Qua cánh cửa phòng bệnh, người ta thấy hai cụ cao tuổi, một cụ đang chơi kèn harmonica và một cụ nằm trên giường vẫy tay theo nhịp. Hai người họ chìm đắm trong thế giới âm nhạc khiến nhân viên y tế và những bệnh nhân trong khoa vô cùng ngưỡng mộ.
Nằm trên giường bệnh với hai ống lọc máu bên tay trái là Yang Deyou (86 tuổi). Còn người chơi kèn harmonica chính là vợ của ông - bà Tong Longbao (năm nay 84 tuổi).
![]() |
"Tôi chỉ muốn làm cho ông ấy hạnh phúc"
Vì sức khỏe yếu nên đôi vợ chồng không sinh con. Ba năm trước, Tong Longbao biết tin chồng bị nhiễm độc niệu.
"Bác sĩ nói chỉ có thể chạy thận nhân tạo, dựa vào chạy thận để duy trì sự sống. Tôi đau lòng, cảm thấy trời đất như sụp đổ, nhưng sợ chồng suy nghĩ, tôi chỉ có thể khóc thầm sau lưng ông ấy”, bà nói.
Khi ông Yang phải nhập viện lọc thận, nhìn máu trong cơ thể ông được rút ra từng chút một và chảy ngược trở lại cơ thể qua máy chạy thận nhân tạo, bà rất đau lòng.
Để giúp ông vượt qua đau đớn, mệt mỏi, bà nghĩ đến chiếc kèn harmonica và những bản nhạc mà cả hai vợ chồng đều yêu thích.
![]() |
“Chiếc kèn harmonica này được mua trên đường Nam Kinh, Thượng Hải vào những năm 1980. Khi đó, tôi mua hai chiếc, tôi và chồng mỗi người một chiếc. Thường ở nhà, chúng tôi sẽ chơi cùng nhau. Chiếc kèn harmonica trở thành "vật chứng tình yêu" của chúng tôi", Tong Longbao nói.
Trước đó, mỗi sáng, sau khi thức giấc, hai vợ chồng sẽ ra ban công để tắm nắng, đọc một cuốn sách và chơi harmonica cùng nhau. Nhưng giờ vì lý do sức khỏe nên ông Yang không chơi được kèn harmonica nữa và không hát được nữa. Bà Tong đành phải chơi kèn một mình bên giường bệnh của ông.
Sau khi tiếng kèn cất lên, ông Yang sẽ chìm đắm theo âm nhạc, một tay đưa đẩy theo nhịp điệu và sau đó, ông dần dần chìm vào giấc ngủ.
Khi ông đã ngủ say, bà Tong mới dừng chơi, mắt nhìn chằm chằm vào máy chạy thận nhân tạo bên cạnh giường, âm thầm theo dõi những diễn biến sức khỏe của chồng.
Bốn tiếng sau, ông Yang kết thúc việc chạy thận, bà lại cẩn thận dìu ông bước ra khỏi giường bệnh. Sau đó, đôi vợ chồng già cứ nắm tay nhau đi dạo.
Đám cưới giản dị sau 6 tháng quen
Kể về chuyện tình yêu của hai vợ chồng, bà Tong cười nói: "Chúng tôi kết hôn tương đối muộn. Khi đó tôi ba mươi tuổi và chúng tôi đã có một cuộc hôn nhân chớp nhoáng sau 6 tháng quen nhau”.
"Lễ cưới của chúng tôi rất đơn giản, không có váy cưới, thậm chí còn không chụp ảnh cưới. Vì hai bên gia đình đều đông anh chị em, kinh tế không giàu nên không có đám cưới tử tế”, bà nhớ lại.
Sau khi kết hôn, Yang Deyou phải chuyển đến nhà máy điện ở Tô Châu còn Tong Longbao là giáo viên ở Nam Kinh.
Từ nơi làm việc của Yang đến chỗ Tong dạy học mất mười tiếng đồng hồ đi bằng tàu hỏa nên hai người chỉ có thể bày tỏ tình cảm và sự quan tâm qua những cánh thư.
9 năm sau đó, bà Tong mới chuyển được công tác đến đến gần nơi chồng làm việc. Tuy vậy, vì bận rộn nên cả hai chỉ có thể đi dạo cùng nhau trong những ngày nghỉ. Cho đến khi về hưu, đôi vợ chồng mới có nhiều thời gian hơn và đi du lịch khắp nơi.
