"Trong thời kỳ đại dịch, chúng tôi được tặng một số dụng cụ thực hành đơn giản, được yêu cầu làm những thí nghiệm dễ làm ở nhà, thỉnh thoảng làm cả bánh".
Những sinh viên không hài lòng với cách giảng dạy của giảng viên đã khiếu nại trực tiếp với trường đại học và Văn phòng Thẩm phán Độc lập về Giáo dục Đại học Anh (OIAHE). Cơ quan này đã nhận được số lượng khiếu nại kỷ lục vào năm 2022 và sinh viên đòi bồi thường tổng hơn 1 triệu bảng Anh (khoảng 29 tỷ đồng).
Theo Sky News, giờ đây, sinh viên từ hơn 100 trường đại học nước Anh đang tham gia vào chiến dịch "Đấu tranh lấy lại học phí" và kiện các trường đòi khoản bồi thường lên tới 5.000 bảng Anh (khoảng 145 triệu đồng)/người.
Đối với sinh viên quốc tế, sự phẫn uất lớn hơn do học phí cao hơn. Sinh viên tập trung hướng các hoạt động điều tra pháp lý vào khoảng thời gian xảy ra đại dịch và khoảng thời gian bị ảnh hưởng mạnh bởi hành động đình công của giảng viên từ năm học 2018-2022.
Trường hợp đầu tiên được đưa ra tòa là các đơn kiện chống Đại học College London (UCL). Tuy nhiên, nhà trường phản hồi rằng họ tuân theo hướng dẫn của chính phủ Vương quốc Anh và "đảm bảo rằng trải nghiệm học tập chất lượng cao được cung cấp cho sinh viên".
Trường cũng cho rằng việc kiện ra tòa là quá sớm và mong muốn các sinh viên thực hiện thủ tục khiếu nại nội bộ trong trường và sau đó là OIAHE. Tuy nhiên, luật sư cho biết sinh viên không đồng ý.
Bởi vậy, phiên điều trần tại Tòa án Tối cao vào thứ 4 (24/5/2023) được đặc biệt chú ý bởi thẩm phán sẽ quyết định liệu các sinh viên tại UCL có được phép theo đuổi yêu cầu trong đơn kiện không. Nếu khiếu nại chống lại UCL được phép tiếp tục, các khiếu nại tương tự sẽ được đưa ra chống lại các trường đại học khác.
"Tự hào về cách thích ứng"
Sự việc diễn ra trong bối cảnh Hiệp hội các trường Đại học Anh (Universities UK) đang kêu gọi giảng viên các trường ngừng thực hiện nhiệm vụ của họ, bao gồm việc chấm điểm và đánh giá bài làm của sinh viên trước những lo ngại về tiền lương và điều kiện làm việc. Điều này khiến nhiều sinh viên trên cả nước không rõ liệu họ có tốt nghiệp vào mùa hè này hay không.
Tuy nhiên, hiệp hội bảo vệ cách các trường đại học thích ứng trong đại dịch. “Đại dịch Covid-19 đã tạo ra hai năm thử thách chưa từng có đối với ngành giáo dục đại học và sinh viên và chúng tôi tự hào về cách các trường đại học thích ứng và quản lý trong những hoàn cảnh bất lợi".
"Trong một số giai đoạn phong tỏa, các trường đại học không được phép tổ chức giảng dạy và học tập như bình thường, thay vào đó, các trường đại học điều chỉnh nhanh chóng và sáng tạo để đảm bảo sinh viên có thể học và tốt nghiệp".
Giáo sư Kathleen Armour, Phó Chủ tịch (phụ trách mảng Giáo dục & Công tác sinh viên) của UCL cho biết: "Chúng tôi nhận ra rằng đối với nhiều sinh viên, vài năm qua là khoảng thời gian khó khăn và đáng lo ngại. Trong đại dịch Covid-19, chúng tôi đã tuân theo hướng dẫn của chính phủ Anh và ưu tiên sức khỏe, sự an toàn của cộng đồng".
"Các giảng viên và nhân viên hỗ trợ của trường đã làm việc không mệt mỏi để làm cho khuôn viên và tất cả các cơ sở của UCL trở nên an toàn nhất có thể và đảm bảo rằng sinh viên sẽ được cung cấp trải nghiệm học tập chất lượng cao".
