Đầu tiên là dịch bệnh. Nó làm tôi trăn trở rất nhiều. Nếu đi xe khách, tôi chỉ có thể về tới bến xe huyện rồi từ đó về nhà còn hơn 50 cây số mà phương tiện giao thông không hề tiện. Cha tôi đã già, không thể mượn xe ai để lên huyện đón con được. Còn đi xe máy ư?
Dịch bệnh như thế này, tôi không biết liệu dọc đường có xảy ra chuyện gì không hay không. Nhỡ may tôi dính virus trên đường về rồi lây cho cha mẹ, xóm giềng thì sao?
Một nguyên nhân quan trọng hơn là năm nay tôi không có tiền. Dịch bệnh kéo dài, tôi “được” nghỉ làm có tới 4-5 tháng. Công ty cũng chỉ hỗ trợ được chút đỉnh, đủ để tôi chi trả tiền nhà trọ, điện nước…
![]() |
Tài khoản tiết kiệm đã bị tiêu hụt rất nhiều. Tôi gần như chẳng còn đồng tiền tích luỹ nào. Bây giờ mà về quê ăn Tết, tôi đã chẳng giúp được gì cho cha mẹ, lại còn ăn bám họ hay sao?
Nhớ cha, thương mẹ vô cùng nhưng tôi vẫn quyết định không về quê mà ở lại thành phố này đón Tết một mình. May mắn làm sao, tôi được một chị đồng nghiệp giới thiệu cho công việc giúp việc mùa vụ cho một gia đình. Họ có mẹ già, con nhỏ nên cần người làm giúp trong những ngày lễ tết.
Và quan trọng hơn, họ sẵn sàng trả lương hậu hĩnh cho tôi. Tính sơ sơ, làm cho họ 9-10 ngày, tôi đã có hơn chừng 5 triệu - một nửa tháng lương bình thường rồi. Vì được anh chị chủ nhà mời ăn nên tôi có thể tiết kiệm khoản tiền này gửi về giúp đỡ cha mẹ. Rồi ra Giêng lại “cày” để kiếm thêm.
Từ hôm được nghỉ làm, tôi bận rộn với công việc dọn dẹp, cơm nước rồi giặt giũ giúp gia đình anh chị chủ nhà. Có thể nói là tất bật hơn cả khi đi làm. Nhưng tới tối, tưởng có thể ngả lưng là ngủ ngay, tôi lại thấy chống chếnh vô cùng…
Cả dãy nhà trọ vốn lúc nào cũng tấp nập, đông vui người ra người vào thì nay vắng hoe, chỉ còn lại mình tôi và bác bảo vệ. Đặt lưng xuống giường, tôi thấy tủi thân vô cùng. Nhớ nhà, nhớ cha mẹ, anh chị, thèm mùi khói bếp, thèm nghe tiếng cười đùa của đám trẻ con…
Nước mắt cứ thế tràn ra, chẳng thể nào ngăn được… Nhưng lại tự nhủ phải cười thật vui, nói thật to khi gọi điện về nhà để cha mẹ yên lòng.
Xuân này con không về nhưng năm sau nhất định con sẽ về để chuẩn bị cho cha mẹ một cái tết thật to, thật đầy đủ nhé!
Độc giảHà Mi
Khi còn mẹ, con chưa cảm nhận hết điều thiêng liêng trong tình mẫu tử. Giờ mẹ đi xa rồi con mới thấy, dẫu hối hận bao nhiêu cũng không thể, không thể nữa.
" alt=""/>Tết Nguyên Đán này, tôi cô đơn ở nơi phố thị…Thành tích phi thường
Theo The Straits Times và Bangkok Post, rất ít người cho rằng ông Pita Limjaroenrat có khả năng trở thành Thủ tướng Thái Lan. Song, thực tế cho thấy ông hiện là ứng viên sáng giá nhất cho vị trị lãnh đạo đất nước. Theo kết quả vừa được Ủy ban Bầu cử Thái Lan công bố, đảng Tiến bước của ông Pita đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5.
