Với những người thuộc giới LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) như Ngân và Linh, chuyện yêu và được yêu vốn đã khó, chuyện được gia đình hai bên chấp nhận, tổ chức đám cưới lại càng khó bội phần.
Bốn năm yêu nhau, cả hai luôn khát khao được trở thành cô dâu – chú rể. Họ vẫn luôn cho rằng việc được tham dự hôn lễ long trọng của chính mình là điều xa vời. Không ngờ có một ngày, mong muốn ấy đã trở thành hiện thực.
Ngân và Linh nhận ra giới tính thật của mình từ sớm nhưng luôn che giấu. Đến khi không thể giấu giếm được cảm xúc với người đồng giới, họ mới can đảm công khai.
Bốn năm trước, họ quen nhau khi tham gia một nhóm LGBT. Linh chủ động theo đuổi Ngân, nhắn tin hỏi thăm và kiếm cớ gặp mặt trực tiếp. Khi Ngân ốm, Linh mua thuốc, đồ ăn tẩm bổ cho cô. Sự chu đáo của Linh khiến Ngân rung động.
Quen nhau 2 tháng, Ngân trở lại TPHCM làm việc. Bất chấp việc phải yêu xa, Linh vẫn cố gắng theo đuổi Ngân, mong muốn trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của cô. Thấy đối phương kiên trì và chân thành, Ngân đồng ý thành đôi.
Tình yêu của cặp đôi được gia đình Mai Linh ủng hộ, nhưng lại bị cha mẹ Thu Ngân phản đối kịch liệt. Họ hết mực khuyên Ngân suy nghĩ lại vì lo lắng xu hướng giới tính, tình cảm của con gái chỉ là nhất thời.
“Ba mẹ phản đối khiến tụi mình buồn nhưng không nản lòng. Linh vẫn thường xuyên đến nhà thăm hỏi ba mẹ mình, thái độ lễ phép.
Ba mẹ Linh thì khác, rất yêu quý mình. Sau vài lần gặp gỡ, mình đã gọi ‘ba mẹ’, xưng ‘con’. Ba Linh giới thiệu mình với họ hàng, làng xóm ‘đây là vợ của con gái tui, là con dâu của tui’”, Ngân kể.
Vào dịp sinh nhật bố của Ngân, Linh đến nhà chơi, mang theo quà tặng là một đôi giày. Đôi giày vừa chân khiến bố Ngân xúc động, nhận ra sự tinh tế, chu đáo của cô gái Tiền Giang.
Ông dần mở lòng, nhìn thấy nhiều hơn những ưu điểm của Linh và thấu hiểu tình cảm chân thành của các con.
Điều đặc biệt bố dành cho con gái
Thế nhưng, từ mở lòng, chấp nhận đến thấu hiểu và đồng ý cho các con tổ chức đám cưới là một khoảng cách rất xa. Thu Ngân và Mai Linh phải nỗ lực rất nhiều để có một đám cưới trọn vẹn như các cặp đôi khác.
Trong 4 năm yêu xa, tình cảm của Ngân và Linh luôn tốt đẹp. Nhưng họ vẫn khao khát có một đám cưới chính thức, xem nó như một dấu mốc trọng đại, một sự ràng buộc về trách nhiệm để tình yêu thêm vẹn tròn.
Đám cưới được gia đình Mai Linh ủng hộ nhưng bố mẹ Thu Ngân vẫn... ngập ngừng. Họ sợ đám cưới rình rang bị người đời dị nghị khiến con cái tổn thương.
Thấy con gái kiên định, bố Ngân hỏi: “Giờ con muốn thế nào?”. Ngân đáp: “Con muốn làm đám cưới”. Bố cô im lặng nhưng sau đó âm thầm tìm hiểu về đám cưới của các cặp đôi LGBT và tổ chức cho con một hôn lễ chu đáo.
Đám cưới của cặp đôi được tổ chức vào tháng 6 tại TPHCM và tháng 7 tại Tiền Giang.
Trước đó, hai bên gia đình qua lại nhiều lần để chọn ngày cưới và bàn cách tổ chức đám cưới. Mọi nghi thức như dạm ngõ, ăn hỏi, đưa – đón dâu,... được thực hiện đầy đủ như mọi đám cưới truyền thống.
