 vào năm 2018, BMW 320i 2016 được phân phối bởi đơn vị Euro Auto với mức giá 1,468 tỷ đồng, cộng thêm đăng ký lưu hành sẽ lên đến 1,65 đến 1,67 tỷ đồng tuỳ địa phương. Sau 5 năm, giá bán cho BMW 320i 2016 trên thị trường xe sang đã qua sử dụng hiện dao động từ 970 đến 1,1 tỷ đồng. Như vậy, xe mất giá khoảng 570 triệu (chiếm 34,1% giá trị xe) đến gần 700 triệu đồng (chiếm 42%), tương đương mỗi năm tụt giảm 7% đến 8,48% giá trị xe. </p><p>Hiện tại, BMW 320i qua tay nhà phân phối mới đã chuyển sang thế hệ mới mang thiết kế nội, ngoại thất trẻ trung, thể thao hơn, cùng với đó là giá bán 1,89 tỷ đồng, cộng thêm đăng ký sẽ lên tới trên 2 tỷ đồng. Nếu chọn mua thế hệ cũ như phiên bản 2016, người mua sẽ tiết kiệm tới 1 tỷ đồng nhưng xe cũng đã hết thời gian bảo hành.</p><table class=)
 |
Chiếc BMW 320i đời 2016 màu đen này đang được một showroom ở Hà Nội bán giá 980 triệu đồng |
Đối thủ của BMW 320i là Mercedes-Benz C200 cũng có tốc độ trượt giá khá cao. Cụ thể, Mercedes-Benz C200 vào năm 2016 có giá bán 1,489 tỷ đồng, thêm chi phí lưu hành sẽ tiêu tốn của người mua tổng cộng từ 1,68 tỷ đến 1,7 tỷ đồng. Sau 5 năm, mẫu xe này hiện có giá bán dao động từ 965 triệu đến 1,2 tỷ đồng. Có nơi, giá xe chỉ còn 915 triệu đồng, chênh lệch tới 785 triệu, tương ứng mất 46,1% giá trị so với thời điểm mua năm 2016.
Năm 2021, Mercedes-Benz C-Class vẫn lắp ráp trong nước và có thêm phiên bản C180 giá 1,399 tỷ đồng, phiên bản C200 Exclusive có giá lên tới 1,729 tỷ đồng. Nếu mua phiên bản C200 đời 2016, người mua sẽ tiết kiệm được hơn 1 tỷ đồng.
Ngược lại với Mercedes-Benz C200, mẫu Audi A4 có độ giữ giá khá tốt. Giá bán cho một chiếc Audi A4 đời 2016 hiện nay dao động từ 1,13 tỷ đến 1,15 tỷ đồng, so với giá cách đây 6 năm là 1,65 tỷ đồng (cộng đăng ký lên tới 1,89 tỷ đồng), độ mất giá của xe chỉ khoảng 40%, tương đương tốc độ trượt giá của BMW 320i.
Chiếc BMW 320i đời 2016 trong bài viết này đã đi được 40.000 km và đang được rao bán với giá 980 triệu đồng. Mức giá này đang nhỉnh hơn một số mẫu xe sedan hạng C, hạng D phổ thông hiện nay như Honda Civic bản RS (934 triệu đồng), Mazda 6 2.0 Premium (949 triệu đồng).
BMW 320i trẻ trung bên ngoài, bên trong hơi già
Thực tế, dòng Series 3 đã hiện diện ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay. Các từ phiên bản từ năm 2018 trở về trước đều do đơn vị phân phối cũ là Euro Auto.
Trải qua 5 năm sử dụng nhưng các đường nét thiết kế ở BMW 320i 2016 vẫn còn mới mẻ. Xe mang một ngoại hình trẻ trung với đèn pha LED kiểu “mắt cú” có tính năng tự động bật, tắt.
