Theo công thức của người Thượng Hải, sườn sẽ được ướp gia vị và lăn qua một lớp bột bắp mỏng, sau đó chiên sơ để lớp vỏ được giòn. Đổ gia vị chua ngọt vào chảo sườn, đảo thật nhanh, vớt ra khi sườn vừa chín tới và phần xốt bám đều quanh miếng sườn.
![]() |
Món sườn xào chua ngọt cực hấp dẫn |
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế món ăn này tương đối khó làm, bởi bếp cần lửa rất mạnh, chảo ngập dầu và phải nóng đủ để sườn chín chỉ trong 1 phút, thao tác vô cùng nhanh, vì cả quá trình chế biến món ăn này chỉ kéo dài trong chưa đầy 5 phút.
Vậy nên, công thức dưới đây đã được điều chỉnh lại để mọi người có thể thực hiện món ăn này tại nhà một cách dễ dàng.
Nguyên liệu:
Để sơ chế sườn:
- 700g xương sườn, cắt thành từng thanh dài 4cm
- 2 thìa rượu gạo
- 1 nhánh gừng thái lát
- 5-6 cây hành lá (sử dụng dọc hành, còn phần lá xanh dùng trang trí khi hoàn thành)
- 1 đại hồi
- 2 quả ớt khô
Làm xốt xào:
- 2 thìa dấm (nên dùng dấm đen Trung Quốc nếu có)
- 1 thìa nước tương
- 4 thìa dầu đậu phộng
- 3 thìa đường
Chế biến:
![]() |
- Rửa sạch sườn rồi cho vào nồi. Đổ nước xâm xấp mặt sườn, cho thêm rượu gạo, gừng, hành, đại hồi và ớt đem đun sôi, sau đó mở vung và đun thêm 5 phút.
![]() |
- Vớt sườn ra để ráo nước, nước dùng có thể giữ lại để nấu súp cũng rất ngon.
- Cho dầu đậu phộng và đường vào chảo đun lửa vừa, khuấy liên tục để làm tan đường.
![]() |
- Khi đường đã tan hết và chuyển sang màu vàng nhạt, đổ sườn vào đảo đều để mỗi miếng sườn đều được bọc trong nước đường.
- Khi sườn chuyển sang màu nâu sáng thì tắt bếp.
- Gạt sườn qua một bên rồi nghiêng chảo để múc bớt dầu thừa ra ngoài, chỉ để lại khoảng 1 thìa dầu.
![]() |
- Hòa dấm và nước tương vào một bát riêng. Bật bếp lửa vừa, đổ hỗn hợp giấm và nước tương vào chảo sườn rồi đảo đều, tới khi nước sốt đã keo lại và bám đều quanh miếng sườn thì bỏ sườn ra đĩa.
- Thái một ít hành lá lên trên để trang trí.
![]() |
Chúc bạn thực hiện thành công và ngon miệng với món sườn xào chua ngọt kiểu Thượng Hải nhé!
![]() Sườn non tẩm bột chiên giòn đơn giản dễ làmThịt sườn ngon ngọt kết hợp vị cay của sa tế cùng lớp bột chiên giòn rụm sẽ là món ăn khoái khẩu của cả nhà. " alt=""/>Món ngon: Bật mí cách làm sườn xào chua ngọt ngon, nhìn là thèm![]() 'Nhiều người cảm thấy mệt mỏi vì ngày lễ Tình nhân' Nhà báo Trương Anh Ngọc (SN 1976, Hà Nội) cho rằng, nếu đã yêu nhau thì ngày nào cũng là ngày tình yêu. Do đó, không nhất thiết phải chờ đến ngày 14/2 những người yêu nhau mới được bày tỏ tình cảm của mình.
Chuyện tặng quà trong ngày 14/02 cũng không nên quá câu nệ. Không phải chỉ có những món quà độc, quà đắt tiền mới chứng tỏ được tình yêu của mình. Nếu đã yêu nhau thực sự thì chỉ một bông hồng, một thanh kẹo socola, hay một bữa ăn nho nhỏ… cũng đã đủ để hai người cảm thấy hạnh phúc bên nhau. “Tôi đã từng có 7 năm ở Ý - đất nước của những câu chuyện tình yêu lãng mạn. Thế nhưng nhiều năm trở lại đây, tôi thấy, người Ý càng ngày càng đơn giản hóa ngày này. Vào ngày 14/2, ở các tiệm ăn của Ý vẫn có rất đông các cặp tình nhân đến đặt bàn. Tuy nhiên, ở trong các tiệm ăn này, tôi bắt gặp nhiều cặp tình nhân, họ chỉ ăn rất đơn giản. Mỗi người ăn một cái bánh pizza. Và tôi vẫn thấy họ rất vui vẻ, hạnh phúc.
