Việt Nam sẽ nhận được 38,9 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 từ Covax nên Bộ Y tế đề nghị không mua thêm
Trong đó riêng vắc xin AstraZeneca, Việt Nam dự kiến tiếp nhận 30 triệu liều từ chương trình Covax, 30 triệu liều đặt mua thông qua công ty VNVC.
Sau khi xác định được 19,4 triệu đối tượng ưu tiên, ngày 14/4 vừa qua, Bộ Y tế có tờ trình, dự kiến mua lại của VNVC thêm 10 triệu liều vắc xin cùng với nguồn Covax cho đủ 40 triệu liều.
Tuy nhiên mới đây, Bộ Y tế đã đàm phán với Covax để có thêm vắc xin. Theo đó, Covax cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam 38,9 triệu liều vắc xin trong năm nay, đủ tiêm cho 19,4 triệu người, bao phủ 20% dân số như cam kết.
Do đó, Bộ Y tế đề nghị không dùng nguồn ngân sách mua thêm vắc xin của VNVC do vắc xin từ nguồn Covax đã đủ.
10 triệu liều vắc xin AstraZeneca Bộ Y tế định mua lại của VNVC có thể chuyển sang cơ chế xã hội hoá hoặc VNVC có thể bán vắc xin cho các tỉnh thành có kinh phí để tiêm chủng cho toàn dân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã ký quyết định điều chuyển 20.000 liều vắc xin phòng Covid 19 trong tổng số 43.700 liều vắc xin cấp cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương đợt 2 về Lào Cai và 8 tỉnh Nam bộ. Cụ thể:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai: 5.000 liều
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang: 2.000 liều
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre: 2.000 liều
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Long: 1.800 liều
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh: 1.800 liều
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hậu Giang: 1.800 liều
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng: 2.000 liều
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu: 1.800 liều
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau: 1.800 liều
Bộ Y tế yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia thực hiện điều chuyển vắc xin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương đến Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc và miền Nam để cung ứng cho các địa phương, đơn vị theo danh sách. Các đơn vị tiếp nhận vắc xin, tổ chức triển khai tiêm chủng theo quy định.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tổ chức tiêm vắc xin theo chương trình Tiêm chủng mở rộng phải kết thúc việc tiêm trước ngày 5/5. Bộ Y tế nhấn mạnh, không được để xảy ra tình trạng phải huỷ một liều vắc xin nào vì lý do không tổ chức tiêm chủng.
Thúy Hạnh - Nguyễn Liên
Kết quả đánh giá giai đoạn 2 cho thấy, 100% người tiêm đều sinh miễn dịch. Vắc xin có hiệu quả trên biến thể Anh.
" alt=""/>Bộ Y tế đề xuất không mua thêm 30 triệu liều vắc xin CovidÔng Chử Xuân Dũng tại buổi làm việc với Đông Anh sáng 30/4. Ảnh: Trần Thường
Liên quan đến ca bệnh 2911, 28 tuổi, trú tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, đến nay cơ quan chức năng đã xác định được 25 trường hợp F1. Ca bệnh 2911 tiếp xúc với bệnh nhân 2899 ở Đông Anh vào ngày 22/4, sau khi trở lại Hà Nội đã tiếp xúc với rất nhiều người.
Như vậy sau 73 ngày không ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng, 2 ngày nay Hà Nội đã ghi nhận thêm 3 ca mắc Covid-19.
Tại cuộc họp, lãnh đạo huyện Đông Anh đề nghị tất các công ty và KCN thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch. Nếu không tuân thủ sẽ xem xét trách nhiệm, đề xuất các biện pháp mạnh để xử lý.
Ngõ Trung, nơi bệnh nhân 2911 sinh sống hiện đã bị cách ly. Ảnh: Trần Thường
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết thêm, trong trường hợp xuất hiện ca bệnh trong khu công nghiệp, vẫn nghiêm túc thực hiện các quy định phòng chống dịch, ngoài truy vết F1 đưa cách ly tập trung sẽ truy tới F2, đảm bảo truy vết cũng như bao vây.
“Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt chính quyền địa phương và có sự vào cuộc của tất cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện để bao vây, khoanh vùng dập dịch thật nhanh”, bà Hà thông tin thêm.
Ông Chử Xuân Dũng, đề nghị cần phải siết chặt hoạt động chống dịch hiện nay, tổ chức kiểm tra, xử phạt các trường hợp không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.
Trần Thường – Thúy Hạnh
Sáng 30/4, Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc Covid-19, trong đó có 3 ca cộng đồng, nâng tổng số ca mắc cả nước lên 2.914 trường hợp.
" alt=""/>Hà Nội phát hiện thêm 2 ca CovidẢnh minh hoạ
Như vậy đến 6h sáng ngày 24/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2.832 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.570 ca lây nhiễm trong nước. Về tình hình điều trị, các cơ sở y tế hiện đã chữa khỏi cho 2.490 bệnh nhân Covid-19.
Các địa phương đang còn cách ly, theo dõi sức khoẻ hơn 39.000 người, trong đó cách ly tại bệnh viện 518 trường hợp, cách ly tại nhà hơn 23.000 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú gần 15.000 người.
Về tình hình tiêm chủng, từ ngày 8/3 đến nay, Việt Nam đã tiêm vắc xin AstraZeneca ngừa Covid-19 cho hơn 176.000 người. Chỉ tính riêng ngày 23/4, các địa phương và lực lượng Bộ Quốc Phòng tiêm thêm gần 47.000 người, đây là con số cao nhất kể từ đầu chiến dịch tiêm chủng đến nay.
Các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin đợt 2, đặt mục tiêu tiêm xong trước ngày 5/5 tới, do lô vắc xin Covax viện trợ sẽ hết hạn vào ngày 30/5.
Thúy Hạnh
Đau đầu dai dẳng, đau bụng, đau chi dưới… đều có thể là dấu hiệu sớm của hiện tượng đông máu hoặc giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
" alt=""/>Thêm 2 ca mắc Covid