Dưới đây là một số hình ảnh các bạn trẻ không quản ngại mưa bão để đi bắt Pokemon được chia sẻ trên Facebook.
![]() |
![]() |
![]() |
Uber áp dụng phí “chuyến đi an toàn” cách đây khoảng vài năm và điều này đã khiến nhiều khách hàng cảm thấy bực bội bởi chẳng hiểu khoản phí đó thực sự xứng đáng. Khách hàng có thể bực nhưng với Uber thì đây rõ ràng là một con “gà đẻ trứng vàng” bởi trong vòng 2 năm trở lại đây, hãng đã kiếm được 499 triệu USD nhờ chi phí này.
Con số nhắc đến ở trên chỉ lộ ra sau khi phóng viên Joel Rosenblatt phát hiện ra một đơn kiện gửi lên tòa án. Uber hiện từ chối đưa ra bình luận.
Theo đó, công ty chia sẻ phương tiện này từng bị kiện hồi tháng 12/2014 bởi thứ được gọi là “chi phí chuyến đi an toàn”. Người sử dụng đã cáo buộc công ty làm họ hiểu sai lệch về khái niệm an toàn. Mức phí 1 USD cho mỗi chuyến đi, được áp dụng kể từ tháng 4/2014, là một cách để Uber bù đắp chi phí kiểm tra lý lịch và cung cấp hỗ trợ cho lái xe 24/7.
Mùa thu năm ngoái, Uber tăng mức phí chuyến đi an toàn lên 2,5 USD cho mỗi chuyến đi tại một số địa điểm.
" alt=""/>Đây là cách Uber “vặt” tiền của khách hàng để bù lỗTheo các chuyên gia, việc các trợ lý ảo như Siri (trên iPhone), Cortana (trên Windowsphone) và Google Now (dùng được cho cả máy Android và iOS) khó nghe giọng của người dùng chủ yếu bắt nguồn từ một nguyên nhân khác: Các micro phục vụ những trợ lý ảo này đã không được cải tiến công nghệ mới trong vài năm trở lại đây như các phần khác của điện thoại.
Các micro hiện thời trên mọi smartphone vẫn chịu ảnh hưởng của tiếng ồn môi trường và không thu nhận được chính xác từ ngữ nói ở khoảng cách quá xa. Về cơ bản, các hãng sản xuất vẫn chưa nâng cao chất lượng của micro kể từ khi Apple cho trình làng iPhone 5 vào năm 2012. Các công ty chế tạo những chiếc micro này vẫn đang đòi các hãng sản xuất smartphone phải cải tiến phần cứng và phần mềm.
Đứng đầu trong ngành công nghiệp chế tạo các hệ thống micro cơ điện học hiện nay là một công ty có tên gọi Knowles. Công ty này đã xuất xưởng tới 1,4 tỉ chiếc micro vào năm ngoái và hiện vẫn phải trông cậy vào phần mềm để cải thiện các sản phẩm của mình. Knowles hy vọng, một thuật toán mới do công ty phát triển cho các vi xử lý của họ sẽ giúp cải thiện khả năng nhận diện giọng nói, đồng thời giảm tiêu hao điện năng của các micro.
Công ty Vespar cũng đang phát triển một công nghệ mới khác, sử dụng áp điện linh hoạt để loại bỏ đĩa tĩnh điện khỏi các micro của hãng. Lí do vì, các đĩa tĩnh điện rốt cuộc sẽ thu nhận những tác nhân gây hại và nhiệt ẩm theo thời gian, làm giảm hiệu năng của micro. Công nghệ này sẽ chưa thể trình làng ít nhất tới giữa năm 2017.
Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, các hãng sản xuất giống như Apple đang nghiêm túc xem xét việc nâng cấp các micro trên thiết bị của họ. Táo khuyết đang yêu cầu các công ty cung cấp micro có thể thu nhận giọng nói người dùng tốt hơn và được xa hơn. Đại gia công nghệ này đồng thời cũng yêu cầu micro cải tiến phải sử dụng vi xử lý nhỏ hơn và không ngốn nhiều pin như các vi xử lý hiện nay.
Số lượng micro trên một chiếc smartphone đang tăng lên trong nhiều năm qua. Ví dụ, Apple bắt đầu với 1 micro trên mẫu iPhone đời đầu và hiện trang bị 4 micro cho iPhone 6s. Trong khi đó, mẫu smartphone Turbo 2 của Motorola hiện dùng tới 5 micro.
Song, không phải mọi hãng sản xuất điện thoại đều cho rằng, smartphone sở hữu càng nhiều micro càng tốt. Điển hình là Samsung tiếp tục sử dụng chri 2 micro cho dòng máy Galaxy đình đám của họ.
Đối với người dùng smartphone, mong mỏi của họ hiện nay vẫn là được chứng kiến sự cải thiện khả năng nhận diện giọng nói, giúp các trợ lý ảo như Siri, Google Now hay Cortana hồi đáp chính xác các mệnh lệnh/câu hỏi họ đưa ra.
Tuấn Anh(Theo Phonearena)
" alt=""/>Tại sao các trợ lý ảo smartphone vẫn khó nghe giọng người dùng?