Những gì đảng Tiến bước và ông Pita đạt được là một thành tích phi thường đối với một đảng mà tiền thân đã bị giải tán và các lãnh đạo bị cấm tham gia chính trị.
Đảng Tiến bước dưới sự lãnh đạo của ông Pita Limjaroenrat, 42 tuổi, muốn cải tổ luật khi quân nghiêm ngặt của Thái Lan, có khả năng gây ra một cuộc đụng độ tiềm năng với giới tinh hoa quân đội đầy quyền lực ở nước này. Đây là vấn đề từng được coi là không thể đụng chạm trên chính trường Thái Lan và là điều mà đảng Pheu Thai né tránh trong chiến dịch tranh cử.
"Dù thế nào đi chăng nữa, chúng tôi sẽ thúc đẩy cải cách luật khi quân hoàng gia", ông Pita tuyên bố trước các phóng viên hôm qua (14/5).
Ông Pita thực sự có sức hút lớn đối với các cử tri khi vận động bầu cử. Theo ABC News, khi người đàn ông 42 tuổi này xuất hiện tại một khu chợ đông đúc ở Bangkok và truyền bá các chính sách của đảng Tiến bước, người hâm mộ đã sốt sắng chụp ảnh ông bằng máy điện thoại, hét to tên và tặng hoa cho ông.
"Tôi yêu và muốn ôm ông ấy", một người hâm mộ hét lên khi ứng viên Thủ tướng Thái Lan xuất hiện. "Pita là tương lai", một người khác bổ sung. Một người thứ ba nói: "Tôi nghe nói ông ấy tới nên đã bảo con chở tôi tới ngay. Tôi thực sự tin tưởng ông Pita".
Các nhà phân tích cho rằng, ông Pita Limjaroenrat đã tận dụng tuổi trẻ, sức lực của mình để tiếp cận những cử tri đã vỡ mộng và khao khát sự thay đổi sau 8 năm cầm quyền của chính quyền được quân đội hậu thuẫn. Phát biểu trước những người ủng hộ tại cuộc vận động của đảng Tiến bước hồi cuối tuần trước, chính trị gia này tuyên bố: "Chúng ta sẽ cùng nhau viết lại lịch sử chính trị Thái Lan. Hãy bỏ phiếu cho đảng Tiến bước. Thái Lan sẽ thay đổi".
Thân thế ứng viên Thủ tướng sáng giá
Theo Bloomberg, trước khi gia nhập chính trường, ông Pita đã giúp vực dậy công ty dầu đang ngập trong nợ nần của gia đình. Ông từng là Giám đốc điều hành của công ty công nghệ chuyên cung cấp dịch vụ chia sẻ chuyến đi Grab.
Ông Pita là cháu trai của Padung Limjaroenrat, một trợ lý của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Còn người cha quá cố của ông từng là cố vấn của Bộ Nông nghiệp. Ông được đào tạo ở New Zealand và Mỹ, nhưng năm 25 tuổi phải về nước để điều hành doanh nghiệp Agrifood của gia đình sau khi cha qua đời.
Năm 2012, ông Pita kết hôn với nữ diễn viên, người mẫu Chutima Teepanat và có một con gái 7 tuổi. Cuộc hôn nhân của họ đổ vỡ năm 2019.
Ông Pita từng đưa con gái lên sân khấu sau khi phát biểu, khiến đám đông vô cùng thích thú. Ngoài ra, ông cũng sử dụng một tài khoản cá nhân có gần 1 triệu người theo dõi, để đăng tải hình ảnh bản thân cùng con gái đang ăn kem.
Tương lai gian nan
Dù thu hút được sự ủng hộ lớn của cử tri song không có dấu hiệu nào cho thấy con đường trở thành Thủ tướng của ông sẽ bằng phẳng.
Ông Pita sẽ phải tập hợp được một liên minh để vượt qua các thượng nghị sĩ do chính phủ bổ nhiệm, những người sẽ bầu chọn Thủ tướng Thái Lan trong số các ứng cử viên đủ điều kiện.
