Để mẹ đi chợ thì chỉ có một món (Ảnh minh họa)
Bài học đầu tiên Chi được học từ ngày về nhà chồng là bộ nguyên tắc: Nước vo gạo phải giữ lại để rửa rau, nước rửa rau giữ lại để rửa bát, nước rửa bát và nước giặt quần áo giữ lại để… dội nhà vệ sinh. Nhà có máy giặt nhưng mẹ chồng cũng không cho dùng vì tốn điện, tốn nước, hại quần áo. Mẹ chồng Chi bảo: “Giặt tay vừa tiết kiệm điện nước vừa bền quần áo, kiêm luôn cả tập thể dục cho khỏe. Tụi trẻ bây giờ cái gì cũng phụ thuộc vào máy móc, ngày xưa mẹ giặt cả đống quần áo có sao đâu”.
Là vợ chồng mới cưới nên thi thoảng hai vợ chồng mới xin phép bố mẹ chồng ra ngoài cà phê, cà pháo tí cho thay đổi không khí thì mẹ chồng lại cằn nhằn: “Tụi mày hoang phí, chỉ biết trước mắt mà không lo cho tương lai. Cà phê thì có cái gì bổ béo, lại còn ra quán, nó “chém” cho cũng phải đến 30.000 - 50.000 đồng/cốc. Sao không ở nhà pha mà uống, vừa rẻ, vừa an toàn…”
Nhưng những chuyện đó chưa thấm vào đâu. Chuyện ăn uống ở nhà Chi mới là vấn đề nan giải: Lúc mới về làm dâu, Chi đã xác định sẽ đi chợ, nấu nướng cho cả nhà nhưng mẹ chồng lại bảo con đi làm về muộn, mẹ ở nhà thì để mẹ chợ búa, cơm nước. Chi rất mừng và cũng vẫn cố gắng đi làm về sớm để giúp mẹ chồng nấu nướng.
Mỗi tháng, hai vợ chồng Chi đưa mẹ 5 triệu tiền đi chợ, còn tiền điện nước hay các chi phí linh tinh trong nhà đều do vợ chồng Chi chi trả. Số tiền này theo Chi tính toán thì cũng đủ để cho mẹ chồng lo ăn uống cho cả nhà. Vậy nhưng, các bữa cơm hầu như quay đi quay lại chỉ toàn đậu luộc, trứng luộc, trứng rán, dừa kho, thi thoảng lắm mẹ chồng cải thiện cho cả nhà bằng món canh cá, thịt gà. Còn những thực phẩm đắt đắt một chút như thịt bò chẳng hạn thì cả tháng, cả năm Chi không bao giờ thấy mẹ chồng mua.
![]() |
Tôi nấu thì nhà phải có nhiều món thế này (Ảnh minh họa) |
Sợ giá cả tăng, với số tiền hai vợ chồng đưa mẹ không đủ đi chợ mới ăn uống đạm bạc, Chi bàn bạc với chồng đưa thêm cho mẹ 2 triệu để mẹ đi chợ thoải mái hơn. Bố mẹ chồng Chi cũng có lương hưu, các anh chị cũng thi thoảng hay biếu bố mẹ chồng Chi đồ ăn hay tiền. Hoàn cảnh gia đình chồng Chi không phải là khó khăn gì thế nhưng không hiểu sao mẹ chồng Chi lại hà tiện đến thế.
Có đợt, ba ngày liền, mẹ chồng Chi liên tục cho cả nhà ăn trứng luộc. Mẹ chồng chia suất, mỗi người chỉ được một quả. Đến bữa thứ ba, bố chồng Chi nói: Bà nấu thức ăn ít thế sao đủ ăn cơm, tụi nó còn trẻ thì ăn uống phải có chất dinh dưỡng chứ? Mẹ chồng Chi nói lại: “Ông thích ăn thịt nhiều cho bị gút à? Báu bổ gì mấy cái loại thịt công nghiệp đấy”.
