“Sau khi nhận biên bản của khoa, hiệu trưởng có trao đổi trực tiếp qua điện thoại, nhờ thông báo đến với thầy cô kéo dài thời gian đến 31/12 để nhà trường và tỉnh tìm cách giải quyết. Sau đó, tôi trao đổi với thầy cô trong khoa, mọi người thống nhất ngày 31/12 với điều kiện trường phải có một văn bản trả lời, đúng như thầy hiệu trưởng nói.
Nhưng đến hiện tại vẫn chưa thấy văn bản từ hiệu trưởng nên các thầy cô trong khoa sẽ tạm dừng việc lên lớp”, vị đại diện này cho biết.
Cũng theo vị này, trong chiều nay, theo lịch dạy có 2 thầy cô giáo đã tạm ngừng dạy với tổng số hơn 30 sinh viên nghỉ học (trong đó có hơn 10 sinh viên Lào). Toàn khoa hiện nay có 11 thầy cô, 3 người đang học và nghỉ chế độ thai sản.
Chiều cùng ngày, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam - ông Huỳnh Tấn Tuấn, thông tin, vẫn chưa nắm được thông tin 2 giảng viên cho lớp nghỉ chiều hôm nay và sẽ cho xác minh lại. Ông Tuấn thừa nhận việc ngừng dạy của giảng viên sẽ gây ảnh hưởng đến sinh viên.
“16h chiều nay, chúng tôi tiếp tục có cuộc họp với các khoa. Việc thông báo như cam kết trước đó, chúng tôi đã ra dự thảo, sẽ có thông báo rõ ràng gửi các khoa về việc kéo dài thời gian đến 31/12”, ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, đến hiện tại, số tiền lương đang nợ giảng viên là 4,9 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội 1,4 tỷ đồng và chế độ phụ cấp 1,3 tỷ đồng. Tổng cộng 7,6 tỷ đồng.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin ngày 14/12, 17 cán bộ, giảng viên của trường gửi thông báo quyết định ngừng việc tập thể đến lãnh đạo nhà trường. Các cán bộ này thuộc Khoa Điều dưỡng và Khoa Y tế cơ sở của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam. Thông báo ngừng việc bắt đầu từ ngày 18/12.
Lý do được những cán bộ, giảng viên này đưa ra là nhà trường đã không thanh toán tiền lương và phụ cấp cho họ trong 6 tháng, tính từ tháng 7/2023 đến nay. Trong thời gian nợ lương này, vì không muốn ảnh hưởng đến việc học của sinh viên nên các cán bộ, giảng viên vẫn đến trường làm việc.
Đến nay, thời gian nợ lương kéo dài, đời sống nhiều cán bộ giảng viên rơi vào cảnh rất khó khăn, không thể tiếp tục công việc. Từ đó, tập thể khoa đã họp và thống nhất đi tới quyết định ngừng việc tập thể từ ngày 18/12 đến khi nhà trường giải quyết chế độ lương và phụ cấp.
Việc ngừng hoạt động giảng dạy sẽ ảnh hưởng đến 6 lớp tại Khoa Điều dưỡng gồm D17A, D17B, D18A, D18B, Y26, D6S. Các học phần ảnh hưởng là Vận động nội tiết, Tâm lý - kỹ năng giao tiếp, thực hành tại trường, thực tập tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam…
Các khoản chi được liệt kê gồm: Hỗ trợ học sinh tập nghi lễ, văn nghệ khai giảng; hỗ trợ học sinh tập luyện thi giai điệu tuổi hồng; hỗ trợ tổ chức trung thu cho học sinh; hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; chi bồi dưỡng học sinh tham gia thi thể dục thể thao; thưởng các lớp đạt giải lớp học hạnh phúc; hỗ trợ học sinh dịp 20/11; tri ân các thầy cô ngày 20/11; tri ân thầy cô Tết Nguyên Đán…
Quỹ cũng chi cho các kỳ họp đại diện các lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường, hỗ trợ các lớp trực tuần thuê trang phục biểu diễn văn nghệ, bồi dưỡng học sinh biểu diễn văn nghệ tổng kết năm học, thuê trang phục biểu diễn cho học sinh tập văn nghệ trong hội thi giáo viên giỏi,…
Hàng chục nội dung chi của quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh trong hình ảnh gây tranh cãi.
Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động, phê bình hiệu trưởng
UBND huyện Thanh Trì cho biết sau khi nhận thông tin phản ánh, huyện đã thành lập Đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra, xác minh vụ việc.
Qua làm việc với ban giám hiệu và ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và báo cáo của Đoàn thanh tra liên ngành, UBND huyện cho rằng do sự phối hợp, hướng dẫn của nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh chưa tốt, dự thảo chi một số hoạt động đưa ra hội nghị xin ý kiến chưa phù hợp với quy định, nên chưa nhận được sự đồng thuận của 100 phụ huynh.
Theo thông tin từ UBND huyện, trước phản ứng của cha mẹ học sinh, nhà trường đã phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh dừng triển khai kế hoạch này và trả lại toàn bộ số tiền đã vận động của 14/25 lớp, tổng số tiền hơn 162 triệu đồng.
UBND huyện Thanh Trì cũng phê bình Hiệu trưởng Trường THCS Tứ Hiệp. Cùng đó, huyện chấn chỉnh, nhắc nhở Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường trong việc tổ chức vận động quỹ hội cha mẹ học sinh.
Huyện cũng yêu cầu nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh dự kiến lại các nội dung chi theo đúng Thông tư 55 của Bộ GD-ĐT và Quyết định 51 của UBND thành phố Hà Nội. Đồng thời tổ chức họp Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp để công khai, thống nhất các nội dung chi trước khi thực hiện.
UBND huyện Thanh Trì cũng chấn chỉnh tất cả các trường trên địa bàn nghiêm túc chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn của huyện, phối hợp với cha mẹ học sinh thực hiện đúng các nội dung quy định tại Thông tư 55 và Quyết định 51. Nếu trường nào để xảy ra sai phạm sẽ xử lý nghiêm người đứng đầu đơn vị.
Trong trường hợp diễn biến tình hình thời tiết còn phức tạp, kéo dài, Sở GD-ĐT sẽ có thông báo tiếp theo về việc cho trẻ mầm non, học sinh, học viên, sinh viên nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Chiều cùng ngày, Phòng GD-ĐT TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cũng ra thông báo cho học sinh nghỉ học để phòng tránh mưa to, ngập lụt.
Theo đó, Phòng GD-ĐT yêu cầu hiệu trưởng các trường cho học sinh mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS nghỉ học ngày 16/10.
Sau ngày 16/10, các trường tùy vào tình hình thực tế tại địa phương, nếu xét thấy cần thiết cho học sinh nghỉ học tiếp, báo cáo về Phòng GD-ĐT.
Phòng GD-ĐT TP thông tin thêm, trong thời gian nghỉ học, nhà trường cần tuyên truyền đến phụ huynh và quán triệt học sinh không đến gần các khu vực ngập lụt, không vớt củi, bắt cá trên các sông, suối, ao, hồ… phòng tránh đuối nước.
Cùng với đó, trường cần triển khai thực hiện đảm bảo an toàn trường học, trong đó tập trung chú ý phòng lớp học, nhà làm việc, nhà kho, hệ thống cây xanh và các công trình xây dựng khác để phòng tránh mưa lớn.
Phòng GD-ĐT cũng chỉ đạo di chuyển tài liệu, sách vở, thiết bị và các phương tiện kỹ thuật khác của đơn vị đến nơi an toàn để tránh ướt, hư hỏng; Tắt hết các thiết bị điện khi phòng không có người làm việc để đề phòng chập mạch điện nhằm đảm bảo an toàn trường, lớp học trong mưa lụt.