 |
Đầu xe BMW 320i dù đã 5 năm tuổi vẫn không hề lỗi mốt với kiểu đèn sắc xảo. |
BMW 320i 2016 tại Việt Nam có mã F30 (mã F31 và F32 dành cho mẫu Touring và Coupe), nên sở hữu chiều dài tổng thể 4.624 mm, bề ngang 2.031 mm, cao 1.429 mm, chiều dài cơ sở 2.810 mm. Xe dùng hộp số tự động 8 cấp, vành 16 inch với hệ dẫn động cầu sau. Lốp xe là loại runflat (có lớp chịu lực phía trong vỏ lốp giúp xe tiếp tục di chuyển khoảng 80 km sau khi bị thủng, rách dẫn tới xì hơi). Trang bị lốp runflat giúp xe giải phóng khoang chứa và dụng cụ thay lốp, qua đó giảm trọng lượng, tiết kiệm không gian nhưng sẽ khá phiền toái nếu hư hỏng lốp ở nơi xa, không có dịch vụ.
 |
Đuôi xe trang bị đèn LED xếp tầng, ống xả kép hai bên khá thể thao. |
Khoang lái BMW 320i 2016 vẫn mang đặc trưng riêng từ các đời 320i trước với màn hình giải trí kích thước 6.5 inch khiêm tốn trên bệ trung tâm, phía dưới là cửa gió điều hoà kích thước lớn và loạt hàng phím bấm vật lý. Do kế thừa từ các đời xe trước nên có vẻ bảng taplo 320i 2016 chiều lòng các khách hàng trên 35 tuổi. Đối với thiết kế đời 2021 hướng đến giới trẻ, các khu vực vẫn được bố trí như cũ nhưng được làm tinh gọn hơn như màn hình giải trí lớn kích thước lên tới 12.3 inch, cho chất lượng hiển thị hình ảnh sắc nét, cụm phím bấm vật lý được thu gọn.
 |
Nội thất xe sẵn nhiều trang bị hiện đại nhưng cách sắp xếp và phối màu hơi già tuổi, khác hẳn thế hệ hiện tại 2021. |
Dù đã 5 năm tuổi nhưng chiếc xe có tiện nghi khá ổn khi sở hữu dàn âm thanh 6 loa, hệ thống điều hoà 2 vùng độc lập, ghế lái và ghế phụ chỉnh điện 6 hướng tích hợp tăng, giảm chiều cao ghế. Ghế lái nhớ 2 vị trí. Vô lăng tích hợp các phím điều chỉnh chức năng nghe, gọi điện thoại, ra lệnh giọng nói và đặc biệt là hệ thống giới hạn tốc độ bằng âm thanh và hình ảnh cảnh báo hiển thị trên màn hình tới người lái. Đáng tiếc, BMW 320i 2016 không có chế độ kiểm soát hành trình, trong khi những mẫu sedan cỡ C và D đời mới cùng tầm giá lại sẵn trang bị này.
Động cơ khoẻ, cảm giác lái thể thao
Mặc dù đã được 5 năm nhưng phiên bản 2016 của BMW 320i vẫn được trang bị động cơ tăng áp kép (N20) dung tích 2.0L cho công suất 181 mã lực tại 5.000 vòng/phút và mô-men xoắn 270 nm tại dải vòng tua từ 1.250 - 4.500 vòng/phút, đạt vận tốc tối đa 235 km/h. Xe dùng hộp số tự động 8 cấp, có 3 chế độ lái gồm EcoPro, Comfort và Sport. Ở phiên bản 2021, BMW 320i sử dụng động cơ tăng áp mới mang mã B48, cùng dung tích 2.0L nhưng có công suất mạnh hơn 3 mã lực và mô-men xoắn mạnh hơn 30 Nm.
So với mẫu mới 2021, chiếc sedan 5 năm tuổi có tốc độ tăng 0-100km/h không hề kém cạnh, đạt mức 7,3 giây so với mức 7,1 giây. Mức tiêu hao nhiên liệu của phiên bản cũ trung bình là 5,3 lít/100 km, ít hơn so với phiên bản mới (5,5 lít-6,4 lít/100 km).
Bên cạnh khả năng tăng tốc tốt, lốp runflat trang bị sẵn trên xe tuy ồn, không êm, giá bán cao nhưng giúp chắc xe ở tốc độ cao và cảm giác lái chân thật hơn loại lốp thường. Tuy nhiên người mua lại xe đã 5 năm tuổi nên lưu ý tuổi thọ gai lốp này thường không quá 32.000 km.