Cuối tuần, mẹ chồng Chi quyết định “cải thiện” bữa ăn cho cả nhà. Sáng sớm, mẹ chồng gọi Chi chở đi chợ, đi một vòng từ đầu chợ đến cuối chợ, mẹ chồng Chi mới mua được con cá ưng ý. Chi mừng thầm vì trưa này cả nhà sẽ được bữa cơm “tươm tất”. Sau khi về nhà, hai mẹ con vào bếp, mẹ chồng Chi bảo, trưa nay chỉ nấu đầu cá với dưa thôi, phần còn lại thì để hôm sau ăn. Sợ mẹ phật lòng nên Chi không dám nói gì. Và trưa hôm đó, cả nhà lại ăn trưa bằng đúng một món: Đầu cá nấu dưa!
Có hôm, cả nhà đi vắng, Chi ở nhà một mình thấy trong tủ lạnh có hoa quả nên đem ra ăn. Tối về, mẹ chồng hỏi: Hoa quả mẹ cất trong tủ con ăn phải không? Chi bảo vâng, vậy là mẹ chồng tuyên bố: Suất hoa quả tối nay của con ăn rồi nhé, tí mọi người ăn thì không có phần của con đâu…
Biết mẹ chồng tiết kiệm nên thi thoảng, gặp món gì lạ, ngon, Chi mua về để cả nhà cùng ăn thì mẹ chồng lại hỏi: “Con mua bao nhiêu tiền? Chắc lại mua đắt chứ gì? Không biết có ra gì không, có đảm bảo vệ sinh không? Đồ ăn ở nhà đầy sao phải mua thêm cho tốn tiền, lãng phí. Lần sau đừng có mua linh tinh thế, thừa tiền thì đưa đây mẹ giữ hộ…”. Vài lần như thế, Chi không dám mua đồ ăn gì về nữa.
Đấy là chưa kể quần áo mặc ở nhà, có những cái rách vá đi vá lại, mẹ chồng Chi vẫn không bỏ, mặc đến khi nào rách không vá được nữa mới chịu bỏ đi. Chén bát cũng vậy, cái nào cũng sứt mẻ mấy góc mẹ chồng Chi vẫn không bỏ. Có lần thấy chén bát cũ quá, Chi mua mấy bộ mới về thì mẹ chồng đem cho vào tủ cất đi và cằn nhằn: “Bát nhà mình vẫn còn mới, con mua về thì cũng còn lâu mới dùng đến. Cứ để trong đó, lúc nào chỗ chén bát ngoài này vỡ thì mới được đem ra”. Thú thực, những lúc nhà có khách tới ăn cơm, Chi thấy rất ngại vì chén bát cái thì sứt mẻ, cái nứt, cái thì xuống màu...
Chuyện mẹ chồng Chi ăn tiêu hà tiện cả chồng và bố chồng Chi đều biết, cũng đã nhiều lần góp ý với mẹ chồng nhưng không phải ngày một ngày hai mà thay đổi được ngay. Anh Quân, chồng Chi đành an ủi vợ: Anh sẽ cố gắng từ từ nói chuyện để mẹ thay đổi, em chịu khó thêm một thời gian nữa. Chi vừa thở dài vừa nghĩ: Hai người đàn ông quan trọng nhất với mẹ chồng còn phải chờ, huống chi là mình!?
(Theo Khampha.vn)
" alt=""/>Khốn khổ vì mẹ chồng siêu hà tiệnTrong ngày lễ thiêng của cuộc đời, cô dâu vẫn vui vẻ cùng chú rể đón tiếp hai họ, chúc rượu quan khách đến dự. Thế nhưng, ngay buổi tối hôm đó, khi tiệc mới vừa tàn, người nhà chú rể đã tá hỏa phát hiện cô dâu vừa “chân ướt chân ráo” về nhà chồng đã mất tích cùng toàn bộ số tiền và vàng mừng cưới.