![]() | ![]() |
“Mình không ngờ, ba tìm hiểu rất kỹ về các nghi thức cưới. Trong hôn lễ, ba chủ động nắm tay mình, dắt mình đi từ cổng đến sân khấu cưới, trao tay mình cho bạn đời.
Ba gửi gắm mình cho nhà bên, mong con gái một đời hạnh phúc. Khoảnh khắc đó, mình khóc nấc vì xúc động”, Ngân kể.
Đám cưới tổ chức rình rang, nhà Ngân đãi 35 mâm cỗ cưới, nhà Linh đãi 50 mâm. Họ hàng, làng xóm đều chúc mừng cho hạnh phúc của đôi bạn trẻ.
Đám cưới ý nghĩa với sự chứng kiến của hai bên gia đình khiến Thu Ngân và Mai Linh mãn nguyện. Với họ, đó là dấu mốc trọng đại của cuộc đời.
Trong tương lai, cặp đôi sẽ lên kế hoạch sinh con để gia đình thêm gắn kết.
Ảnh: NVCC
Tuổi thơ của Trung trải qua biết bao thiệt thòi khi năm em 5 tuổi, bà Trần Thị Lương (SN 1962, mẹ ruột của Trung) mắc bệnh hiểm nghèo rồi qua đời.
Kể từ đó, người cha Trần Phúc Vân (SN 1962) một mình lam lũ làm thuê làm mướn khắp nơi, xoay xở đủ đường để nuôi 5 con ăn học (trước Trung có 4 chị gái – PV).
Năm 2012, ông Vân bén duyên với bà Lý Thị Trinh (SN 1972, trú cùng địa phương), sau đó có thêm một con gái. Hai vợ chồng vay mượn khắp nơi dựng được căn nhà cấp 4.
Nỗi đau một lần nữa ập xuống gia đình vào năm Trung 8 tuổi. Ông Vân mất đột ngột sau một tai nạn. Lúc đó, 4 người chị của Trung đã lấy chồng. Trung sống với mẹ kế và em gái. Mấy mẹ con nương tựa vào nhau, cùng vượt qua những năm tháng vất vả.
“Tháng 7/2015, em được gửi vào làng trẻ em SOS ở Vinh để được nuôi dưỡng và học tập (lúc này Trung mới vào lớp 4 – PV). Tại đây, em được các mẹ, các chú chăm sóc, bảo ban, em cũng đã rèn luyện được tính tự giác, tự lập và kỷ luật”, Trung tâm sự.
Tốt nghiệp THPT sau gần 10 năm sống ở khu lưu xá làng trẻ SOS Vinh, mặc dù đạt số điểm khá cao nhưng Trung không đăng ký xét tuyển đại học – cao đẳng mà quyết định trở về quê.
Sau đó, Trung có một khoảng thời gian làm công nhân tại Bắc Ninh, rồi học cơ khí ở quê và phụ giúp gia đình.
“Tôi đã hoàn thành chương trình THPT và cũng đủ 18 tuổi, lứa tuổi mà thanh niên chúng tôi muốn cống hiến sức mình cho Tổ quốc thân yêu", Trung viết trong đơn tình nguyện nhập ngũ.
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Lăng Thành, ông Nguyễn Bá Vũ thông tin, hội đồng nghĩa vụ quân sự xã quyết định cho Trung tạm hoãn gọi nhập ngũ do hoàn cảnh gia đình.
Tuy nhiên, Trung đã đề đạt nguyện vọng được phục vụ có thời hạn trong quân ngũ, viết đơn xin nhập ngũ. Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã đã phát lệnh gọi Trung để thực hiện khám sơ tuyển sức khỏe tại địa phương.
Đợt vừa qua, Trung cùng 35 công dân xã Lăng Thành đã hoàn thành khám sơ sức khỏe tại xã, đủ tiêu chuẩn và điều kiện tham gia khám tuyển tại hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện Yên Thành sắp tới.
