Chúng ta có thể đánh giá game dựa vào hình ảnh, engine cho đến cảm giác chơi game. Nhưng những yếu tố này vẫn chưa đủ tốt đối với khoa học. Vì vậy, một đội ngũ chuyên viên từ nhiều trường đại học cùng ngồi lại với nhau để dưa ra những công cụ "mang tính khoa học", nhằm định lượng sự thỏa mãn trong chơi game của người chơi.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, hội nghị hướng dẫn triển khai hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản 4 cấp chính quyền với các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam vừa được Văn phòng Chính phủ tổ chức tại TP.HCM ngày 28/7/2017.
Kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
Được ban hành tháng 10/2015, Nghị quyết 36a của Chính phủ hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hiệp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Trong phát biểu tại hội nghị hướng dẫn triển khai hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản 4 cấp chính quyền với các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ứng dụng CNTT, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà đã nhấn mạnh, những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng CNTT, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan hành chính.
Tại Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, Chính phủ đã giao nhiều nhiệm vụ cụ thể, quan trọng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Một trong 6 nhiệm vụ Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ chủ trì thực hiện là phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản; tổ chức triển khai phần mềm quản lý văn bản đối với các cơ quan chưa có hoặc đã có nhưng chưa đáp ứng yêu cầu liên thông.
![]() |
Trong thông tin mới phát ra, tập đoàn Meitu (SEHK: 1357), doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực di động - Internet với các ứng dụng được kích hoạt trên hơn 1,1 tỷ thiết bị cho hay, trong bài thuyết trình mang tên “Xây dựng các cộng đồng” tại Hội nghị RISE ở Hồng Kông, ông Konstantinos Papamiltiadis - Giám đốc phụ trách các Quan hệ đối tác nền tảng của Facebook đã bật mí đôi chút về các hiệu ứng chụp ảnh AR sắp ra mắt của Meitu.
Trong số các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình beta từ trước đến nay, Meitu là công ty đầu tiên chuyên sâu về phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt ứng dụng thực tế ảo, và cũng là tên tuổi đầu tiên đến từ châu Á.
“Những trải nghiệm selfie thú vị mà Meitu cung cấp tuyệt đối phù hợp cho nền tảng các hiệu ứng camera. Chúng tôi rất hào hứng được mở rộng bản beta của bộ công cụ AR Studio cho nhà phát triển châu Á đầu tiên của chúng tôi, và chúng tôi cho rằng những hiệu ứng chụp ảnh mà Meitu đã kiến tạo với công nghệ này sẽ làm hài lòng cộng đồng người sử dụng Facebook trên toàn thế giới”, ông Konstantinos Papamiltiadis nói.
Được trình làng vào tháng 4 trong khuôn khổ Hội nghị F8 - Hội nghị thường niên dành cho những nhà phát triển của Facebook, bộ công cụ AR Studio cho phép các nghệ sỹ cũng như những nhà phát triển thỏa sức sáng tạo nên những trải nghiệm AR của riêng mình, với các khung hình hoạt họa, mặt nạ, hiệu ứng tương tác theo từng chuyển động, các tương tác trên nội dung đang được phát trực tiếp hay trên các dữ liệu của bên thứ ba.
Những hiệu ứng được duyệt chạy cho AR Studio sẽ xuất hiện trên tính năng chụp ảnh của Facebook, phục vụ nhu cầu sử dụng trên những bức ảnh, đoạn video hay các nội dung truyền phát trực tiếp. Theo đó, Meitu là một trong những đối tác phát triển bản beta trên AR Studio đầu tiên, được lựa chọn để xây dựng những hiệu ứng chụp ảnh mới giúp làm thỏa mãn cũng như gắn kết cộng đồng người dùng Facebook theo một cách mới mẻ hơn.
" alt=""/>Meitu được Facebook chọn làm đối tác trong chương trình thử nghiệm các hiệu ứng camera