“Chúng tôi cũng đã hoàn toàn cam kết giảm thiểu tác động của hành động đình công của giảng viên, để đảm bảo học sinh không gặp bất lợi trong học tập".
Tử Huy
Chị N., một phụ huynh của lớp 11D6, đã chia sẻ rõ hơn về câu chuyện này. Cụ thể, năm học 2022-2023, con gái của chị đã đóng 2 đợt quỹ, mỗi đợt 500 ngàn đồng. Lớp có 45 em, tổng số tiền quỹ là 45 triệu đồng.
Tuy nhiên gần nghỉ hè, chị N. tiếp tục nhận thông báo mỗi học sinh phải đóng thêm 1 triệu đồng, trong đó 650 ngàn đồng tiền quỹ lớp và 350 ngàn đồng chi phí du lịch, dã ngoại cuối năm.
"Ngoài tiền quỹ trên, trong năm học, lớp còn kêu gọi hỗ trợ thêm đến 4 đợt nữa để triển khai các hoạt động nhưng chi vào việc không rõ ràng, phụ huynh có kiến nghị nhưng cô giáo không giải thích. Tôi không biết thâm hụt quỹ bao nhiêu nhưng gần nghỉ hè lại yêu cầu đóng thêm mỗi em 650 ngàn đồng là vô lý", chị N. nói.
Liên quan đến vụ việc, sáng nay, lãnh đạo Trường THPT Đào Duy Từ đã có buổi làm việc với đại diện ban phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp 11D6.
Ông Dương Văn Trai, Hiệu trưởng Trường THPT Đào Duy Từ, khẳng định việc cô giáo triển khai thu quỹ lớp hay can thiệp vào việc này là chưa hợp lý, cô giáo chỉ làm nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn đối với ban cha mẹ học sinh.
Theo báo cáo của giáo viên chủ nhiệm lớp 11D6, thông tin đóng quỹ mỗi kỳ 500 ngàn đồng/học sinh là đúng. Việc lớp học này thâm hụt quỹ là có, còn thâm hụt bao nhiêu nhà trường đang làm rõ.
Ông Trai thông tin thêm: "Có lẽ phụ huynh thấy đóng 650 ngàn đồng vào tiền quỹ, trong khi gần nghỉ hè nên nghĩ đó là số tiền bù thâm hụt quỹ. Số tiền này nhân 45 em là gần 30 triệu đồng. Tuy nhiên phía giáo viên chủ nhiệm lý giải rằng sẽ còn chi cho một số hoạt động cuối năm, trong đó, có khen thưởng học sinh thi học sinh giỏi, liên hoan tổng kết... chứ không phải bù tất cả cho tiền bị âm".
cũng theo hiệu trưởng, về việc này, trường sẽ kiểm tra cụ thể lớp 11D6 âm quỹ bao nhiêu và có phương án phù hợp để bù vào đầu năm học tới.
“Hiện trường đã cho dừng việc thu thêm 1 triệu đồng đối với học sinh lớp 11D6. Chúng tôi cũng sẽ có buổi họp với tất cả phụ huynh và giáo viên lớp để trao đổi thẳng thắn và làm rõ các nguồn thu chi, tránh gây bức xúc cho phụ huynh", ông Trai nói.
Sở GD-ĐT Quảng Bình cũng đã yêu cầu Trường THPT Đào Duy Từ làm rõ và báo cáo Sở để có hướng xử lý về sự việc nói trên.
Hải Sâm
"Messi Campuchia" và bài toán thẻ vàng
Chan Vathanaka không còn là cái tên xa lạ với người hâm mộ bóng đá Việt Nam, cũng như nhiều thành viên trong đội hình đang có mặt tại Singapore.
![]() |
Vathanaka không xa lạ với người hâm mộ Việt Nam |
Cầu thủ có biệt danh "Messi Campuchia" từng ghi bàn vào lưới Việt Nam năm 2017, thời điểm trước khi HLV Park Hang Seo xuất hiện.
