt vời khác trong cuộc sống.
Trở lại với sinh hoạt Tết, là dịp thích hợp để ngồi lại, để giãi bày, để nói với nhau những gì cần nói, thật cởi mở. Anh có gợi ý gì cho cha mẹ, các bạn trẻ về 'chương trình Tết' trong mỗi gia đình ngày nay?
- Mỗi gia đình đều có một chương trình Tết mang ý nghĩa riêng của mình. Đúng như anh nói, Tết là dịp thích hợp để ngồi lại, để giãi bày, để nói với nhau những gì cần nói, thật cởi mở. Tôi cho rằng mỗi gia đình có thể thêm vào chương trình Tết nhà mình một buổi 'Làm mới'.
Làm mới là thực tập nhìn lại tình trạng của mình và mối liên hệ giữa mình và người thân để có thể hóa giải buồn giận, phá tan mây mù của sự hiểu lầm, đem hạnh phúc trở về để nuôi lớn hạnh phúc ấy.
Làm mới cũng là dịp cho ta cơ hội để nói lời cảm ơn, xin lỗi chân thành, cơ hội để mỗi người cam kết không nghĩ, không nói năng, không hành động những gì làm tổn thương bản thân và những người thương của mình, cam kết chỉ nghĩ suy, nói năng và làm những gì có thể vun bồi được hiểu biết và thương yêu mà thôi.
Xin cảm ơn anh!
Nét đẹp lì xì cần được phát huy đúng
Với câu chuyện lì xì Tết, sau đây là góc chia sẻ của Ths. Trần Thị Lê Dung (Giảng viên ĐH KHXH&NV TP.HCM), chị đang làm nghiên cứu sinh tại Canberra, Úc:
 |
Ths. Trần Thị Lê Dung. |
Theo tôi, lì xì là một nét đẹp văn hoá lâu đời vào dịp Tết. Ngày nay trẻ vẫn hào hứng khi nhận lì xì nhưng ý nghĩa của nó cũng biến tướng đi ít nhiều. Việc dạy con trẻ về văn hoá ngày Tết, trong đó có lì xì là hết sức cần thiết.
Người lớn có thể kể cho con nghe về tục lệ nhận lì xì để trẻ hiểu được ý nghĩa tục lệ tặng lì xì. Cha mẹ có thể dặn con phong bao lì xì là giúp xua đuổi quỷ dữ khi con ngủ nên trẻ không nên xé bọc lì xì ra. Cha mẹ có thể dạy con cách thưa gửi, chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi chúc Tết. Dạy con cách cảm ơn khi nhận phong bao lì xì. Những việc làm này của trẻ sẽ khiến tất cả mọi người hài lòng.
Khi hết 3 ngày Tết, cha mẹ có thể giúp con mở các phong bao lì xì. Nếu các con đã đến tuổi sử dụng tiền, từ 8 tuổi trở lên thì cha mẹ có thể giúp con sử dụng hợp lý số tiền đó.
Cha mẹ có thể thảo luận và gợi ý cách sử dụng số tiền này hợp lý như mua đồ dùng học tập, mua đồ chơi, sách hoặc để dành sử dụng dần trong một năm. Hiện nay, một số cha mẹ khuyến khích con bỏ vào sổ tiết kiệm mang tên con cũng là một cách làm hay.
Tôi nghĩ người lớn có vai trò quan trọng trong việc duy trì ý nghĩa của phong tục lì xì. Do đó, cha mẹ nên làm gương cho trẻ: không nên chê bai, so sánh tiền lì xì. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu ý nghĩa của phong tục này để nói chuyện với trẻ, giúp cho trẻ hiểu và hành xử đúng.

Hương xuân phủ khắp làng hoa ngoại thành Sài Gòn
Làng hoa quận 12, TP. HCM đang vào vụ. Nông dân ráo riết chăm sóc đêm ngày để hoa tươi tốt phục vụ tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
" alt=""/>Con cái chúng ta học gì từ Tết