Ngoài ra, xe còn được trang bị tính năng an toàn làm khô phanh, hoạt động nhờ vào cảm biến phát hiện cần gạt mưa đang hoạt động và bánh xe đang bị trượt. Ngay lập tức, hệ thống sẽ hút nước trên bề mặt đĩa phanh và má phanh giúp người lái dừng xe an toàn.


BMW 320i đời 2016 không hề lỗi thời dù dùng động cơ N20 đã dừng phát triển, ngoài động cơ tăng áp kép, chiếc xe còn sẵn hộp số 8 cấp và 3 chế độ lái linh hoạt.
Một tính năng rất hay ở BMW 320i 2016 là hệ thống lái sử dụng trợ lực điện tử Servotronic có tỷ số biến thiên theo tốc độ. Độ nặng, nhẹ ở tay lái sẽ theo đổi theo tốc độ của xe. Ở vận tốc thấp, người lái không phải đánh vô-lăng quá nhiều. Ngược lại, khi ở tốc độ cao hay vào cua, hệ thống lái sẽ tự động điều chỉnh để vô-lăng đạt độ nhạy bén và chính xác cao hơn.
Cuối cùng, trên xe có sẵn các hệ thống an toàn hiện đại không hề lỗi thời như hệ thống ổn định thân xe điện tử (DSC), hệ thống kiểm soát độ bám đường (TCS), hỗ trợ lực phanh khẩn cấp DBC, hệ thống cảnh báo áp suất lốp, kiểm soát cự ly đỗ xe trước sau, camera lùi, túi khí an toàn xung quanh xe.
 |
BMW 320i đời 2016 hiện có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng tại các cửa hàng xe cũ. |
Kết luận
Tuy đã 5 năm tuổi với 40.000 km lăn bánh nhưng BMW 320i 2016 vẫn là chiếc sedan hạng sang sẵn có những tố chất hấp dẫn nhất định như vẻ ngoài trẻ, động cơ khoẻ, tính năng lái hấp dẫn và nhất là có “mác” xe Đức dù giá trị chỉ bằng các mẫu sedan tầm trung đời mới. Đặc biệt khi thế hệ 320i đời mới có giá bán cao, người dùng càng có lý do tìm mua 320i 2016 bởi sức mạnh không quá chênh lệch.
Bù lại giá mua rẻ, chi phí bảo dưỡng định kỳ cao cũng là một trở ngại với người mua xe BMW. Chẳng hạn tính riêng dầu máy và dầu hộp số thay mới định kỳ đã có chi phí hơn 12 triệu đồng.
Minh Quân - Đình Quý
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Mùa dịch săn xe sang cũ thanh lý, giá siêu rẻ
Nhiều cơ quan nhà nước đăng tin thanh lý xe công có thể là cơ hội cho người tiêu dùng săn xe sang đời cũ giá rẻ để làm phương tiện cá nhân đi lại trong mùa dịch bệnh.
" alt=""/>Xe sang BMW 320i sau 5 năm mất giá 700 triệu đồng
Dự án nhà ở “ôm đất” bỏ hoang cả thập kỷSở KH&ĐT Hà Nội vừa ban hành quyết định chấm dứt hoạt động của dự án Khu nhà ở để bán tại thôn Mễ Trì Thượng, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (nay là phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã được UBND TP cấp Giấy chứng nhận đầu tư tháng 6/2008 cho Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam.
“Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư trên là do sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện dự án theo tiến độ được chấp thuận, theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2014”, quyết định nêu rõ.
Được biết, thời gian qua Hà Nội liên tiếp thu hồi dự án nhà ở do chủ đầu tư không triển khai theo quy định. Trước đó, vào tháng 7, Sở KH&ĐT ký quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư dự án nhà ở thương mại tại ô đất D2-CT1, khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, quận Bắc Từ Liêm do Công ty CP quốc tế Sơn Hà làm chủ đầu tư.
 |
Nhiều dự án "ôm đất" bỏ hoang ở Hà Nội gây lãng phí tài nguyên đất |
Theo Sở KH&ĐT, ngày 28/6/2013, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 4042/QĐ-UBND phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất tại ô đất D2-CT1, với chức năng xây dựng nhà ở thương mại do Công ty CP quốc tế Sơn Hà làm chủ đầu tư.
