Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cũng cho hay, trước đó, vào chiều ngày 12/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt, làm việc với lãnh đạo các tập đoàn, diễn giả của Diễn đàn cấp cao “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0”. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và lãnh đạo nhiều Bộ, ngành.
Tại buổi làm việc, khẳng định cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn lắng nghe ý kiến của các đại biểu về những nội dung cốt lõi của CMCN 4.0 để nhận thức sâu hơn những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang đối diện và từ đó có thể xây dựng những chủ trương, chính sách để Việt Nam chủ động tham gia CMCN 4.0.
Đại diện các tập đoàn hoan nghênh một số chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam vào lĩnh vực khoa học công nghệ, mong muốn Chính phủ tiếp tục có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa, nhất là về đào tạo nguồn nhân lực. Các đại biểu cho rằng, cần đưa chương trình giảng dạy về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào các trường Đại học và cả ở Tiểu học. Điều quan trọng, theo ý kiến đại biểu, để áp dụng CMCN 4.0 thì cần tạo ra sự khác biệt.
Nhất trí với ý kiến này, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, năm nay, Đảng sẽ ban hành Nghị quyết thể hiện quyết tâm cao, chủ động, tích cực trong cuộc CMCN 4.0, trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ cụ thể hóa bằng các chiến lược, kế hoạch hành động, cơ chế, chính sách, tạo ra môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp với “môi trường 4.0”.
Đánh giá cao các ý kiến của chuyên gia, diễn giả, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn “những lời nói chân thành, lời khuyên, nhất là những giải pháp mà các bạn dành cho Chính phủ Việt Nam”.
" alt=""/>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải tìm sự khác biệt để nâng cao tốc độ áp dụng CMCN 4.0Khi smartphone còn mang nhiều phom dáng và màn hình cảm ứng chưa phổ biến, bàn phím cứng đặc biệt được ưa chuộng. Palm Pre, BlackBerry thống trị thị trường. Chúng ta có thể nhìn thấy bàn phím cứng khắp mọi nơi. Dù chưa bị “tuyệt chủng”, ngày nay có rất ít điện thoại trang bị tính năng này. Theo thời gian, màn hình cảm ứng trở nên nhạy hơn, trải nghiệm gõ phím cũng tốt hơn rất nhiều, góp phần khiến bàn phím cứng bị lãng quên. Ngoài ra, điện thoại cũng trở nên mỏng hơn, không có đủ không gian cho nó nữa.
![]() |
Màn hình cảm ứng thực sự thay đổi cách chúng ta sử dụng và tương tác với điện thoại theo nhiều cách. Trackball và trackpad trở thành nạn nhân của màn hình cảm ứng do trở nên không cần thiết. Trước đây, trackball có nhiều ý nghĩa khi smartphone không có cảm ứng, là công cụ duy nhất để điều hướng, nó nhanh, chính xác, dễ dùng. Nhiều mẫu BlackBerry như Bold và Pearl “hot” nhất vì trang bị trackball. Sau này, trackball phát triển lên thành trackpad song giờ đây, ai cũng phải công nhận rằng, sử dụng ngón tay để di chuyển và thao tác dễ hơn trackball/trackpad rất nhiều.
![]() |
Khi nói đến loa trước, chúng ta thường nghĩ đến HTC vì họ thực sự đi đầu và giới thiệu tính năng này trên smartphone cho toàn thế giới với One M7 năm 2013. HTC tiếp tục đưa loa trước lên thiết bị cho đến HTC 10, khi chuyển sang hệ loa khác biệt. Họ cũng bổ sung loa trước cho dòng Desire tầm trung, đồng thời nhiều nhà sản xuất khác làm theo, chẳng hạn Nexus 6 của Motorola hay Nexus 6P của Huawei.
Sang đến năm 2016, không có nhiều thiết bị trang bị loa trước, đây là lúc xu hướng bắt đầu nguội đi. 2016 là năm HTC 10 không còn loa trước, dòng Pixel mới của Google cũng vậy. Ngày nay, còn rất ít smartphone sở hữu tính năng này, chẳng hạn Sony với dòng XZ. Nếu nhìn vào xu hướng năm ngoái và 8 tháng đầu năm nay, phần lớn đều dùng một loa phía trước duy nhất.
" alt=""/>5 tính năng từng gây sốt nhưng sắp tuyệt chủng trên smartphone