Để thua một loạt những đối thủ bị đánh giá yếu hơn – như Afreeca Freecs, Jin Air Green Wings, MVP – và giờ SKT tiếp tục thất thế trước những đội tuyển cạnh tranh trực tiếp – Kingzone DragonXvà KT Rolsterở cả hai lượt trận đi và về.
KT đã không còn gặp khó khăn khi đối đầu với SKT ở mùa giải này
Có thể gọi thất bại 0-2 mà SKT mới phải đón nhận trước KT cách đây ít phút đã khiến fan hâm mộ tự hỏi về liệu Faker và đồng đội có đang chiến đấu vì chức vô địch LCK Mùa Xuân 2018 – hay chỉ là một vị trí trong top 4 như Bang đã từng trả lời phỏng vấn trang Invenvào tháng trước?!
Bước vào cuộc “Đại Chiến Viễn Thông” vào chiều nay (08/3), KT đã không sử dụng PawN ở đường giữa như thường lệ mà thay vào đó là tân binh trẻ tuổi Ucal. Với Taliyah, Ucal tỏ ra không hề lép vế trước Ryze của Faker. Nên nhớ rằng, tính tới trước trận Chung kết CKTG 2017, Ryze đạt tỉ lệ thắng 100% mỗi khi được Faker đưa vào các trận đấu chuyên nghiệp.
Thậm chí, Ucal còn vượt lên dẫn trước Faker về chỉ số lính có được trong một thế trận thiên về mặt kiểm soát mà không có quá nhiều pha giao tranh đáng chú ý ở khoảng đầu ván đấu. Và đây cũng là lúc đội trưởng Score bên phía KT cho thấy giá trị của anh.
Score cũng đã gia nhập vào "câu lạc bộ 1000 điểm hạ gục" của LCK Hàn Quốc sau màn trình diễn chói sáng trước SKT
Olaf của Score đã hoàn toàn lấn lướt Sejuani trong tay Blank, người bị chỉ trích rất nhiều khi gắn liền với chuỗi trận đáng thất vọng của SKT. Score giúp cho KT hoàn toàn kiểm soát bản đồ, chiếm trọn các mục tiêu lớn và biến Blank trở thành người luôn đến sau.
Ngược lại, SKT dù có được điểm Chiến Công Đầu ở phút 24, nhưng nó không nói lên quá nhiều điều trong một thế trận mà họ luôn bị động. Thời gian trôi đi, với những pha “dựng” chiêu cuối cực khó chịu của Taliyah, KT tiếp tục sở hữu thêm các bùa lợi Rồng Nguyên Tố và Baron để dùng nó đè bẹp SKT sau 38 phút thi đấu.
PawN được đưa vào thay Ucal ở Ván 2 – nhưng nhân vật chính ở ván đấu này vẫn là Score với Olaf. Lại một lần nữa, người đi rừng kỳ cựu của KT đã có mặt đúng nơi đúng chỗ để đem về những lợi thế cực lớn cho đội tuyển này.
Đáng nói, pha gank từ đấu ván của Score đã giúp cho Camille trong tay Smeb ghi được điểm Chiến Công Đầu và từ đó chơi “trên cơ” hoàn toàn Jax của Untara. Smeb biết cách tận dụng để lăn cầu tuyết đường trên và tự biến mình trở thành con quái vật.
Mỗi lần Smeb quyết định đảo đường cũng là lúc anh bổ sung cho mình một điểm hạ gục – qua đó sở hữu hệ số KDA 5/0/9 và cũng trở thành MVP của hai ván đấu.
Biểu cảm của Bang trước khi KT có mặt trong căn cứ đánh sập Nhà Chính Nexus bên phía SKT
Chiến thuật tận dụng khả năng đẩy lẻ của Jax đã bị phá sản, SKT cũng chẳng thể nương tự vào ai khi mà cả hai chủ lực còn lại là Faker và Bang đều đã bị kiểm tỏa.
KT dễ dàng ăn Baron ở phút 31 khi mà Sejuani của Blank xử lý vụng về, không có động thái quyết liệt tranh cướp. Với cả hai bùa lợi Baron và Rồng Ngàn Tuổi có được sau đó, KT tràn vào căn cứ của KST rồi đánh sập tất cả.
Không ai còn nhận ra đây là cặp đấu mà SKT đã giành chiến thắng tới sáu lần liên tiếp ở mùa giải 2017. Họ đã hoàn toàn thất thế về khả năng kiểm soát bản đồ, giao tiếp và giao tranh tổng – thứ “đặc sản” mà SKT luôn phát huy mỗi khi bị đối phương dồn vào thế khó.
Quay trở lại thực tại, SKT đã trải qua một tuần lễ toàn thua trước lần lượt Kingzone và KT. Faker và đồng đội vẫn đang dậm chân tại chỗ ở hạng sáu với hệ số 6-8 khi vẫn còn bốn trận chưa đấu tại vòng bảng LCK Mùa Xuân 2018.
Cục diện LCK Mùa Xuân 2018 sau Ngày 3 - Tuần 7
Việc lọt vào top 5 để giành vé tham dự vòng play-off là hoàn toàn khả thi với SKT – nhưng vấn đề là nếu họ cứ tiếp tục thi đấu rời rạc thế này khi mà hai vị trí đường trên và đi rừng thường xuyên biến động thì liệu đội tuyển LMHTvĩ đại nhất thế giới có thể đi xa đến đâu?
Tương lai sẽ trả lời câu hỏi này, nhưng trước tiên, SKT cần phải thi đấu tốt ở tuần đấu áp chót – nơi họ sẽ chạm trán với bb.q Olivers và KSV eSports.
