Theo trang tin Engadget, trong bản dự thảo sẽ đệ trình cho Uỷ ban Đăng ký Liên bang vào ngày mai, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ bắt buộc hầu như mọi cá nhân muốn xin cấp visa phải cung cấp mọi thông tin liên quan hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội nhất định trong vòng 5 năm qua, cũng như phải kèm theo bất kỳ số điện thoại và địa chỉ email mà họ đã sử dụng trong cùng khoảng thời gian đó.
Trước đó, loại thông tin này chỉ cần thiết khi phía Bộ Ngoại giao cần xem xét nghiêm ngặt hơn về một cá nhân nào đó, ví dụ những người từng đi đến các khu vực có hoạt động khủng bố đáng chú ý chẳng hạn. Nhưng một khi dự thảo này được thông qua, luật mới sẽ yêu cầu hầu như mọi ứng viên phải cung cấp thông tin, trừ những người xin cấp visa ngoại giao hoặc quan chức. Tuy nhiên, có lẽ những người này cũng sẽ ít nhất một lần cung cấp các thông tin mạng xã hội, xét việc dự thảo của Bộ Ngoại giao chỉ nói rằng "hầu hết những người này" sẽ không bị "thường xuyên" truy vấn các thông tin nêu trên.
Năm ngoái, Bộ An ninh Nội địa đã giới thiệu một điều luật mới cho phép ghi các thông tin mạng xã hội vào hồ sơ nhập cảnh chính thức. Nhưng động thái kết hợp cả các thông tin hoạt động và các tìm kiếm trên mạng xã hội vào thủ tục xin cấp visa thậm chí còn xuất hiện trước cả chính quyền của Tổng thống Trump.
Ngoài ra, dự thảo luật mới còn bao gồm nhiều câu hỏi liên quan đến hành trình của người nhập cảnh, như việc họ có từng bị trục xuất hay bị cấm nhập cảnh khỏi một quốc gia khác hay không, liệu bất kỳ người thân nào của họ có mối liên hệ với hoạt động khủng bố hay không... Các ứng viên cũng sẽ phải cung cấp các thông tin trên các nền tảng mạng xã hội không nằm trong danh sách được liệt kê. Nếu dự thảo được thông qua, sẽ có khoảng 15 triệu ứng viên xin cấp visa bị tác động.
Được biết, sau khi dự thảo được trình lên Uỷ ban Đăng ký Liên bang vào ngày mai, người dân sẽ có 60 ngày để đưa ra ý kiến.
" alt=""/>Xin visa tại Mỹ có thể phải xuất trình thông tin sử dụng mạng xã hội trong 5 nămĐào tiền ảo là chủ đề mà tội phạm mạng không thể bỏ qua khi chúng đang tìm cách kiếm nhiều tiền hơn nữa. Chúng khai thác trên máy tính, máy chủ, laptop và thiết bị di động, và không chỉ bằng phần mềm độc hại.
Các chuyên gia tại Kaspersky Lab đã tìm ra bằng chứng rằng các tội phạm đang tăng khả năng đào tiền bằng các ứng dụng hợp pháp và lan truyền chúng dưới hình thức quảng cáo bóng đá và ứng dụng VPN mà hai quốc gia Brazil và Ukraine là nạn nhân chính.
Theo như dữ liệu của Kaspersky Lab, "máy đào tiền hợp pháp" phổ biến nhất là các ứng dụng liên quan đến bóng đá. Chức năng chủ yếu là phát các đoạn quảng cáo bóng đá trong khi bí mật đào tiền mã hoá.
Để làm điều này, tội phạm mạng đã sử dụng Coinhive chạy trên nền tảng JavaScript. Khi người dùng xem quảng cáo, ứng dụng sẽ mở tệp tin HTML trên JavaScript, chuyển đổi từ CPU của người truy cập thành tiền mã hoá Monero cho kẻ phát triển chúng.
Những ứng dụng này được lan truyền rộng rãi qua Google Play Store và những ứng dụng phổ biến nhất đã được tải xuống khoảng hơn 100.000 lần, trong đó 90% lượt tải xuống đến từ Brazil.
" alt=""/>Cài ứng dụng VPN, xem bóng đá trên di động có thể bị lợi dụng đào tiền ảo