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP.HCM, tác giả của hàng loạt bài viết giá trị về sức khỏe, đã có những câu chuyện chia sẻ thú vị xoay quanh chủ đề “Nước” - ý nghĩa trong nghệ thuật thưởng trà trước thềm xuân Nhâm Dần.
![]() |
NSƯT Hải Phượng và lương y Đinh Công Bảy thưởng trà và nói về nước trong nghệ thuật pha trà trước thềm xuân. |
Theo Lương y Đinh Công Bảy, bên cạnh lá trà, loại trà, “nước” là yếu tố tiên quyết tạo nên một chén trà ngon. Chất lượng của nước quyết định trực tiếp tới chất lượng của chén trà. Vì vậy, người pha trà không chỉ nên biết về loại trà mình sử dụng mà còn cần tìm hiểu cả chất lượng của nước dùng trong pha trà.
“Nước có thành phần hóa học không? Chúng được phân loại như thế nào?”, vị lương y đặt câu hỏi.
Ông cho biết, nước ngon phải đạt một số tiêu chuẩn như: đó là “nước mềm”; màu sắc trong suốt, không vẩn đục; không mùi, vị tươi mát, ngọt ngào; nước mát tự nhiên (nhiệt độ nước thấp); nguồn nước trong môi trường sạch, tràn đầy sinh khí, giàu oxy.
Trong “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” (NXB Tổng hợp TP.HCM), nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đã có chia sẻ: “Nước mềm là nước có tỷ lệ muối hòa tan Calcium và Magnesium thấp. Người ta chia độ mềm, cứng của nước theo đơn vị đo độ cứng như mg, Ca/L, hoặc CaCo3/L. Trong tự nhiên, rất nhiều nguồn nước có độ cứng thấp như nước mưa, độ cứng của nước mưa gần như bằng 0, và độ cứng của nước sông, ao hồ ở đồng bằng phần lớn cũng khá thấp. Ngược lại vùng núi đá vôi lại có độ cứng cao”.
![]() |
Một khay trà trong nghệ thuật thưởng trà ngày xuân |
Trong khái niệm Đông y, những loại nước được đánh giá cao để pha trà có thể kể đến như: Vũ Thủy - nước mưa, Lộ Thủy - nước sương móc, Đông Sương - nước sương sa, Lưu Trường Thủy - nước dòng sông, ngoài ra còn có Đông Lộ Thủy hay Tỉnh Hoa Thủy.
Theo lương y Đinh Công Bảy, trà pha bằng những loại nước này không những toát lên được vị ngon thanh của chén trà, mà còn hỗ trợ tiêu trừ bệnh tật. Trong số đó nổi bật nhất là Vũ Thủy, Lộ Thủy, Đông Lộ Thủy- 3 thứ nước được người xưa đánh giá cao để tạo ra chén trà ngon.
Trả lời câu hỏi, liệu có nguồn nước nào dồi dào, thuận lợi cho việc pha trà mà lại tạo chất lượng tốt cho chén trà thành phẩm, lương y Đinh Công Bảy cho biết, tập sách “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” của Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn có thể là câu trả lời thỏa đáng nhất cho ưu tư này. Tuy nhiên, “nước mưa phải chọn nước mưa sau (không lấy nước ở cơn mưa đầu) và dụng cụ lấy, chứa nước mưa phải được vệ sinh sạch sẽ không để lẫn rêu, bụi…
Cách lấy nước Lộ Thủy là lấy nước trên lá cây lúc sáng sớm vào mùa thu là tốt nhất. Nước sương sa thì cũng lấy như nước Lộ Thủy nhưng vào mùa đông. Nước đọng lại trên lá sen cũng hay được dùng, vì lá sen có hương thơm thanh, lấy nước đọng trên lá sen còn ngậm hương sen để pha trà thì rất tuyệt. Nước dòng sông - Lưu Trường Thủy cũng phải chọn nước nơi thượng nguồn cho sạch, lấy ở giữa dòng thì nước mới trong, có vị ngọt và tính bình khí”.