Cô dâu mất tích trong ngày cưới
Về xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương, Nghệ An hỏi chuyện gia đình có cô dâu bỏ trốn trong ngày cưới, người dân nơi đây không ai là không biết. Dừng xe lại bên con đường làng dạm hỏi, đám trẻ đang đi chăn trâu cũng nhao lại, tranh nhau kể ríu rít về vụ việc động trời này: “Đúng là chuyện lạ có một không hai. Có xem phim Hàn Quốc, chúng cháu cũng không ngờ lại có chuyện như vậy. Cô dâu bỏ trốn, còn gia đình chú rể thì đánh xe khắp nơi để truy tìm nhưng vẫn không thấy đâu cả”. Tìm đến ngôi nhà vừa gặp phải tai họa trên, lúc đầu, bà Nguyễn Thị Minh (SN 1956), trú xóm 4B, c ó chút dè dặt, nhưng khi biết phóng viên đến tìm hiểu sự việc, bà như trút được nỗi ấm ức bấy lâu nay và không ngần ngại chia sẻ về vụ việc hi hữu vừa xảy ra đối với gia đình mình.
Bà Nguyễn Thị Minh buồn bã khi kể lại cuộc hôn nhân của con trai mình. |
Theo đó, sau dịp Tết Nguyên Đán 2013, con trai của bà là anh Phan Duy Tiến (SN 1989) được người em họ giới thiệu cho cô bạn làm cùng công ty may mặc là Đào Thị Thanh Hòa (SN 1994), quê xã Hồng Sơn, huyện Đô Lương. Vốn tính nhút nhát, ít giao tiếp ngoài xã hội nên đã 24 tuổi, Tiến nhanh chóng bị cô gái nom bề ngoài trẻ trung, ngoan hiền đánh gục. Nhớ lại thời kỳ con trai hẹn hò với Hòa, bà Minh ngao ngán nói: “Nghe Hòa giới thiệu quê xã Hồng Sơn thì con trai tôi cũng chỉ biết vậy chứ không hề rõ lai lịch thật của cô ta. Nhưng vì thấy em họ giới thiệu nhiệt tình, nó vẫn quyết tâm đến tìm hiểu một chuyến. Nhớ ngày đầu tiên gặp mặt, tôi còn phải nhờ người chú đi cùng cho nó khỏi rụt rè”.
“Tôi cũng không hiểu lý do thực sự Hòa bỏ đi. Sau này nghe người ta xì xào rằng, cô ấy bỏ đi theo một người đàn ông nào đó trong làng. Đã có lúc, tôi không thiết sống nữa. Nhưng khi nhìn mẹ và các em, tôi tự hứa với lòng mình sẽ không làm họ phải đau buồn nữa”, Tiến chia sẻ.
Điều đáng nói là sau thời gian ngắn Tiến đi lại với Hòa, bà Minh liên tiếp nghe được những điều tiếng chẳng mấy hay ho về cô con dâu tương lai này. Nửa tin nửa ngờ, bà lại cất công nhờ một người có “máu mặt” trong dòng họ lên chấm điểm cô gái mà con trai mình hết lòng theo đuổi. Sau khi nghe “báo cáo” kết quả kiểm tra: Trán cao, tính tình có vẻ hơi bướng bỉnh nhưng được cái nhanh mồm nhanh miệng, bà Minh mới thực ưng lòng. Chuỗi ngày sau đó, bà hết lòng vun vén để hai đứa sớm nên duyên. Hàng ngày, bà đều tranh thủ đi làm về sớm nấu nướng cho con trai để Tiến kịp thời gian chạy xe 20km lên gặp người yêu.
Nôn nóng muốn sớm “dứt điểm” chuyện thành gia lập thất cho Tiến nên chỉ hơn hai tháng sau khi con trai và Hòa chính thức đặt qua hệ yêu đương, bà Minh đã rậm rịch mời họ hàng nhà gái đến chơi: “Lần đó, gia đình tôi đã làm 10 mâm cơm để chiêu đãi họ nhà gái. Qua cuộc gặp gỡ đó, hai gia đình xem như đã biết nhau và hai bên đã định ngày cưới vào ngày 28/5”. Vì Tiến là con trưởng trong gia đình, đồng thời là tộc trưởng của một dòng họ, nên đám cưới được gia đình bà Minh chuẩn bị hết sức kỹ càng. Kinh tế gia đình vốn không lấy gì làm giàu có, nhưng để tổ chức lễ thành hôn linh đình cho “mở mày, mở mặt” với xóm làng, bà thậm chí còn chạy vạy vay mượn khắp anh em nội ngoại. Về phần Tiến, từ ngày chính thức cùng Hòa đăng ký kết hôn, anh lúc nào cũng tràn trề niềm hạnh phúc. Chàng trai quê chân chất ấy đã thầm mơ về “ngôi nhà và những đứa trẻ” và cả sự hãnh diện khi đám trai làng nhìn anh ghen tỵ vì lấy được cô vợ thật giỏi giang. Chuẩn bị cho ngày trọng đại nhất đời mình, Tiến tự tay lo lắng, cắt đặt mọi công việc. Thậm chí, cả việc bên nhà vợ, anh cũng xăng xái nhận quán xuyến nhiệt tình không kém.