"Việc công dân Trần Phúc Trung, dù thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ, gia đình khó khăn nhưng đã tự nguyện đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự là rất đáng hoan nghênh", ông Vũ nói.
Trung cho biết, việc em viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự được người thân trong gia đình đồng tình ủng hộ.
"Tham gia nghĩa vụ quân sự không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ, mà đây sẽ là môi trường tốt để em rèn luyện bản thân, trưởng thành hơn trong cuộc sống", Trung tin tưởng.
Bà Lý Thị Trinh (SN 1972, mẹ kế của Trung) nhớ lại thời điểm sau khi cha của Trung qua đời: "Ông Vân mất xong gia đình rơi vào cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất. Ở thời điểm đó chị gái đầu và thứ 2 lấy chồng gần nhà và thường xuyên quan tâm, động viên Trung nỗ lực học tập.
Bên cạnh đó, mẹ con còn được anh, em họ hàng quan tâm, động viên, hàng tháng hỗ trợ chút ít tiền nên mới vượt qua được những năm tháng gian khó.
Việc cháu Trung viết đơn tình nguyện nhập ngũ, cả gia đình ai cũng phấn khởi, hy vọng môi trường quân đội sẽ giúp cháu mạnh mẽ, kỷ luật và trưởng thành”.
Chú rể chạy vội về làm lễ cưới, thậm chí còn chẳng đủ thời gian thay bộ vest khiến nhiều người đặc biệt chú ý.
" alt=""/>Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ AnHôm 23/9, hai KOL (người có sức ảnh hưởng) trên Douyin đã đến tận nhà nữ KOL Chang Xiaoyu, có tên tài khoản @dongbeiyujie với hơn 22 triệu người theo dõi, khiếu nại vì việc bán mỳ bột sắn nhưng dán nhãn là mỳ khoai lang.
Sự việc nhanh chóng trở nên căng thẳng khi Chang bị cáo buộc cho người hành hung 2 người đến khiếu nại.
Vài ngày sau, Chang Xiaoyu đã khóc lóc xin lỗi trong một buổi livestream. Cô tuyên bố đã gửi mẫu mỳ đi kiểm tra chất lượng, đồng thời phủ nhận việc lừa dối khách hàng.
Cô cũng biện minh rằng, vụ xô xát giữa đội ngũ của mình và hai KOL trên là do họ lén quay video và đòi bồi thường lên tới 300.000 Nhân dân tệ (hơn 1 tỷ đồng).
Đến ngày 12/10, kết quả kiểm tra chất lượng đã chính thức xác nhận mỳ Chang bán không phải là mỳ khoai lang mà là mỳ bột sắn. Cơ quan chức năng cho rằng, đây là hành vi quảng cáo sai sự thật.
Công ty của Chang tại thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh, đã bị phạt 1,65 triệu Nhân dân tệ (khoảng 5,8 tỷ đồng) và bị đình chỉ hoạt động kinh doanh.
Chang Xiaoyu nổi tiếng trên mạng xã hội từ đầu năm 2023 nhờ các video ghi lại cảnh nấu ăn và giết mổ động vật, lấy bối cảnh vùng nông thôn đông bắc.
Phong cách làm việc mạnh mẽ và độc lập của Chang, cũng như hình ảnh các khẩu phần thức ăn đồ sộ đã giúp cô được xem là phiên bản "hiếu chiến" của Lý Tử Thất, một hình mẫu thành công trong lĩnh vực sáng tạo nội dung ở Trung Quốc.
Chang lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn đông bắc, sống với ông bà sau khi bố mất và mẹ tái hôn. Cô được coi là biểu tượng tự lực và nữ quyền.
Đây không phải lần đầu tiên cô gây tranh cãi về các sản phẩm và video của mình. Trước đó, video ghi lại cảnh cô bắt cua trên một cánh đồng bị phát hiện là dàn dựng. Cô sử dụng cua sông đánh bắt ở một nơi khác.
Thậm chí, ngôi nhà nông thôn nơi cô quay các video ẩm thực của mình cũng bị phanh phui là giả, không liên quan gì đến gia đình cô. Cô và nhóm làm việc đã thuê ngôi nhà ở làng Moshiyu để làm bối cảnh quay video.