“Tất nhiên chúng ta có những nguồn nước tốt, hoàn toàn phù hợp cho việc pha trà mà anh Tuấn đã kỳ công đến tận nơi thực nghiệm. Phải khẳng định, “nước” trong “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” là công trình nghiên cứu chất lượng, không chỉ thỏa đáng về khoa học mà còn chuẩn xác trong nghệ thuật thưởng thức”, lương y Bảy nói.
Có thể điểm qua một trong số những nguồn nước quý và tốt cho pha chế trà, gần TP.HCM nhất, mà Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn đã nêu, là nước trên núi Thị Vãi (xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
![]() |
Lương y Đinh Công Bảy (bìa phải) và nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn trò chuyện về nước, nghệ thuật pha trà và sức khỏe người dùng trà thường xuyên. |
“Nguồn thủy liệu trên núi Thị Vãi có vị ngọt và thanh mát. Khi dùng nước này để pha trà cổ thụ, những người thưởng thức có cảm giác mình đang thưởng thức chén trà trên “cổng trời” ở vùng Tây Bắc.
Nếu dùng nguồn thủy liệu này pha với trà Thái Nguyên thì nước sẽ có màu xanh biếc của vùng núi đồi trung du, đặc biệt hương vị vẫn giữ đều cho tới lần pha nước thứ năm, thứ sáu. Khi lấy nước suối núi Thị Vãi pha đem trà Ô long thì trong chén trà có lẫn mùi hương nhân sâm của rừng già”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ thêm.
Trong khi đó, nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng cũng đã có những chia sẻ đặc sắc về Tuyết Thủy, tức nước từ tuyết. Theo chị, người từng có khoảng thời gian dài sinh sống, làm việc và du lịch ở những nơi có tuyết dày bao phủ: “Ở xứ lạnh có tuyết, người ta hay lấy tuyết làm nước pha trà. Có khoảng thời gian tôi đến Nga, đã được nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn chỉ cho cách dùng nước tuyết để pha trà. Khi lấy tuyết làm nước phải chọn nơi tuyết sạch, đào bỏ khoảng 15cm - 20cm lớp tuyết phía trên mới lấy dùng. Trải nghiệm cũng rất độc lạ”.
Bên cạnh đó, lương y Đinh Công Bảy cũng đề xuất một số nguồn nước phổ biến có thể vận dụng trong pha chế trà, là nước máy. Lương y Bảy nói: “Nước máy chứa nhiều hóa chất nên dùng trực tiếp pha trà không được tốt, làm nước trà mất đi màu xanh, hương trà bị mùi hóa chất lấn át, kể cả có là trà ngon. Do vậy, cần cải tạo nguồn nước máy bằng cách lấy nước máy cho vào cái vại sành, phủ lớp vải bên trên để tránh bụi và phơi trong bóng râm khoảng 2 tuần cho bay hết mùi chlorine là dùng pha trà được”.
Đặc biệt, một mẹo nhỏ, khá thú vị để có nguồn nước tuyệt hảo nhất, theo lương y Đinh Công Bảy là từ “tâm ý, trạng thái con người”: "Khi đặt chum nước với nguồn nước như nhau, chum đặt gần người tức giận, nước sẽ cứng lại; chum đặt gần người vui vẻ, nước trở nên mềm hơn”.
Lương y nhấn mạnh: “Nước ngon sẽ “đánh thức” được những đặc tính tuyệt hảo trong trà khô. Ngay cả khi cách pha chế còn vụng về, chất lượng trà ở hạng trung, nhưng dùng nước ngon để pha, vẫn làm tăng chất lượng của chén trà”.
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn thì khẳng định: “Hiểu được đặc tính của nước, biết chọn nước để pha trà là đã hiểu được một nửa nghệ thuật thưởng trà”.
Nguyên Minh
“Tôi tự tin nói rằng Việt Nam chúng ta là một trong những chiếc nôi sinh trưởng cây chè trên thế giới”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn, tác giả cuốn sách Thưởng trà thật đẹp, thật vui chia sẻ.
" alt=""/>Lương y Đinh Công Bảy nói về nghệ thuật thưởng trà