![]() |
Bức ảnh chụp khi hai ông bà đi du lịch cùng nhau. |
"Chúng tôi đã đến Tam Á, Tam Hiệp của sông Dương Tử, Đại Liên, Vân Nam, Tứ Xuyên, Phúc Kiến, Quảng Đông và cả nước Mỹ. Du lịch thật tuyệt”, Tong Longbao cười nói.
Bà cũng nói thêm: "Mong ước chung của chúng tôi là được ở bên nhau, đi khắp mọi miền đất nước”.
“Ông ấy rất tốt với tôi kể từ khi chúng tôi kết hôn. Trong đời sống thường ngày, ông ấy luôn tranh làm mọi việc vì sợ tôi mệt. Bây giờ ông ấy bệnh, tôi nên chăm sóc ông ấy”, bà Tong nói về chồng với giọng mãn nguyện.
Bà cho biết: Cả đời này, điều khiến bà hạnh phúc nhất chính là việc có ông ở bên.
Còn ông Yang thì nói: "Hạnh phúc lớn nhất đời này của tôi là cưới được một người vợ tốt như vậy”.
Khi nhận được lời tỏ tình từ một anh chàng điển trai, hiền lành, vì mặc cảm, chị Kim Dung đã tìm cách ‘chạy trốn’.
" alt=""/>Tiếng kèn trong phòng chạy thận và chuyện tình xúc động của cặp đôi U90![]() |
Dự án vẽ tranh này được bắt đầu từ năm 1991, do chính quyền địa phương phối hợp với trung tâm Truyện tranh Bỉ khởi xướng, nhằm kỷ niệm lịch sử nước Bỉ thông qua truyện tranh.
![]() |
![]() |
Có thể nói rằng, truyện tranh là niềm tự hào của nước Bỉ. Đây là quốc gia duy nhất, nơi mà truyện tranh phát triển thành nghệ thuật, được tất cả mọi người yêu thích.
![]() |
Nước Bỉ có nhiều tác giả hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, ước tính có hơn 700 tác giả truyện tranh. Chỉ riêng tại thủ đô Brussels, bạn có thể tìm thấy hàng chục cửa hàng chuyên biệt, tượng, tranh treo tường, quán bar và bảo tàng dành riêng cho nghệ thuật truyện tranh này.
![]() |
![]() |
Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, truyện tranh không phải là những ấn phẩm độc lập, mà nó được đăng trên báo và tạp chí hằng tuần hoặc hằng tháng dưới dạng tập san hoặc truyện ngắn.
Vào đầu những năm 1900, những bộ truyện tranh nổi tiếng đầu tiên của Pháp xuất hiện, bao gồm Bécassine và Les Pieds Nickelés. Sau đó, việc sản xuất truyện tranh quy mô lớn đầu tiên ở Bỉ bắt đầu vào nửa cuối những năm 1920.
Trong thời kỳ này, nhiều tạp chí dành cho giới trẻ như Zonneland và Petits Belges đã ra đời ở Bỉ.
![]() |
Ngày nay, truyện tranh Pháp - Bỉ đã được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ châu Âu, trong đó một số bộ truyện như Lucky Luke, The Smurfs, Asterix và Tintin, đạt được thành công vang dội trên toàn thế giới.
![]() |
![]() |
![]() |
Comic Book Route tôn vinh những nhân vật này thông qua hơn 50 bức tranh tường. Comic Book Route rất đáng xem ngay cả khi bạn không phải là fan của truyện tranh, đi theo con đường này thực sự là một cách hay để khám phá thủ đô nước Bỉ.
Dưới đáy hồ, lá cây vẫn mọc xanh tốt, nhưng ở trên mặt nước lại trơ trọi như những cây cọc khô héo được cắm xuống.
" alt=""/>Con đường truyện tranh ở được nhiều khách du lịch háo hức khi đến BỉYến Ly kết hôn và làm dâu ở gia đình bà Hồng được hơn 1 năm.
Lần đầu tiên gặp nhau, bà Hồng rất ngạc nhiên. “Nhìn con dâu tương lai, cô chẳng mê được cái gì cả. Người nhỏ, chỉ được hơn 30kg thôi, tay chân lèo khèo. Tóc nhuộm xanh, nhuộm đỏ, nhuộm vàng. Vợ chồng cô không ưng”, bà chia sẻ với MC Quyền Linh.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Hồng |
“Tìm hiểu qua 2 năm, dần dần cô thấy em mập lên, đẹp gái ra mới chấp nhận", người phụ nữ này kể tiếp.
