Tâm sự của chàng trai tuổi 30.
Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc anh đã 30 tuổi mà còn xoáy sâu vào mức thu nhập hàng tháng không đủ để anh này có thể tự tin đến với một ai.
Người đàn ông này còn đưa một số lý do nói về xã hội bây giờ 'thực dụng', "cuộc sống không có tiền khó mà hạnh phúc".
Ngay khi chia sẻ trên mạng xã hội, chủ đề "lương 7 triệu có kiếm được người yêu" lập tức trở thành đề tài được nhiều người tranh luận.
Đa số cộng đồng mạng cho rằng chàng trai không cầu tiến.
Nhiều dân mạng cho rằng anh chàng này sống chưa có mục đích chính đáng, bởi cuộc sống là do bản thân tạo ra chứ không phải tại "nghèo", "lương thấp" hay "cuộc sống thực dụng".
"Đàn ông dù không kiếm được nhiều tiền nhưng lương 7 triệu thì thế nào cũng vẫn sẽ có một người phụ nữ phù hợp với anh, quan trọng là ý chí, đừng chưa gì đặt nặng trách nhiệm và ca thán", Thanh Lan bình luận.
Tue Minh có ý kiến: "Thay vì ngồi đó, bạn nên phấn đấu và làm thêm những công việc khác. Đàn ông 30 vững vàng lên. Đâu còn là đứa trẻ non nớt mà nghĩ thiển cận như vậy".
"Là đàn ông thì phải có trách nhiệm gánh vác và trụ cột cho gia đình. Cần nhất là bản lĩnh, không có chỗ cho sự yếu đuối và an phận" là bình luận của Phuong Nga.
Bạn thì sao, lương 7 triệu theo bạn có kiếm được người yêu không?
Theo VTC.VN
" alt=""/>Lương tháng 7 triệu, chàng trai 30 tuổi không dám yêu ai
Số lỗ hổng bảo mật tìm thấy trên các trình duyệt web từ đầu năm đến nay. Trình duyệt Opera không có số liệu (Ảnh: Atlas VPN).
Theo một báo cáo vừa được công bố bởi Atlas VPN, trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 5/10/2022, các chuyên gia bảo mật đã phát hiện tổng cộng 303 lỗ hổng bảo mật trên trình duyệt web Google Chrome, trong đó có nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng có thể chiếm quyền điều khiển máy tính.
Tuy nhiên, điều may mắn là các lỗ hổng bảo mật này đều được phát hiện và vá lỗi kịp thời trước khi bị hacker phát hiện và khai thác.
Xếp thứ 2 trong danh sách là trình duyệt Firefox, với 117 lỗ hổng bảo mật được phát hiện kể từ đầu năm đến nay. Xếp tiếp theo là Microsoft Edge của Microsoft, với 103 lỗ hổng bảo mật, tăng 61% so với tổng số lỗ hổng bảo mật được phát hiện trong cả năm 2021.
Ở chiều hướng ngược lại, Safari của Apple là trình duyệt web ít bị đe dọa nhất khi từ đầu năm đến nay chỉ phát hiện 26 lỗ hổng bảo mật trên trình duyệt này.
Báo cáo của Atlas VPN tập trung vào số lượng lỗ hổng bảo mật xuất hiện trên các trình duyệt web chứ không phân tích về mức độ nghiêm trọng của các lỗi bảo mật. Tuy nhiên, trình duyệt web nào càng tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật thì càng có nhiều nguy cơ bị tin tặc tấn công.
Theo thống kê của StatCounter, hiện Google Chrome đang là trình duyệt web máy tính phổ biến nhất thế giới, chiếm 65,7% thị phần máy tính toàn cầu (cả Windows lẫn Mac), xếp thứ 2 là Safari của Apple với 18,66% thị phần, Microsoft Edge xếp ở vị trí thứ 3 với 4,32% thị phần. 2 trình duyệt web Firefox và Opera xếp ở 2 vị trí tiếp theo với 3,14% và 2,25% thị phần.
Làm sao để duyệt web an toàn?
Thông thường, các lỗ hổng bảo mật trên trình duyệt web sẽ được các hãng phát triển vá lại trước khi bị hacker khai thác và tấn công. Do vậy, cách đơn giản nhất để đảm bảo an toàn khi duyệt web đó là luôn phải nâng cấp trình duyệt lên phiên bản mới nhất ngay khi được phát hành để vá lại các lỗi bảo mật đã được phát hiện.
Cần phải thực sự cẩn thận khi quyết định cài đặt thêm plug-in (các công cụ mở rộng) trên trình duyệt web. Bản thân các plug-in này cũng tồn tại các lỗ hổng bảo mật mà tin tặc có thể khai thác, hoặc thậm chí các plug-in này cũng có chứa mã độc. Chỉ nên cài đặt những plug-in đáng tin cậy và được cộng đồng người dùng đánh giá cao.
Một điều đặc biệt lưu ý đó là không tải file đính kèm trong email được gửi đến từ người lạ, bởi lẽ đây có thể là những file có chứa mã độc mà một khi tải về máy có thể làm lây nhiễm mã độc.
Thậm chí ngay cả khi nhận được email của người quen, bạn cũng nên xác nhận lại với họ xem có phải đã gửi email cho mình hay không, bởi lẽ tin tặc hoàn toàn có thể chiếm được email của một ai đó và dùng hộp thư để phát tán mã độc cho những người khác.
Người dùng cũng không nên tải phần mềm không rõ nguồn gốc từ Internet, đặc biệt là những công cụ crack hoặc keygen để bẻ khóa các phần mềm có bản quyền, bởi lẽ phần lớn những công cụ này đều có chứa mã độc.
(Theo Dân Trí, Atlas VPN/StatCounter)
" alt=""/>Những trình duyệt web kém bảo mật nhất, bất ngờ với cái tên dẫn đầu![]() |
Anh Illayaram Sekar. Ảnh: SCMP |
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết, với việc giải sáu khối rubik dưới nước trong khoảng thời gian 2 phút 17 giây, anh Sekar đã tự phá kỷ lục bản thân từng lập trước đó khi giải được năm khối rubik lúc ngồi dưới mặt nước.
Video: Người đàn ông Ấn Độ lập kỷ lục Guinness giải rubik dưới nước. Nguồn: SCMP
Tuấn Trần
Khoảng 130 người Áo bất ngờ nhận được tờ séc 1.200USD do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký. Hành động rộng rãi này của Washington dường như là lỗi của hệ thống giảm nhẹ thiệt hại do Covid-19 gây ra.
" alt=""/>Video người đàn ông Ấn Độ lập kỷ lục Guinness về giải khối rubik dưới nước