UBND thành phố giao các đơn vị căn cứ đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt, biên chế số lượng người làm việc được giao hàng năm, có trách nhiệm rà soát số người làm việc hiện có và nhu cầu tuyển dụng để quyết định việc tuyển dụng viên chức làm công tác y tế, kế toán phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Từ đó, xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức làm công tác y tế, kế toán theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ và Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 2/12/2020 của Bộ Nội vụ (Thông tư ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức viên chức; thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức).
 |
Kế toán, y tế trường học ở TP.HCM chính thức được công nhận viên chức (ảnh minh hoạ) |
Việc tuyển dụng viên chức thực hiện công tác y tế, kế toán phải đảm bảo số lượng người làm việc phù hợp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GD-ĐT.
Cách đây 6 năm (từ năm 2015) thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM đã yêu cầu tạm dừng tuyển viên chức làm công tác y tế, kế toán tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Sau đó UBND TP.HCM đã có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, xem xét lại việc tạm dừng tuyển dụng viên chức làm công tác y tế, tài chính kế toán tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Đồng thời UBND TP.HCM cũng kiến nghị gửi Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐT báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận cho TP.HCM được tổ chức tuyển dụng viên chức y tế, kế toán theo Thông tư liên tịch số 06 và Thông tư số 16 của Bộ GD-ĐT.
Theo TP.HCM, việc này khiến các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập phải thực hiện ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm để thực hiện nhiệm vụ y tế, tài chính kế toán, ảnh hưởng đến công tác tài chính của các cơ sở giáo dục tại thành phố, đồng thời tạo tâm tư, bức xúc đối với các trường hợp đang thực hiện ký hợp đồng lao động ở vị trí kế toán phải chấm dứt không được tiếp tục ký hợp đồng lao động.
Minh Anh

Trường học khó tuyển nhân viên kế toán, y tế vì không còn chế độ viên chức
Lần thứ 2, UBND TP.HCM lại phải kiến nghị với Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT về việc tuyển dụng nhân viên y tế và kế toán trong các trường mầm non, phổ thông công lập.
" alt=""/>Kế toán, y tế học đường ở TPHCM được vào biên chế viên chức
Nhiều hộ dân sống cạnh công trường thi công dự án Madarin Garden 2 đã phải "cửa đóng then cài" suốt nhiều tháng để đi thuê phòng trọ vì không dám sống trong căn nhà đang nứt toác, đe doạ sập của mình.Phản ánh đến Reatimes.vn, đại diện các hộ dân sống liền kề tại công trường thi công dự án Madarin Garden 2 (dự án nhà thương mại, dịch vụ, căn hộ) ở phường Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, từ hơn một năm nay việc thi công dự án này khiến nhà cửa họ bị lún nứt, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.
 |
Đã hơn một năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Vũ ở số nhà 34, ngõ 493 Trương Định phải đóng cửa để ra ngoài thuê phòng trọ sinh sống |
Ông Nghĩa một hộ dân ở ngõ 493 phố Trương Định cho biết, ngày từ lúc dự án bắt đầu khoan thăm dò đã khiến nhà các hộ dân xung quanh bị lún nứt. Dự án thi công suốt ngày đêm gây ồn ào, đặc biệt việc thi công vào ban đêm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của người dân.
“Ngoài việc nhà bị lún nứt, trước đây, khi mới thi công được một thời gian, một cần cẩu tháp đang cẩu vật liệu lên thì bị gãy. Thời điểm đó, chủ đầu tư đặt cần cẩu ngay sát nhà dân nên ai cũng lo lắng, nhiều hộ không dám ở trong nhà mình vì sợ cẩu thấp gãy rơi vào”, ông Nghĩa cho biết.
Đã hơn một năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Vũ ở số nhà 34, ngõ 493 Trương Định phải đóng cửa để ra ngoài thuê phòng trọ sinh sống. Ông Vũ cho biết, nhà ông nằm
ngay sát công trường, dù hồi làm nhà ông đã đầu tư làm móng rất chắc chắn thế nhưng từ khi dự án Madarin Garden 2 triển khai đã khiến nhà ông bị lún nứt, ít tháng sau vết nứt rộng chừng 2 đến 3cm, đến thời điểm hiện nay nhiều điểm bị nứt toác từ 5 đến 7cm.
Theo quan sát, bốn bề tường nhà ông Vũ đều bị nứt và có dấu hiệu lún nghiêng, trong đó có vết nứt đứng ở tường dọc dài hơn 3m, rộng khoảng 5cm.
“Nhà tôi bị nứt kiểu này không còn cách khắc phục nào khác là phá đi để xây lại. Nó nứt khắp các bức tường chứ không phải nứt một vài điểm như các hộ khác, nhiều lần đo đạc, kiểm đếm nhưng chủ đầu tư chỉ đền cho gia đình tôi 100 triệu, với số tiền này làm sao tôi khắc phục được những vết nứt này”, ông Vũ bức xúc nói.
Các hộ dân cũng cho biết, dù đã nhiều lần kiến nghị, phản ánh nhưng chủ đầu tư chỉ hứa sẽ sớm khắc phục, đền bù. Đến nay phía chủ đầu tư vẫn chưa đưa ra được hướng giải quyết và phương án đền bù cụ thể, khiến người dân không khỏi bức xúc và lo lắng.
“Mùa mưa bảo đang gần đến, nhà nứt nên nước cứ ngấm vào tường rất ẩm ướt, cứ đà này sớm muộn gì cũng sập, không cũng hỏng hết sắp thép bên trong trụ, trần nhà”, bà Hà một hộ dân cạnh công trường dự án Madarin Garden 2 lo lắng.
Ghi nhận của phóng viên, dự án đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, mỗi ngày có cả trăm công nhân phục vụ thi công trên công trường.
Ngoài gây lún nứt, ảnh hưởng đến cuộc sông các hộ liền kề, chủ đầu tư còn lấn chiếm luôn lòng đường Tân Mai để làm nơi để xe trộn bê tông, vật liệu… gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, bê tông rơi vãi ra đường, nước từ công trường chảy ra, bụi bặm… khiến đoạn dài ở đường Tân Mai luôn trong tình trạng nhớp nháp, mất mỹ quan.
Được biết, dự án Madarin Garden 2 được xây dựng trên diện tích hơn 12.000m2, mật độ xây dựng 40,8%, diện tích xây dựng là 5.289 m2 với 4 tòa tháp cao 17, 25, 30
tầng, hiện dự án đang được rao bán rầm rộ trên các trang mạng với mức giá từ 30 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Hà Nội – đơn vị trực thuộc Tập đoàn Hòa Phát.
Hình ảnh PV ghi nhận:
 |
Nhà nhiều hộ dân bị nứt toác

