Messi phải nghỉ trận hòa Orlando City 1-1 hôm 25/8 (các trận đấu được quy đổi sang giờ Hà Nội) và rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh khả năng anh tham dự chung kết US Open Cup với Houston Dynamo.
Từ trung tâm huấn luyện Florida Blue, tất cả những gì đại diện Inter Miami và Tata Martino đáp lại trước các câu hỏi đều lấp lửng: Messi không gặp vấn đề nghiêm trọng sau các ca xét nghiệm y tế mỗi ngày.
Gần đến giờ thi đấu, ông Martino vẫn giấu chuyện Messi không thể góp mặt trong trận chung kết US Open Cup.
Đến khi biết đội hình thi đấu không có Messi, người cũng vắng trong danh sách dự bị, hơn 20.000 khán giả phủ kín sân DRV PNK mới thực sự thất vọng.
Phần lớn đến vì xem đội trưởng mới của đội bóng Miami, chứ không phải vì giải đấu có tỷ lệ bàn thắng khá thấp (1,89 bàn/trận).
Trên khán đài, khán giả thất vọng. Dưới sân, thầy trò Martino phải nhìn đối thủ Houston Dynamo nâng cúp dù có lợi thế chủ nhà trong trận chung kết (thua 1-2, với 2 bàn thua trong hơn 30 phút đầu).
Messi tiếp tục vắng mặt trong trận hòa 1-1 với New York City cũng trên sân nhà DRV PNK. Kết quả này khiến đội bóng của chủ tịch David Beckham đối mặt nguy cơ không thể giành vé vào giai đoạn play-off MLS (dành cho 9 đội đầu bảng các khu vực).
Inter Miamicó chuyến làm khách trên sân Chicago Fire vào sáng thứ Năm (7h30 ngày 5/10) và theo Gaston Edul, nhà báo của TyC Sports, ngôi sao người Argentina sẽ không góp mặt.
"Leo Messi sẽ không thi đấu với Chicago Fire. Đến cuối tuần, Inter Miami có trận tiếp Cincinnati (6h30 ngày 8/10), vòng cuối trước khi đội tuyển Argentina đá vòng loại World Cup 2026. Họ nhắm đến việc anh góp mặt ít phút trận đó", nhà báo Gaston Edul cập nhật về tình hình của số 10.
Messi có tập trung với Argentina hay không vẫn là câu hỏi với chính báo chí nước này. Câu trả lời chỉ có 3 ngày trước khi nhà ĐKVĐ thế giới đá trận vòng loại với Paraguay tại Buenos Aires.
Tận thu vì Messi
Khoảng 48 tiếng đồng hồ trước khi cuộc tiếp đón Inter Miami bắt đầu, Chicago Fire cam kết các CĐV có vé trọn mùa được giảm 250 USD cho vé mùa sau, trong khi thành viên mới cũng được ưu đãi 50 USD cho dù Messi có dự trận đấu hay không.
Điều này dễ hiểu vì ảnh hưởng của Messi rất lớn. 61.500 vé xem đã sớm được bán ra.
Khoảng 10.000 vé được bán từ khi "La Pulga" còn chưa gia nhập Inter Miami. Hơn 50.000 vé khác tiêu thụ vào trước thời điểm Messi bỏ dở trận Toronto.
Giá vé rẻ nhất được niêm yết vì hiệu ứng Messi là 250 USD, trong khi chỗ ngồi tốt nhất vượt trên 3.000 USD.
Không phải ai cũng được cam kết ưu đãi như vậy, trong số nhiều người bỏ hàng nghìn USD và lặn lội từ xa để xem Messi nhưng anh vắng mặt các trận vừa qua.
Alexi Lalas, cựu hậu vệ có 96 trận khoác áo đội tuyển Mỹ và từng thi đấu ở bóng đáItaly, lên tiếng chỉ trích những người có liên quan.
"Họ sử dụng Messi kể từ thời điểm được công bố hợp đồng để bán và quảng bá mọi thứ trong cũng như ngoài sân cỏ", Lalas thẳng thắn.
"Tôi nghĩ rằng, cho dù đó là Inter Miami hay MLS, nếu họ có thông tin về việc Messi không thi đấu, họ cần phải làm rõ điều đó".
Messi mang lại các khoản thu khổng lồ, trên nhiều phương diện kinh doanh và nghe nhìn. Bản thân anh phải ra sân thi đấu sớm hơn dự kiến dù không có thời gian tập luyện với CLB mới sau khi ký hợp đồng.
Lần hiếm hoi mà Messi nghỉ ngơi là trận Atlanta United, và Inter Miami thua nặng nề 2-5. Khi ấy, Martino giải thích ông lo ngại số 10 có thể quá tải.
Trong bóng đá hiện đại, với sự phát triển của y học, đánh giá mức độ chấn thương của cầu thủ rất phổ biến (ở châu Âu, các CLB luôn thông báo danh sách chấn thương cụ thể). Nhưng Inter Miami không công khai các chẩn đoán.
"Sử dụng Messi cho tất cả các hoạt động quảng bá bóng đá, tôi biết điều đó rất quan trọng, nhưng tôi nghĩ quan trọng hơn là người hâm mộ. Các đội bóng và giới truyền thông biết điều đó", Lalas tiếp tục chỉ trích.
"Các CLB có trách nhiệm làm mọi thứ có thể để thông báo. Từ quan điểm cạnh tranh, Inter Miami phải làm mọi thứ có thể để lọt vào vòng play-off, nhưng phải cởi mở và trung thực với mọi người".
