Sơn Tùng M-TP là một trong số ít nghệ sĩ có thể khiến công chúng chấp nhận tai tiếng của mình.
Sơn Tùng M-TP là một trong số ít nghệ sĩ có thể khiến công chúng chấp nhận tai tiếng của mình.
Nhà khoa học máy tính người Mỹ, “cha đẻ” định dạng ảnh GIF – Steve Wilhite – đã qua đời vì Covid-19. Theo Katheleen - vợ của ông, ông mắc Covid-19 vào ngày 1/3. Mọi người sẽ nhớ đến ông như một người tử tế, khiêm nhường dù đạt nhiều thành tựu lớn.
Đồng nghiệp cũ Dave Eastburn mô tả ông là người có tầm nhìn xa trông rộng đích thực, người tiên phong trong lĩnh vực điện toán trực tuyến. Sinh thời, ông là con người thông minh, toàn diện, chính trực và luôn nói những gì ông tin là đúng đắn, Jane Henderson - một đồng nghiệp khác của ông chia sẻ.
Trả lời trang NPR qua điện thoại, vợ ông cho biết, sáng ngày 14/3, ông ngủ dậy và nói cảm thấy không ổn. Sau đó, ông bị sốt và nhanh chóng chuyển nặng. Bà Katheleen đưa chồng đến bện viện gần nhà, nơi ông được điều trị bằng kháng sinh trước khi vào phòng chăm sóc đặc biệt. Cuối cùng, ông rơi vào hôn mê.
Ngày 14/3, bệnh viện gọi cho bà và thông báo cần đến ngay vì tình hình của ông Wilhite xấu đi. Không lâu sau, ông ra đi, hưởng thọ 74 tuổi.
Trước khi qua đời, ông vẫn miệt mài trong phòng làm việc, mày mò sáng tạo các chương trình máy tính.
Ông Wilhite phát minh ảnh GIF vào năm 1987 khi đang là kỹ sư trưởng tại CompuServe, nhà cung cấp dịch vụ Internet nay thuộc Verizon. Năm 2013, ông được trao Giải thưởng thành tựu trọn đời Webby vì “tác động không thể đong đếm đối với giao diện người dùng Web”.
“Tôi nghĩ ảnh GIF đầu tiên là một chiếc máy bay”, ông nói với tờ Daily Dot vào tháng 5/2012. Định dạng GIF giúp chuyển các hình ảnh hiệu quả hơn trong thập niên 80, khi kết nối Internet còn chậm chạp. Steve vẫn làm việc ở công ty cho đến năm 2001, trước khi bị đột quỵ và nghỉ hưu năm 2001.
Cho tới nay, GIF vẫn là phương tiện giao tiếp quen thuộc trên Internet. “Nếu không có GIF, thế giới Internet mà chúng ta biết hẳn sẽ rất khác”, Jason Reed – Giám đốc nghệ thuật Daily Dot – chia sẻ.
Du Lam (Theo NPR, ABC News)
Startup vũ trụ ảo Make in Vietnam của "cha đẻ" Face Dance Challenge - Nguyễn Xuân Giang hiện được định giá lên tới hàng trăm triệu USD.
" alt=""/>“Cha đẻ” ảnh GIF qua đời vì CovidVợ chồng tôi cùng quê Bắc Ninh, làm việc ở Hà Nội. 5 năm trước, với số tiền tiết kiệm hơn 1 tỷ, chúng tôi mua một mảnh đất ở quận Hà Đông. Năm vừa rồi, chúng tôi khởi công xây nhà. Phải nói việc xây nhà phố khó từ xin giấy phép xây dựng cho đến việc phân bổ thời gian để giám sát xây dựng... nhưng tất cả không khó bằng việc làm vừa lòng hàng xóm.
![]() |
Mua đất, xây nhà trong một con hẻm nhỏ nên việc tập kết vật liệu xây dựng rất khó khăn (Ảnh minh hoạ) |
Trước khi xây nhà, vợ chồng tôi đã sang các nhà hàng xóm để “có nhời” xin được thông cảm vì những sự phiền hà có thể xảy ra trong quá trình xây dựng. Họ cũng vui vẻ không ý kiến gì. Nhưng ngay khi nhà tôi khởi công xây dựng, tôi mới biết họ bằng mặt chứ không bằng lòng.