Anh kể thêm: “Ở Ý, thị trường socola cực kỳ phát triển, tuy nhiên, vào ngày này nhiều cặp tình nhân chỉ tặng cho nhau những món quà rất nhỏ. Có người chỉ tặng một chiếc cúc áo hoặc đơn giản chỉ là đi sửa cho nửa kia của mình chiếc phecmotuya trên chiếc áo bị hỏng. Hành động đó tuy nhỏ nhưng lại đủ để khiến người yêu của họ hạnh phúc vô cùng”, nhà báo Trương Anh Ngọc kể. Cũng theo anh, ở Việt Nam, ngày lễ tình nhân 14/2 hiện nay đang bị thương mại hóa quá nhiều. Nhiều người đang quá coi trọng vật chất. Họ để ý xem, nửa kia của mình sẽ tặng mình món quà gì nhân ngày Valentine. Điều đó tạo nên áp lực và sự mệt mỏi cho rất nhiều người. Vô tình sự thương mại hóa đó đã khiến cho ngày lễ tình nhân mất đi giá trị vốn có của nó", nhà báo Trương Anh Ngọc bày tỏ. Nên chọn "quà đậm" thay vì "quà nhạt" Bàn về vấn đề này, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến (SN 1974, Phú Thọ) lại chia sẻ: "Trước đây, tôi khá thờ ơ và hời hợt đối với ngày lễ Valentine. Tôi cũng khá bảo thủ vì cho rằng ngày lễ này ăn theo châu Âu và thuộc về một nền văn hoá khác. Tình yêu của người Phương Đông và ở Việt Nam theo quan điểm truyền thống là khá thầm kín, thậm chí ngại ngùng khi thể hiện trước chốn đông người. Nhưng trong xu hướng toàn cầu hoá, đến nay mọi thứ đã khác, con người trở nên cởi mở và công khai hơn, họ bày tỏ tình yêu với nhau một cách mạnh dạn hơn và ngày lễ Valentine đã đem lại nhiều niềm vui, nhiều cơ hội bày tỏ tình yêu cho những cặp đôi”.
Quà trong ngày lễ tình yêu thường là hoa hồng, socola và những món quà đặc biệt mà những cặp đôi muốn dành cho nhau. Tuy nhiên, nam nhạc sĩ cũng cho rằng, không nên quá câu nệ chuyện quà đắt tiền hay rẻ tiền. Theo anh, để thể hiện tình yêu, chúng ta nên chọn những món quà bất ngờ mà chắc chắn người mình yêu thương sẽ thích thú hoặc cảm động. Đó là "quà đậm", đậm ở đây theo ý nghĩa đậm đà, còn "quà nhạt" là thứ vô thưởng vô phạt, theo trào lưu, không có ý nghĩa cá nhân, không ấn tượng. “Khi yêu, việc hiểu và nắm bắt tâm lý của người mình yêu là điều quan trọng nhất. Món quà ngày lễ Valentine có lẽ cũng chính là tín hiệu của sự thông hiểu sở thích của người yêu. Đối với cá nhân tôi, có một cách không hay cho lắm để tặng quà Valentine, đó là hỏi người yêu muốn gì. Cách này khá thẳng thắn và ít bất ngờ,nhưng đạt hiệu quả. Bên cạnh món quà vật chất thì có thể tôi sẽ tặng thêm những món quà tinh thần như một bài hát hoặc một bài thơ” - nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến nói. Cũng nhân dịp này, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến trân trọng gửi tặng VietNamNet và tất cả các khán giả, đặc biệt là các cặp đôi đang yêu bài hát mới có tên “Trên cành sấu non” với giọng hát trẻ Cao Minh và tiếng đàn ghi ta của Lê Đức Hưng. Mời quý độc giả cùng nghe: ![]() ![]() Ông Trần Lê Mạnh, trưởng ban quản lý đền cho biết, ngay từ chiều mồng 5/2 bà con đã tụ tập về để đến sáng nay chính thức tế lễ. Theo thông lệ, ban nam tế sẽ tế trước nhưng hiện nay các thanh niên trong ban đã cao tuổi không còn đủ sức tham gia trong khi lực lượng kế thừa không đáp ứng được. Vì thế năm nay chỉ có nữ tế. Buổi tế lễ diễn ra trong 2 giờ. Có mặt trong buổi lễ, chúng tôi ghi nhận một không khí rất trang nghiêm và thành kính. Mọi người ai cũng một lòng tưởng nhớ đến công đức hai vị anh hùng đã đánh đuổi quân xâm lược Tô Định ra khỏi bờ cõi, đem lại độc lập cho nước nhà vào năm 40 sau Công Nguyên. Tưởng nhớ lại vào những năm nước ta còn là quận Giao Chỉ, nhà Đông Hán cai trị nước ta bằng chính sách đồng hóa và bóc lột hà khắc. Năm 39, thái thú Tô Đinh giết Thi Sách là con trai của quan lạc tướng ở Châu Diên. Tháng 2 năm 40, vợ Thi Sách là Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị hợp cùng các lạc hầu lạc tướng, căm thù quân giặc nổi lên khởi nghĩa. Nhân dân các nơi phối hợp cùng nhiều đội quân đã đứng lên giành lại được các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố. Tại Lĩnh Nam, hai bà thu được 65 thành trì và Trưng Trắc lên làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Ba năm sau nhà Hán cho quân qua đánh. Hai Bà cự không lại chạy đến sông Hát Giang trầm mình tự vẫn vào ngày 6/2 Âm lich. Từ đó, nhân dân ta cứ đến ngày này làm lể tưởng niệm hai bà, ghi lại công đức hiển hách của hai vị anh hùng đất Việt. Sau đây là chùm ảnh lễ tưởng niệm công đức hai bà tại đền Hai Bà Trưng (TP.HCM).
Trần Chánh Nghĩa" alt=""/>Người Sài Gòn tưởng nhớ công đức Hai Bà Trưng
|