Trận ấy, "những chiến binh sao vàng" thắng vất vả với tỷ số 2-1, nhờ bàn quyết định được Quang Hải thực hiện sau khi vào sân từ ghế dự bị.
Ở AFF Cup 2020, Vathanaka ghi 2 bàn thắng trong hai lần được tung vào sân. Anh có thống kê khá ấn tượng: 4 cú dứt điểm chính xác; tạo ra 2 cơ hội nguy hiểm; ghi 1 bàn sau mỗi 66,5 phút; 3 lần đột phá thành công.
Hàng thủ Việt Nam cần ngăn Vathanaka để duy trì thành tích giữ sạch lưới.
Có một yếu tố mà HLV Park Hang Seo phải suy nghĩ: hàng thủ Việt Nam luôn nhận thẻ vàng trong các trận đã qua, gồm Thành Chung, Quế Ngọc Hải và Bùi Tiến Dũng.
Nếu một trong ba người nhận thêm thẻ vàng khi phong tỏa Vathanaka có lối đã kỹ thuật, đồng nghĩa với việc bị treo giò trận bán kết đầu tiên.
Kiểm soát Sos Souhana
HLV Park Hang Seo có lẽ tính toán đến việc cho Hoàng Đức và Tuấn Anh được nghỉ ngơi nhằm giữ thể lực tốt nhất cho bán kết.
![]() |
Sos Souhana là nhân tố chính ở hàng tiền vệ Campuchia |
Giải pháp lý tưởng là sớm giải quyết trận đấu và rút họ ra trong 30 phút cuối. Để thành công, tuyển Việt Nam cần kiểm soát được Sos Souhana.
Khu vực giữa sân của Campuchia triển khai bóng linh hoạt. Dù vậy, vai trò của Sos Souhana vẫn trội hơn.
Tiền vệ 29 tuổi này có tỷ lệ chuyền bóng chính xác đến 94,2%, cùng với 92,2% đường chuyền hiệu quả trên phần sân đối thủ. Ngoài ra, anh thành công với 75% số lần thực hiện động tắc tackles bóng.
Chia cắt được Sos Souhana với các tuyến, lối đá dựa trên triển khai bóng ngắn mà HLV Ryu Hirose xây dựng sẽ bị hóa giải.
Tiến Linh so tài Sambath Tes
Người hâm mộ cũng như HLV Park Hang Seo đang chờ đợi Tiến Linh "nổ súng" trước vòng bán kết.
![]() |
Ở tuổi 21, Sambath Tes là đội phó Campuchia |
Một trung phong không đạt phong độ tối ưu rõ ràng là vấn đề lớn. Khi đối phương phòng ngự số đông, những người quen đá lùi như Quang Hải và Công Phượng khó bùng nổ nếu thiếu "số 9".
Tiến Linh cũng khao khát lập công để giải tỏa tâm lý. Ở trận đấu tới, đối thủ mà anh đối mặt là Sambath Tes - một trong những tương lai của bóng đá Campuchia.
Sambath Tes đá trung vệ rất chắc chắn. Anh thành công với 66,7% các pha tắc bóng; 6 lần đánh chặn; 5 pha cản phá đối phương dứt điểm; 8 lần phá bóng giải nguy cho khung thành nhà.
Mới 21 tuổi nhưng Sambath đá rất chững chạc. Không phải ngẫu nhiên mà HLV Hirose trao cho anh vai trò đội phó, kết hợp tốt với đội trưởng Soeuy Visal về phòng ngự và triển khai bóng từ tuyến sau.
Tiến Linh có khả năng không đá trọn vẹn 90 phút. Anh phải đánh bại Sambath Tes trong thời gian hiện diện trên sân và ghi bàn, hoặc ít nhất tạo cơ hội cho đồng đội lập công, sau khi chưa hoàn thành được cú sút nào ở AFF Cup 2020 (125 phút).
Thiên Thanh
Campuchia không mạnh nhưng thi đấu nhiệt tình, một đối thủ hợp lý để đội tuyển Việt Nam thử nghiệm trước khi vào giai đoạn knock-out AFF Cup 2020.
" alt=""/>Việt Nam vs Campuchia: 3 bài toán chờ HLV Park Hang Seo