Bóng đá Mỹ đơn thuần là giải trí và Messi phục vụ cho điều này. MLS lẫn Inter Miami hiểu rõ những thiệt hại khi Leo vắng mặt, nên cố gắng để tận thu khi còn có thể.
khi Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng giá điện ở nước ta còn thấp so với mặt bằng thế giới, đồng thời việc chia giá điện thành 6 bậc là cần thiết thì nhiều ý kiến cho rằng tư duy độc quyền, bán điện theo giá bậc thang đã lỗi thời trước nhu cầu chính đáng của người dân về mặt hàng đặc biệt này.
Giá điện bậc thang bất hợp lý
Trang www.globalpetrolprices.com thống kê giá điện sinh hoạt ở 126 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại thời điểm tháng 9/2019, nơi có giá điện sinh hoạt rẻ nhất là Venezuale (hoàn toàn miễn phí) và nơi có giá điện sinh hoạt cao nhất là Bermuda (9.474 đồng/kWh). Việt Nam có giá điện sinh hoạt thấp thứ 41 (1.877 đồng/kWh) trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có số liệu được nêu.
Với một hộ gia đình có 4 người, chỉ sử dụng những thứ thiết yếu nhất (như thắp sáng, quạt mát, xem truyền hình, tủ lạnh, nấu cơm, đun nước,…), thì mỗi tháng tối thiểu cũng phải sử dụng đến 250 kWh điện. Theo biểu giá điện sinh hoạt hiện tại, số tiền phải trả là 549.000 đồng (bình quân 2.196 đồng/kWh).
Tuy nhiên, sang mùa nóng, nếu gia đình sử dụng thêm 1 máy điều hòa công suất 9000 BTU với thời gian 10 tiếng/ngày thì chỉ số điện sử dụng sẽ vào khoảng 500 kWh, số tiền phải trả là 1.322.000 đồng (bình quân 2.644 đồng/kWh).
Như vậy, với một hộ gia đình nhỏ thì giá điện sinh hoạt thực tế cao hơn giá bình quân là 319 đồng/kWh (tăng 17%) vào những tháng mát mẻ và 767 đồng/kWh (tăng 41%) vào những tháng hè.
Sự chênh lệch này còn cao hơn đối với các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện lớn do giá điện bậc thang của EVN.
Theo nhiều người, việc chia giá điện thành 6 bậc đi ngược lại quy luật cung – cầu trong phát triển kinh tế và hạn chế nhu cầu chính đáng của người dân về sử dụng các phương tiện kĩ thuật, công nghệ hiện đại phục vụ cuộc sống.
Theo ông Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam (được báo Lao Động trích dẫn) thì việc phân biểu giá điện thành 6 bậc đang bộc lộ nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn và nhu cầu chính đáng của người dân.
Đầu tư, phát triển thiếu đồng bộ
Theo Bộ Công thương, nhu cầu về điện ở Việt Nam tăng xấp xỉ 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, tạo ra sức ép lớn cho ngành điện về sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg khuyến khích phát triển các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn điện trước nhu cầu ngày một tăng cao.
Quyết định của Thủ tướng đã thu hút được nhiều đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Chỉ tính riêng 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận đã có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất đạt 2.027 MWh. Dự kiến, đến cuối năm nay, công suất các dự án năng lượng tái tạo ở hai tỉnh này sẽ tăng lên 4.240 MWh.
Việc phát triển nóng các dự án năng lượng tái tạo lại gây ra hiện tượng “thừa điện, thiếu đường dây”, bắt buộc các nhà máy sản xuất điện phải cắt bớt nguồn cung. Rốt cuộc, các doanh nghiệp sản xuất vẫn khó bán điện, dân thì đói điện và EVN thì bán điện với giá 6 bậc gây khó cho người dân.
Lối đi nào cho ngành điện Việt Nam?
Để phát triển bền vững ngành điện thì phải đồng bộ ở ba khâu: sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Đây là việc rất khó vì cần nguồn vốn đầu tư cao, lại không thể triển khai trong ngày một ngày hai.
Ngày 18/6/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây có thể là một giải pháp tốt cho ngành điện phát triển lâu dài, bền vững.
Nên chăng, nhà nước đầu tư và quản lý khâu truyền tải điện. Đây được xác định là tài sản cố định, có vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu. Do đó cần nhà nước đầu tư và quản lý hệ thống truyền tải bao gồm lưới điện cao thế, trung thế, hạ thế.
Khâu sản xuất thì nên thu hút đầu tư rộng rãi đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Thông qua đấu thầu công khai, lựa chọn những đơn vị cung cấp điện và phân phối điện tốt nhất, giá cả phải chăng nhất.
Khâu phân phối điện cũng nên đấu thầu công khai để chọn ra nhà quản lý, phân phối điện tốt nhât và hiệu quả nhất. Cần xóa bỏ vai trò độc quyền của EVN như hiện nay.
Với một hệ thống đồng bộ trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện đồng bộ, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người dân, chắc chắn ngành điện Việt Nam sẽ phát triển bền vững, tránh được các sự cố không đáng có như thời gian vừa qua.
Độc giả Bảo Anh
Mời bạn đọc chia sẻ các ý kiến của mình về những vấn đề quan tâm theo địa chỉ: [email protected]. Trân trọng cảm ơn
Dòng bức xúc về hóa đơn tiền điện tăng cao vẫn tiếp tục nối dài khi báo chí phát hiện thêm nhiều trường hợp “sai sót” mới trong những ngày qua.
" alt=""/>Cần đổi mới tư duy quản lý ngành điện