Có những vết nứt rộng từ 4 đến 7cm, dài khoảng 3m gây nguy hiểm

Các hộ dân cũng cho biết, đến nay chủ đầu tư chưa có phương án đền bù thỏa đáng

Ông Vũ cho biết, nhà ông nằm ngay sát công trường, dù hồi làm nhà ông đã đầu tư làm móng rất chắc chắn, thế nhưng từ khi dự án Madarin Garden 2 mới triển khai đã khiến nhà ông bị lún nứt

Cũng theo ông Vũ, nhà ông bị nứt toác khắp nơi nhưng chủ đầu tư chỉ đền bù 102 triệu đồng là không hợp lý

Tường bị nứt nghiêm trọng

Mùa mưa bão sắp đến khiến người dân không khỏi lo lắng

Nền nhà bị lún nứt nghiêm trọng

Ngoài gây lún nứt, ảnh hưởng đến cuộc sống các hộ liền kề, chủ đầu tư còn lấn chiếm luôn lòng đường Tân Mai để làm nơi để xe trộn bê tông, vật liệu… gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông trên tuyến đường Tân Mai

Bên cạnh đó bê tông rơi vãi ra đường, nước từ công trường chảy ra, bụi bặm… khiến đoạn dài ở đường Tân Mai luôn trong tình trạng nhớp nháp, mất mỹ quan

|
“Ngoài việc nhà bị lún nứt, trước đây, khi mới thi công được một thời gian, một cần cẩu tháp đang cẩu vật liệu lên thì bị gãy. Thời điểm đó, chủ đầu tư đặt cần cẩu ngay sát nhà dân nên ai cũng lo lắng, nhiều hộ không dám ở trong nhà mình vì sợ cẩu tháp gãy rơi vào”, ông Nghĩa một hộ dân cho biết.
Theo Điều 15 Nghị định Số 180/2007NĐ-CP về Xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư thì: Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại.
Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại tòa án;
Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại.
Theo Tạp chí ReaTimes
Có những vết nứt rộng từ 4 đến 7cm, dài khoảng 3m gây nguy hiểm
" alt=""/>“Khiếp sợ” dự án Madarin Garden 2, dân bỏ nhà đi ở trọ