Ảnh cưới đã bị xé ra làm đôi sau khi cô dâu bỏ trốn. |
Thời gian trôi nhanh. Cái ngày diễn ra lễ thành hôn mà Tiến nóng lòng chờ đợi rồi cuối cùng cũng đến. Đám cưới hoành tráng của anh diễn ra trước sự ngưỡng mộ của biết bao bà con. Vì số lượng khách mời quá đông đảo, nên buổi tiệc còn phải chia thành nhiều thời điểm khác nhau mới đủ phục vụ. Trong hôn lễ, hình ảnh cô dâu xinh đẹp sánh vai bên chú rể điển trai khiến những người tham dự cũng vui lây, ai nấy thầm chúc mừng cho đôi trai tài, gái sắc. Mọi chuyện diễn ra bình thường cho đến khi trời nhập nhoạng tối. Lúc này, khách khứa đều đã ra về hết. Thấy con dâu có vẻ mệt mỏi, bà Minh vội kéo Hòa lại dặn dò vào phòng nghỉ ngơi. Chỉ chờ có thế, nàng dâu mới “một dạ, hai vâng” răm rắp nghe theo. Bản thân bà Minh, vì quá mệt mỏi cũng cố gắng chợp mắt lấy lại sức. Thế nhưng đang mơ màng, bà giật mình tỉnh dậy khi thấy chị Hương (chị ruột Tiến – PV) chạy vào hớt hải báo tin em dâu đột nhiên mất tích. Vì sợ cô dâu đi đâu đó lạc đường, cả nhà bà Minh vội huy động xe máy tìm kiếm nhưng vô vọng. Tệ hơn nữa, khi trở về nhà kiểm tra lại đồ đạc, bà Minh bàng hoàng phát hiện tất cả số tiền mừng cưới của gia đình mình đã bị đứa con dâu hốt đi cùng với 3 chỉ vàng đeo trên người.
Bi kịch từ tình yêu mù quáng
Sau thời gian dài tìm kiếm nhưng không có kết quả, gia đình bà Minh đã điện thoại lên nhà sui gia. Nhận được tin, ông bà Đào Văn Hồng và Trần Thị Hòe (bố mẹ Hòa – PV) cũng khẳng định con gái không hề về nhà sau đám cưới. Bà Minh bảo: “Lúc tôi gọi điện xuống, hai ông bà thông gia còn nói: “Chúng tôi không cho nó về đây. Gia đình cứ bình tĩnh, nếu nó trở lại, chúng tôi sẽ trực tiếp chở xuống trả tận nhà”. Lúc đó, thấy trời đã khuya quá nên gia đình tôi đành ấm ức lên giường đi ngủ. Nhìn thằng Tiến hết ôm mặt khóc lại thở ngắn than dài trên chiếc giường tân hôn, lòng tôi như có ai xát muối”.
Cơ quan điều tra không xem xét vụ việc
Trao đổi với chúng tôi về vụ việc hi hữu này, ông Nguyễn Cảnh Hoàn, Trưởng công an xã Thanh Phong cho hay: “Cơ quan công an xã có nhận được bản thương lượng của hai gia đình về chuyện bồi thường thiệt hại sau vụ việc cô dâu ôm tài sản bỏ trốn, nhưng vì phía gia đình bà Minh không có yêu cầu điều tra nên chúng tôi chỉ biết sự việc”. Ông cũng cho biết thêm vì tâm lý e ngại của gia đình nên họ không muốn làm to sự việc đau lòng này.
