Năm 2018, Sở TT&TT tỉnh Gia Lai từng có Công văn số 1202/STTTT-CNTT, gửi các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh về việc hướng dẫn thực hiện công tác xác định cấp độ an toàn thông tin.
Theo đó Sở TT&TT tỉnh Gia Lai đề nghị các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin của các hệ thống thông tin thuộc phạm vi đơn vị quản lý, đồng thời xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ, sau đó gửi Sở TT&TT tỉnh thẩm định và phê duyệt.
H.A.H
Trong lớp tập huấn mới đây ở Ninh Thuận, cán bộ, công chức Viện Kiểm sát nhân dân được hướng dẫn một số kỹ năng bao gồm sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử, bảo mật, an toàn thông tin…
" alt=""/>Ban hành quy chế an toàn thông tin văn bản điện tử ở Gia LaiVới đề nghị của cử tri Bình Định về nâng cao chất lượng và độ ổn định của sóng di động tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã phủ sóng, Bộ TT&TT cho biết: Hiện nay, vùng phủ sóng 4G của Việt Nam đã đạt 99,8% dân số.
Cùng với khẳng định người dân mọi miền Tổ quốc đều đã có thể thụ hưởng dịch vụ di động trên mạng 4G, Bộ TT&TT cũng thông tin với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định: Kết quả đo kiểm từ i-Speed, hệ thống đo tốc độ truy cập Internet tại Việt Nam của Bộ và công cụ Speedtest (Ookla) cho thấy, trừ những trường hợp bị đứt cáp quang biển, còn về cơ bản chất lượng Internet băng rộng cố định của Việt Nam là ổn định, đáp ứng các hoạt động hiện tại như download, upload, streaming video, mạng xã hội, âm nhạc...
Mặt khác, quy chuẩn chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định được Bộ TT&TT sửa đổi tháng 11/2022 đã quy định, tốc độ tối thiểu doanh nghiệp phải cung cấp là 50 Mbps. Bộ cũng đang nghiên cứu để quy định tốc độ tối thiểu đối với dịch vụ truy nhập Internet băng rộng di động của các nhà mạng.
Ghi nhận ý kiến của cử tri Bình Định mong muốn Bộ TT&TT sớm hoàn thành phủ sóng hệ thống viễn thông di động tại các ‘vùng lõm’ về thông tin, Bộ TT&TT cho biết đang triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025. Theo chương trình, mục tiêu đặt ra là 100% thôn, bản, làng, ấp, phum sóc, buôn, bon, đảo có hộ dân sinh sống (gọi chung là thôn) đã có điện thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất.
Trong thông tin chia sẻ ngày 23/2 tại Hội nghị công bố ‘Quy hoạch hạ tầng TT&TT giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050’, đại diện Viện Chiến lược TT&TT đã điểm ra một số thành tựu của Việt Nam trong phát triển hạ tầng viễn thông thời gian qua.
Cụ thể, dù là một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp nhưng Việt Nam có độ phủ sóng 4G cao hơn các nước phát triển có thu nhập cao, với độ phủ của Việt Nam là 99,8% và tỷ lệ của các nước thu nhập cao là 99,4%; có tỷ lệ sử dụng smartphone đạt trên 84%; độ phủ cáp quang đến từng hộ gia đình là gần 80% so với trung bình thế giới khoảng 60%; và cước phí data tại Việt Nam được duy trì ở mức thấp, chỉ bằng một nửa mức trung bình của thế giới... Nhờ vậy, mọi người dân đều có cơ hội sử dụng Internet, tiếp cận không gian số.
Với định hướng phát triển hạ tầng TT&TT thành hạ tầng thế hệ mới, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước và tạo thuận lợi cho phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, quy hoạch hạ tầng TT&TT giai đoạn mới đã đặt ra các mục tiêu cao cho cả 5 lĩnh vực, trong đó có hạ tầng số, hạ tầng viễn thông.
Cụ thể, đến năm 2025, mạng băng rộng cố định đáp ứng quy chuẩn quốc gia (QCVN) về chất lượng dịch vụ với mục tiêu phổ cập được tới tất cả các thôn, bản, bảo đảm 100% số hộ gia đình có khả năng tiếp cận cáp quang khi có nhu cầu; 90% người sử dụng có thể truy nhập Internet cố định, tốc độ trung bình 200 Mb/s; 90% các tổ chức kinh tế - xã hội như doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường học, bệnh viện, công sở tại khu vực thành thị có thể truy nhập Internet với tốc độ trung bình 1 Gb/s.
Cùng với đó, mạng băng rộng di động cũng đáp ứng QCVN về chất lượng dịch vụ, với mục tiêu tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu 40 Mb/s cho mạng 4G và 100 Mb/s cho mạng 5G; 100% người dân ở độ tuổi trưởng thành có smartphone.
