Bước 2: Đăng ký thủ tục trực tuyến
Sau khi đăng nhập tài khoản thành công, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định và nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định.
![]() |
Đăng ký hộ tịch trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh: Chụp màn hình |
Bước 3: Nhận mã hồ sơ để theo dõi tiến độ giải quyết
Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến được cấp 1 mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch có trách nhiệm lưu giữ, bảo đảm bí mật mã số hồ sơ thủ tục hành chính.
![]() |
Tra cứu theo mã số hồ sơ để theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ. Ảnh: Chụp màn hình |
Bước 4: Nhận kết quả bản giấy, bản điện tử
Kết quả đăng ký hộ tịch có thể nhận theo các phương thức sau:
- Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch qua hòm thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó
- Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin
- Nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch thông qua hệ thống bưu chính
- Nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trường hợp nhận kết quả qua hệ thống bưu chính thì phải ghi rõ địa chỉ nhận kết quả, lựa chọn hình thức dịch vụ bưu chính chuyển phát có bảo đảm và phải trả phí dịch vụ cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính khi nhận kết quả.
![]() |
Mẫu bản điện tử của Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Ảnh: Cổng dịch vụ công quốc gia |
Khi có bản điện tử của 2 loại giấy này, người dân đi làm thủ tục hành chính không cần mang giấy tờ bản giấy.
Khoản 2 Điều 9 của Thông tư 01/2022/TT-BTP quy định bản điện tử của Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn có giá trị sử dụng như giấy tờ bản giấy trong các giao dịch, thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến, có giá trị thay thế bản giấy khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Mã QRcode trên bản điện tử của các giấy tờ này là địa chỉ Internet dẫn tới dữ liệu, định dạng hình ảnh tương ứng trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, có giá trị cung cấp thông tin về tính chính xác, hợp lệ, các thông tin chi tiết của giấy tờ hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch tại các cơ quan Nhà nước có thể kiểm tra tính chính xác, thời hạn sử dụng, thông tin cập nhật của bản điện tử giấy tờ hộ tịch thông qua mã QRCode trên bản điện tử của giấy tờ đó. Tuy nhiên, các cá nhân, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ hộ tịch bản giấy để đối chiếu.
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế)
Theo quy định có hiệu lực từ ngày 18/2, cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch do người yêu cầu đăng ký hộ tịch nộp, có thể quét mã QR trên bản đó để kiểm tra tính chính xác, thời hạn sử dụng.
" alt=""/>Cách lấy mã QR cho Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn bản điện tử để làm thủ tục hành chínhSự kiện “Triển lãm nghề nghiệp” hàng năm tại ĐH RMIT Việt Nam
Dù hiện nay, các trường đại học đều đang cố gắng giải quyết vấn đề trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, phần lớn vẫn chỉ tập trung vào đối tượng sắp ra trường, khi thời gian chỉ còn được tính bằng tháng.
Tại các nước trên thế giới, sinh viên thường được làm quen với KNNN ngay từ khi mới vào trường. Bốn năm đại học sẽ là thời gian rèn luyện, cọ xát và “thử sức” để đến khi ra trường, họ không còn bỡ ngỡ và có khả năng tìm được chỗ đứng giữa thị trường công việc.
Nguyên tắc này cũng được ứng dụng tại Đại học RMIT Việt Nam, nơi sinh viên toàn trường, bao gồm cả sinh viên đang theo học Anh văn, đều được khuyến khích rèn luyện KNNN qua những chương trình, hoạt động đa dạng trải dài từ giai đoạn học Anh văn đến lúc tốt nghiệp.
![]() |
Lớp học KNNN tại Đại học RMIT VIệt Nam |
Việc triển khai chương trình phát triển KNNN chuyên nghiệp, kịp thời đã giúp ĐH RMIT Việt Nam gặt hái những con số ấn tượng. Theo đó, 77,2% sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng tham gia thị trường tuyển dụng và tìm được việc làm trong ba tháng đầu, 21,9% tiếp tục học lên bậc cao hơn và 7,6% hành nghề độc lập.
So với con số 40% sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm sau 3 tháng, số liệu đầy thuyết phục của Đại học RMIT Việt Nam cho thấy đã đến lúc việc xây dựng kĩ năng nghề nghiệp nên được nhìn nhận một cách đúng đắn, bài bản và kịp thời.
Chủ nhật 21/6 này, RMIT sẽ tổ chức buổi “Hội thảo Thông tin và Nộp hồ sơ nhập học tháng 7/2015”. Đây sẽ là cơ hội để phụ huynh và các em học sinh tìm hiểu thêm về các ngành học yêu thích cũng như tham quan cơ sở vật chất và các dịch vụ tại trường. Ưu đãi: miễn phí đăng ký nhập học và miễn phí kiểm tra trình độ tiếng Anh Đăng ký tham dự tại HCM: http://bit.ly/nophoso-hcm – (08) 3776 1369 Hoặc tại Hà Nội: http://bit.ly/hoithaothongtin-hn – (04) 3726 1460 |
Vũ Minh
" alt=""/>Kĩ năng nghề nghiệp, khái niệm dễ bị bỏ quên