Mảnh đất vợ chồng tôi mua nằm vị trí cuối cùng trong một con hẻm nhỏ nên việc tập kết vật liệu xây dựng rất khó khăn. Tôi phải đổ cát, sỏi ngoài vỉa hè của ngõ rồi thuê xe thồ chở từng ít một vào trong. Mới ngày thứ hai thi công, tôi đã bị mời lên phường nộp phạt vì có người dân "tố" tập kết vật liệu xây dựng lấn chiếm vỉa hè, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.
Ra về với biên bản nộp phạt, tôi bàn với vợ sang nói chuyện với hàng xóm kế bên, nhờ họ cho "mượn" mảnh đất đang để không làm chỗ tập kết vật liệu, mỗi tháng sẽ trả 3 triệu đồng. Dù vợ tôi năn nỉ gãy lưỡi, họ vẫn không đồng ý. Tìm hiểu thêm, tôi được biết trước đây người hàng xóm này từng có khúc mắc, cãi vã với chủ đất cũ. Chúng tôi là chủ mới, không liên quan đến mâu thuẫn cũ nhưng họ cũng không thích vợ chồng tôi xây nhà vì sẽ chắn sáng tầng 2, tầng 3 nhà họ.
Biết chúng tôi là dân tỉnh lẻ, thân cô thế cô nên sau này gia đình người hàng xóm còn liên tục bắt nạt, gây khó dễ từ chuyện bụi bặm, tiếng ồn đến chuyện thợ để rơi vài viên sỏi hay miếng vữa sang phần đất nhà họ. “Muốn làm gì thì làm, nhưng rơi cái gì sang đây thì đừng bao giờ nghĩ đến xây tiếp nữa”, ông hàng xóm nói thẳng mặt.
Tôi đã phải cho thợ bịt hết bạt xung quanh và phun nước lên tường để giảm bụi, giảm tiếng ồn nhưng vẫn chưa thể làm hài lòng người hàng xóm. Ông ta còn sang vận động mấy hộ xung quanh ký đơn tập thể gửi lên phường, yêu cầu phải đình chỉ công trình nhà tôi vì gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân trong hẻm.
Tôi lại được mời lên phường, tiến hành hòa giải. Vì đất đai hợp pháp, quy trình xây dựng cũng chẳng vi phạm gì, xây nhà dù có che chắn kỹ lưỡng đến đâu cũng không thể không phát sinh bụi bặm, tiếng ồn nên cuối cùng phần thắng vẫn thuộc về vợ chồng tôi. Nhưng rõ ràng, có những thiệt hại không thể đong đếm được như việc phải bỏ bê công việc để lên phường, tiến độ thi công nhà bị chậm, tinh thần bị ức chế...
Vì không có chỗ tập kết vật liệu nên trong suốt quá trình xây nhà, vợ chồng tôi đều đặn chấp nhận nộp phạt, tổng số tiền cũng không phải là ít. Chi phí vận chuyển vật liệu cũng bị đội lên nhiều. Chưa kể, hàng xóm bao lần cản trở, gây khó dễ khiến đầu óc tôi muốn nổ tung. Những lúc ấy tôi thường nghĩ, giá mà mua một cái nhà xây sẵn, có lẽ đã chẳng phải rơi vào tình cảnh này.
Sau cùng, nhà tôi cũng xây xong nhưng những gian nan từng trải qua, đến giờ nghĩ lại tôi vẫn sợ hãi. Tôi khuyên những bạn trẻ tỉnh lẻ lên Hà Nội lập nghiệp hãy suy nghĩ thật kỹ. Ai cũng muốn được tự lên kế hoạch, bản vẽ rồi xây dựng ngôi nhà của chính mình. Nhưng thực tế thì xây nhà ở phố không dễ như nhà ở quê. Nếu túi tiền và thời gian có hạn, đừng cố chấp mua đất rồi tự xây nhà mà mua nhà xây sẵn mới chính là lựa chọn phù hợp.
Độc giả chia sẻ ý kiến, thắc mắc, kinh nghiệm trong việc mua nhà xin chia sẻ về email: [email protected] hoặc gửi ý kiến: TẠI ĐÂY" alt=""/>Khốn khổ xây nhà vì hàng xóm quái chiêu