Theo kế hoạch của Bộ TT&TT, dự kiến giữa tháng 4/2024, Bộ TT&TT sẽ có hướng dẫn các địa phương về việc thực hiện Quy hoạch hạ tầng TT&TT giai đoạn mới.
Hiện nay, xuất hiện một số website không phải kênh bán vé chính thức của các hãng hàng không, nhưng được thiết kế gần giống website chính thức.
Các website này được đặt tên địa chỉ gần giống, giao diện, màu sắc, logo những trang web này cũng được thiết kế tương tự website chính thức của các hãng hàng không lớn, để lợi dụng sự sơ hở của khách hàng truy cập và mua vé. Tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều trong dịp cao điểm Tết đang cận kề và nhu cầu đi lại tăng cao.
Theo hãng hàng không Vietnam Airlines, một số trường hợp hành khách bị ảnh hưởng bởi website có dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của Vietnam Airlines đã được phản ánh trong thời gian vừa qua.
Cụ thể, một nữ hành khách có nhu cầu bay Hà Nội – Đà Lạt vào cuối tháng 11 nên đã lên mạng tìm kiếm website đặt vé của Vietnam Airlines. Tuy nhiên, sau khi hiện kết quả tìm kiếm, do không kiểm tra kỹ lưỡng nên khách hàng đã nhấp chuột truy cập website www.vietnamairslines.com.
Tên miền của website này có thêm chữ “s”, được chèn vào giữa từ “Airlines” khiến khách hàng khó phân biệt. Website này còn có giao diện, màu sắc và các thao tác đặt vé tương tự với website chính thức Vietnam Airlines.
Do sự nhầm lẫn, khách hàng tiến hành chuyển tiền vé và vẫn nhận được thông tin kèm mã vé máy bay qua email. Tuy nhiên, khi nhận ra điểm bất thường trên website đặt vé, khách hàng kiểm tra lại mã đặt chỗ trên website chính thức của Vietnam Airlines nhưng không tìm ra kết quả gì. Khi liên hệ với các số điện thoại trên trang web đã mua vé, nữ khách hàng đều không thể liên lạc được. Lúc này khách hàng phát hiện mình đã đặt vé nhầm qua website lừa đảo.
Đây không phải là chiêu thức mới xuất hiện. Theo thông tin từ hãng hàng không quốc gia, trước đó, vào đầu năm 2020, một nam hành khách được bạn nhờ đặt vé, nên đã tìm kiếm trang web của Vietnam Airlines và vào nhầm website www.vietnamairilines.com. Tên miền website này có chữ “i” được chèn vào giữa từ “airlines” khiến khách hàng khó phân biệt so với trang web chính thức của Vietnam Airlines.
Không chỉ xuất hiện nhiều website bán vé giả mạo, trên mạng xã hội cũng từng xuất hiện đường link dẫn đến trang web có nội dung hứa hẹn tặng 2 vé máy bay Vietnam Airlines cho khách hàng tham gia điều tra trực tuyến và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, những tên miền website trên đều không phải những trang web hoạt động do Vietnam Airlines quản lý, hành khách có thể bị kẻ xấu lợi dụng lấy cắp thông tin cá nhân hoặc vô tình tiếp tay cho hành vi lừa đảo những người dùng khác trên không gian mạng.
Không chỉ vậy, các trang web này còn được tính toán để có thể hiển thị ngay ở trang nhất bộ máy tìm kiếm khi khách hàng tìm kiếm từ khóa về mua vé máy bay Vietnam Airlines.
Để ngăn chặn tình trạng giả mạo website gây thiệt hại cho khách hàng, Vietnam Airlines đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng xử lý các website có dấu hiệu vi phạm về việc sử dụng logo, nhãn hiệu, hình ảnh của Vietnam Airlines; Bản quyền thiết kế giao diện website; Đăng ký, sử dụng tên miền có dấu hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại của Vietnam Airlines và vi phạm về việc công bố thông tin.
Phía Thanh tra Sở khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã thực hiện kiểm tra, xác minh tên, địa chỉ của chủ sở hữu, làm việc và yêu cầu các doanh nghiệp có hành vi sử dụng nhãn hiệu của Vietnam Airlines trên nội dung các website loại bỏ dấu hiệu vi phạm. Một số website không còn hoạt động. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa thực sự chấm dứt.
Theo đó, hãng bay này đề nghị hành khách nên mua vé trên website, đại lý, phòng vé chính thức của các hãng và yêu cầu xuất hóa đơn theo quy định...Đối với khách mua vé trên website, cần đặc biệt lưu ý truy cập đúng địa chỉ chính thức của Vietnam Airlines là www.vietnamairlines.com. Hành khách cũng có thể mua vé qua ứng dụng di động Vietnam Airlines bằng việc tải ứng dụng này về thiết bị di động cá nhân.
D.V
" alt=""/>Cảnh giác với các website bán vé máy bay giả mạo