Còn về phía KT, họ chứng tỏ mình là đối thủ xứng tầm nhất để cạnh tranh với Kingzone cho ngôi vị dẫn đầu BXH. Chiến thắng trước SKT không chỉ đem tới động lực về mặt tinh thần mà còn giúp KT rút ngắn cách biệt với Kingzone xuống còn một điểm.
Ở Tuần 8 LCK Mùa Xuân 2018, KT sẽ đối đầu trực tiếp với Kingzone và sau đó gặp BBQ.
Các cặp đấu còn lại tại vòng bảng LCK Mùa Xuân 2018
2016
" alt=""/>LMHT: SKT đại bại trước KT, hết cơ hội lọt top 2Ảnh minh họa
Quyết định tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc tuần trước của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thuyết phục bất kỳ công ty Đài Loan nào còn chần chừ chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Đây là nhận định của ông Kung Ming-hsin, một quan chức nước này, trong cuộc phỏng vấn tại Đài Bắc hôm 15/5. Theo ông Kung, Việt Nam và Ấn Độ là hai điểm đến ưa thích của các hãng điện tử Đài Loan.
“Doanh nghiệp Đài Loan có thể đưa sản xuất linh kiện giá trị cao, quan trọng về quê hương nhưng sản xuất và lắp ráp thiết bị số lượng lớn sẽ đến Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á biết rằng họ có cơ hội”.
Các gã khổng lồ công nghệ từ Apple đến Dell từ lâu phụ thuộc vào sức mạnh sản xuất và lực lượng lao động Trung Quốc để làm ra mọi thứ, từ iPhone đến máy tính. Nay, mối đe dọa từ Mỹ treo lơ lửng trên đầu, các cáo buộc về gián điệp phần cứng và sự trỗi dẫy của các nền kinh tế Đông Nam Á đã khuyến khích họ cân nhắc chuyển khỏi Trung Quốc.
Cho tới hiện tại, Đài Loan là người hưởng lợi chính. Kể từ đầu năm nay, 52 công ty đã cam kết đầu tư khoảng 9 tỷ USD vào nước này như một phần trong chiến dịch của chính phủ nhằm thuyết phục các doanh nghiệp Đài Loan có nhà máy tại Trung Quốc đưa sản xuất quay lại quê hương.
" alt=""/>Đài Loan hỗ trợ doanh nghiệp chuyển từ Trung Quốc sang Đông Nam ÁMặc dù vậy, hiếm khi có người chơi nào dám “chịu chơi” và đổ nhiều gia sản vào một tựa game di động như anh chàng người Nhật này.
Daigo, một thanh niên người Nhật, 31 tuổi đã quyết định chi tới hơn 70 ngàn USD (khoảng 1,5 tỷ đồng) cho tựa game có tên Fate/Grand Order do hãng Aniplex (công ty con của Sony) phát hành. Và Daigo chắc chắn chiếm một phần không nhỏ vào nguồn thu lên tới 1 tỷ USD của nhà phát triển game này.
Chia sẻ với tờ Wall Street Journal, Daigo đã lý giải về quyết định có phần liều lĩnh của bản thân:
“Nhiều người bỏ ra 18 USD cho một bộ phim và cảm thấy phấn khích hay cảm động về nó. Tôi thì bỏ ra 70 ngàn USD cho tựa game Fate/Grand Order. Nhưng phải nói là game đã khiến tôi bị lay động thực sự.
Khi chơi chương đầu tiên của game, có vài người đã cảm động đến rơi nước mắt. Câu chuyện dường như đi sâu vào mọi ngóc ngách trong từng nhân vật. Game khiến bạn dường như đồng cảm với nhân vật vậy. Bạn muốn những gì bạn yêu thích, phải vậy không?”.
Daigo kể, anh gần như ăn nằm với tựa game Fate/Grand Order. Trong mọi hoạt động từ lúc đi ngủ, lái xe hay tắm, Daigo đều quan sát các diễn biến trong game.
Được biết trong tựa game Fate/Grand Order, người chơi có thể triệu hồi trợ thủ giúp bằng cách sử dụng tiền trong game có tên Quartz. Tuy nhiên, người chơi chỉ có thế kiếm được những đồng tiền này khi hoàn thành nhiệm vụ. Nếu muốn đốt cháy giai đoạn, bạn có thể trả tiền mặt để mua thêm Quartz.
Thời gian đầu, Daigo đã chi khoảng 500 USD cho nhân vật anh thực sự muốn. Sau đó anh chàng tiếp tục chi thêm 2.500 USD để nâng cấp nhân vật, độ thêm sức mạnh khi chiến đấu.
Toàn bộ số tiền Daigo “bơm” vào game đều là khoản tiền kiếm được từ đầu tư chứng khoán. Daigo hiện vẫn sống cùng gia đình nhưng tất cả người thân gần như chẳng hề hay biết anh đã chi một số tiền quá lớn như vậy cho game.
Daigo nói thêm: “Bố mẹ không biết tôi đã chi bao nhiêu tiền cho game. Tôi nghĩ rằng, mọi thứ chắc cũng ổn thôi vì tôi chỉ chơi cho vui ấy mà”.
Đó là quyết định và góc nhìn của anh chàng người Nhật chỉ vì quá yêu nhân vật và cốt truyện trong game.
Còn bạn, dưới góc độ là người ngoài cuộc, bạn nghĩ sao về hành động “bạo chi” của anh chàng người Nhật Daigo cho một tựa game di động vốn miễn phí với tất cả người chơi?
TheoGenK
" alt=""/>Thanh niên Nhật Bản này chi tới 1,5 tỷ đồng cho game chỉ vì quá đam mê cốt truyện và nhân vật