Liên tiếp những ngày sau đó, để tránh dư luận dò xét khi không thấy con dâu, gia đình bà Minh không ai dám ra đến ngoài đường. Thế nhưng, sự việc hi hữu đó vẫn nhanh chóng lan đi như vết dầu loang. Nhiều người biết chuyện tỏ thái độ thông cảm, nhưng những lời bàn tán, xầm xì không ngớt của một số người khác cũng khiến cuộc sống gia đình bà Minh hoàng toàn đảo lộn. Tội nhất là Tiến, sau khi vợ bỏ đi không một lý do, anh sống trong trầm cảm. Suốt một tuần đầu, Tiến nằm liệt giường, không ăn, không uống. Hoảng sợ, gia đình bà Minh đành phải đưa đi trạm xã cấp cứu. Cũng từ khi gánh chịu cú sốc trên, chàng trai quê bị vợ phản bội như người mất hồn, cả ngày im lặng, không nói nửa lời nhất là đối với người lạ. Những tấm ảnh cưới được treo trang trọng trong nhà cũng bị anh và gia đình dỡ xuống, xé ra làm đôi. “Cũng chỉ vì tình yêu mà con tôi mới thành ra như vậy. Không biết cho đến khi nào, nó mới trở lại được như người bình thường nữa”, bà Minh nhìn đứa con trai thẫn thờ.
Có lẽ vì quá đau lòng và bị tổn thương, nên chuyện nàng dâu ôm tiền vàng bỏ trốn trong ngày cưới khiến gia đình bà Minh và sui gia càng lúc càng trở nên mâu thuẫn nặng nề. Trước khi đi, vợ của Tiến đã “ẵm” luôn mấy chiếc nhẫn, dây chuyền và cả khoản tiền mừng thu được sau đám cưới. Vừa mất con dâu, vừa mất của lại mang điều tiếng, phía gia đình Tiến không thể ngồi yên, quyết tâm kéo đến nhà gái đòi trả lại số tài sản trên. Sau đó không lâu, gia đình nhà gái đã bồi thường cho nhà trai số tiền 10 triệu đồng. Có được tiền nhưng chẳng thể mua lại niềm vui, chú rể hụt Phan Văn Tiến mệt mỏi, bẽ bàng đến đổ bệnh, phải vào Trạm y tế xã điều trị.
Được biết, cô dâu bỏ trốn là đối tượng ăn chơi lêu lổng. Không những hư về tính nết, Hòa còn hay trộm cắp lấy tiền tiêu xài để phục vụ nhu cầu ăn chơi của mình. Từ khi xảy ra sự việc, gia đình Tiến có gọi điện đến số điện thoại của Hòa nhưng không ai bắt máy. “Chỉ có một lần, tôi gọi điện đến thì đầu dây bên kia có giọng nam trả lời: “Không ai lôi được Hòa ra khỏi tay tôi” rồi cúp máy”, Tiến đau lòng kể lại.
Theo GĐ XH
" alt=""/>Đám cưới “có một không hai” xôn xao xứ NghệCallie Mitchell, 25 tuổi- một sinh viên ngành nhiếp ảnh- đãphát hiện ra mình đã có thai vào cuối tháng 3. Ban đầu, cô và bạn trai của cônghĩ rằng họ sẽ giữ đứa trẻ lại và sẽ bắt đầu một cuộc sống gia đình mới. Nhưngkhoảng 2 tháng sau, khi bạn trai của Callie đã chấm dứt mọi thứ sau những câuhỏi về nguồn gốc thật sự của đứa bé. Và thế là Callie- cô sinh viên trường đạihoc Iowa đã phải đưa ra 1 quyết định vô cùng đau đớn là gửi đứa con của mình chongười khác nuôi.
Bức ảnh được chụp vào giai đoạn đầu cô mang thai. Cô không rõ về nguồn gốc cha của đứa bé- đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc chia tay giữa cô và bạn |