Yến Ly cho biết, lần đầu tiên gặp mẹ chồng tương lai cô đã sợ, không dám nhìn vì mẹ rất khó tính. Sau đó, cô cũng vội vã đi nhuộm tóc trở lại để không làm phật ý mẹ của người yêu. "Nhìn thái độ là biết ngay mẹ không ưa mình", Ly chia sẻ.
Khi về làm dâu, bà Hồng nhấn mạnh, do con dâu còn ít tuổi nên có nhiều điều họ không hợp nhau. Ví dụ hai mẹ con đi chợ, mua đồ về nấu ăn, con dâu lại nấu mặn, ông bà ăn nhạt. Thi thoảng Ly rủ mẹ đi chơi, đi mua sắm trong khi bà tiết kiệm mà con dâu phung phí.
Nhiều khi bà Hồng nhờ con dâu làm việc nhưng Yến Ly cứ hứa hẹn rồi không làm. "Mẹ nhờ chặt mấy nải chuối, mang lên lầu cho mẹ. Con dâu cứ nói lát nữa nhưng cuối cùng không làm. Như vậy là không được. Một hôm, nhân nhà sắp có giỗ, tôi nhờ con dâu quét dọn mạng nhện trên bàn thờ, con cũng hứa hẹn rồi không làm", bà Hồng chia sẻ.
Bị mẹ chồng trách móc, Yến Ly lý giải, do công việc quá bận nên khi mẹ sai việc, cô quên mất chứ không dám trốn việc. “Em làm từ 6h sáng đến 9h tối mới về, thời gian đi từ nhà lên công ty mất 45 phút”, Ly chia sẻ thêm.
Biết con vất vả, bà Hồng thường dậy từ 4-5h sáng để nấu đồ ăn cho con dâu ăn sáng, kịp đi làm.
Bà Hồng không vừa ý gì cũng nói ngay chứ không để bụng. Những lời góp ý thẳng thắn của mẹ chồng không làm Yến Ly giận bởi tính cô rất vô tư. Dần dần, nàng dâu này điều chỉnh và có nhiều tiến bộ hơn trong mắt mẹ chồng.
![]() |
Nàng dâu Yến Ly |
"Giờ Ly thay đổi hoàn toàn rồi. Đi đâu, về đến nhà là gọi mẹ: "Mẹ ơi, mẹ ăn cơm chưa? Mẹ đang làm gì đấy?", bà Hồng kể. Ngoài ra, cô cũng chủ động lau nhà, rửa chén… giúp mẹ chồng khiến bà vô cùng hài lòng.
Bà Hồng chỉ mong con dâu tiếp tục phát huy những điều tốt đang có để cuộc sống gia đình của họ tốt hơn. Cô dâu Ly cũng mong có con để gắn kết hơn tình cảm gia đình.
Biết mẹ và vợ tham gia chương trình, chồng của Yến Ly cũng chia sẻ: “Trong cuộc sống gia đình, không thể tránh khỏi bất đồng quan điểm giữa mẹ và vợ. Những bất đồng quan điểm đó thường là sự hiểu lầm giữa hai bên. Mình ở giữa, không biết bênh vực bên nào. Mẹ không thể đúng hết được, còn con cũng không thể hoàn hảo.
Nếu mẹ và vợ cãi nhau, mình bênh mẹ sẽ làm tổn thương vợ và ngược lại. Mình không làm như vậy mà tìm cách khuyên giải để hai bên thấu hiểu nhau hơn. Là người ở giữa, mình cũng thường dành những lời tốt đẹp về mẹ và vợ để hai bên yêu thương nhau hơn…”.
Anh cũng nhắn với bà Hồng: “Vì cuộc sống, vợ chồng con phải bươn chải kiếm tiền nên không có nhiều thời gian bên mẹ để quan tâm, hỏi han và động viên. Con mong mẹ hiểu cho chúng con hơn”.
Mẹ tôi đến với cha tôi khi đã ở tuổi lỡ thì còn cha hơn 60 tuổi. Họ có đăng kí kết hôn nhưng trong con mắt gia đình bên nội và những người con riêng của cha, tôi vẫn là đứa trẻ vô thừa nhận.
" alt=""/>Nàng dâu nhuộm tóc xanh đỏ ngày ra mắt, mẹ chồng 'nổi đóa'