Bạn có thể nắm bắt tin tức đang nóng nhất trong ngày từ những đường link do bạn bè chia sẻ, hoặc bởi những bản tin được Facebook của các cơ quan báo chí chia sẻ trực tiếp. Bên cạnh đó, Facebook còn có riêng một kênh để hiển thị các tin tức và chủ đề hot nhất mà mạng này gọi là "Trending".
![]() |
Facebook có hàng loạt quy tắc để "ứng xử" với báo chí |
Trước đây, Facebook từng tuyên bố các chủ đề "trending" nổi lên tự động nhờ một thuật toán đặc biệt, có khả năng nhận dạng những chủ đề đang nóng, được quan tâm một cách tăng vọt trên Facebook. Sau đó, một ekip "kiểm tra" của Facebook sẽ trực tiếp viết lời mô tả và chọn ảnh minh họa đi kèm cho mỗi bài post.
Tuy nhiên mới đây, trang Gizmodo đã đăng tải một bài viết soi rọi rõ hơn vào quy trình lựa chọn tin nóng của Facebook. Theo đó, ekip hiệu đính này được cho là "được khuyến cáo chỉ nên quảng bá những video tải trực tiếp lên Facebook mà thôi, thay vì chia sẻ các video trên YouTube hoặc các kênh tương tự". Đây là một nỗ lực của Facebook trong việc mở rộng nền tảng video của chính mình, dù động thái này đã bị YouTube chỉ trích kịch liệt là "chèn ép đối thủ cạnh tranh".
Quy tắc tối cao thứ hai của ê-kip hiệu đính là họ "rất không được khuyến khích" nhắc đến cái tên Twitter - đối thủ chính của Facebook. Nếu bắt buộc phải nói đến, họ phải dùng cụm từ "mạng xã hội" một cách chung chung.
Thứ ba, các biên tập viên được cho là có một danh sách các nguồn tin truyền thống mà họ gọi là "các tòa báo được ưu tiên". Họ cũng có thể vô hiệu hóa các chủ đề hot nếu như chủ đề đó không được đưa tin/phản ánh bởi ít nhất 3 tờ báo trong danh sách nói trên.
Việc nắm bắt cơ chế tuyển lựa tin nóng của Facebook rất quan trọng đối với các tòa báo/cơ quan báo chí tại thời điểm này, khi mà tỷ lệ người dùng theo dõi tin tức qua mạng xã hội ngày một nhiều. Hiểu thấu đáo được quy tắc làm việc của Facebook sẽ giúp tòa báo lựa chọn tin tức để chia sẻ hiệu quả hơn. Phía Facebook hiện vẫn từ chối bình luận về bài báo của Gizmodo.
T.C
Cách live video trên Facebook bằng máy tính" alt=""/>Facebook đối xử với báo chí ra sao?Phiên bản Laban Key dành cho iOS chính thức ra mắt khi Apple cho phép sử dụng bộ gõ từ bên thứ 3. Phiên bản mới nhất của ứng dụng trên iOS có những thay đổi rất lớn so với trước đây, nhất là tính năng cá nhân hóa theme bàn phím - đang được rất nhiều người dùng yêu thích và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, phiên bản mới đã được cải tiến tốc độ rất tốt, không còn tình trạng trễ (delay) khi mở bàn phím hay khi bấm phím. Hiện tượng tự động chuyển về bàn phím gốc của iOS gần như không còn. Trải nghiệm gõ phím với Laban Key đã nhanh nhẹn, mượt mà tương đương bàn phím gốc.
Điểm khác biệt thứ hai, Laban key đã đưa vào cơ chế suggestion (gợi ý từ) mới, với khả năng đoán đúng ý người dùng hơn nhiều lần, đồng thời có thể đoán cả từ ghép (thay vì âm tiết đơn), giúp giảm số phím gõ.
" alt=""/>Laban Key âm thầm vươn lên ứng dụng miễn phí số 1 trên iOSCEO Facebook Mark Zuckerberg đang phô diễn cách sử dụng kính VR Oculus Rift. Ảnh: Word Press
Oculus, công ty nổi tiếng về công nghệ VR đã bị Facebook thu mua lại với giá 2 tỷ USD vào năm 2014, đã cung cấp mã nguồn gây tranh cãi cho các công ty phát triển game. Mã nguồn này đang được sử dụng trong nhiều game video dành cho kính VR Rift của Oculus cũng như kính Gear VR của Samsung.
Vì vậy, một lệnh cấm bổ sung có thể giới hạn số lượng game phát hành cho kính VR Oculus Rift. Điều đó sẽ là cú giáng mạnh vào một sản phẩm vẫn còn trong giai đoạn trứng nước cũng như một quyết định đặt cược của Facebook cho tương lai.
ZeniMax đã đệ trình yêu cầu cấm dùng mã nguồn nói trên trong các sản phẩm của Oculus lên toàn án liên bang ở Dallas, Texas, Mỹ. Đây cũng chính là tòa án đã ra phán quyết chống lại Oculus và những người sáng lập công ty (Palmer Luckey và Brendan Iribe).
Hôm 1/2 vừa qua, tòa tuyên bố, Oculus và các bị cáo đã vi phạm một thỏa thuận không tiết lộ về bản quyền công nghệ với ZeniMax khi chế tạo kính thực tế ảo Oculus Rift.
Cụ thể, John Carmack, cựu nhân viên của id Software, một công ty con của ZeniMax đã trao đổi thư từ với Palmer Luckey trong thời gian còn tại vị. Hiện nay, ông Carmack đã chuyển sang đầu quân cho Oculus và giữ chức giám đốc công nghệ tại công ty này. ZeniMax cáo buộc Carmack đã cung cấp phần mềm được ông ta tham gia phát triển trong thời gian còn làm việc tại hãng này cho Oculus. Việc đó đã vi phạm điều khoản không tiết lộ được kí kết trước đây giữa Carmack và ZeniMax.
Trong tổng số 500 triệu USD Facebook phải trả cho ZeniMax, 200 triệu USD dùng để trả cho việc vi phạm thỏa thuận không tiết lộ, 50 triệu USD cho việc xâm phạm bản quyền tác giả, 50 triệu USD tiền phạt cho Oculus và 150 triệu USD tiền phạt cho các cựu CEO Oculus vì sử dụng sai nhãn hiệu.
Tuy nhiên, Oculus đã không bị kết tội đánh cắp bí mật thương mại, một cáo buộc quan trọng khác của ZeniMax. Do 500 triệu USD là khoản tiền bồi thường lớn, nên công ty con của Facebook nhiều khả năng sẽ kháng cáo trong thời gian tới.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)
" alt=""/>Facebook lại 'gặp hạn' vì kính VR Oculus