Lý do chấm dứt hoạt động do Quyết định số 4042 đã hết hiệu lực, tuy nhiên Công ty CP quốc tế Sơn Hà không thực hiện dự án theo tiến độ qui định.
Mới đây, UBND TP Hà Nội kiến nghị thu hồi và phục hồi điều tra sai phạm tại 3 khu đất vàng thuộc Khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy) do chậm triển khai 11 năm gây lãng phí tài nguyên đất và không có cơ sở pháp lý để cho phép nhà đầu tư tiếp tục triển khai dự án.
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra phản ánh hơn 300 dự án bỏ hoang
Vừa qua, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí nêu về hơn 300 dự án bỏ hoang ở Hà Nội.
Theo đó, báo chí phản ánh về nội dung: Hiện có tới hơn 300 dự án "treo", "bỏ hoang" ở các địa bàn quận, huyện TP Hà Nội, khiến người dân sống trong vùng quy hoạch dự án gặp khó khăn, đặc biệt là gây lãng phí tài nguyên đất... Đây không phải là vấn đề mới, nhưng để xử lý được những tồn tại lại là điệp khúc không hồi kết... Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nội dung phản ánh trên.
 |
Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch được điều chỉnh quy hoạch sau cả thập kỷ “ôm đất” trồng cỏ |
Mới đây, trả lời kiến nghị của cử tri, lãnh đạo Sở TN&MT Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của HĐND-UBND TP về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP, Sở TN&MT đã phối hợp với các Sở, ban, ngành thành phố và UBND cấp huyện tiến hành kiểm tra, rà soát và triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với 379 dự án và có kết luận và kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý đối với từng dự án theo quy định.
Trong đó, đã kiến nghị thu hồi đất; bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt dự án đầu tư đối với 28 dự án với tổng diện tích 1.844,3 ha đất; kiến nghị gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp tiền cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn. Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất đối với 25 dự án với tổng diện tích 39 ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng...
Thực tế cho thấy, trên địa bàn TP Hà Nội có không ít những khu “đất vàng” bỏ quên nhiều năm của các “ông lớn” bất động sản. Có những dự án khu đô thị được điều chỉnh quy hoạch sau cả thập kỷ “ôm đất” trồng cỏ.
Như dự án khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch của Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Vietracimex) được triển khai từ năm 2008. Khu đô thị từng được kỳ vọng sẽ là một khu đô thị hoành tráng phía Tây Hà Nội, dựa trên ý tưởng tạo dựng một “trái tim đô thị” chất lượng cao, tiện nghi, thân thiện với môi trường, một trung tâm thương mại, biệt thự liền kề, nhà hát, căn hộ cho thuê, bệnh viện, trường học… đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
Vào thời hoàng kim, giá đất nền tại Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch có thời điểm lên tới 50 - 70 triệu đồng/m2, gấp 3 - 4 lần giá gốc. Thế nhưng gần 10 năm từ khi triển khai đến khi được điều chỉnh quy hoạch, dự án mới chỉ hoàn thành khoảng gần chục dãy nhà liền kề, biệt thự được xây thô, còn đa số diện tích đất vẫn đang bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, chôn theo đống tiền của giới đầu cơ.
Đến khoảng cuối năm 2018, UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh chi tiết tỷ lệ 1/500 nâng tổng diện tích quy hoạch lên khoảng 146,7ha (tăng gần 10ha so với quy hoạch được duyệt trước đó), với quy mô dân số khoảng 23.500 người sau gần 10 năm “đắp chiếu”.
Nhiều hạng mục khác cũng được điều chỉnh có lợi cho chủ đầu tư như: Đất dân dụng tăng hơn 11 ha từ 133,33 ha lên đến 144,77 ha; Đất công cộng giảm 5 ha từ 8,74 ha xuống còn 3,63 ha; Đất trồng cây xanh giảm gần 3 ha từ 19,69 ha xuống 16,95 ha.
Thuận Phong

Vietracimex dùng loạt lô đất ở khu đô thị hoang để hút nghìn tỷ trái phiếu
Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), đầu tháng 6 vừa qua, Công ty CP Năng lượng Hồng Phong 2 - thành viên của Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đã phát hành 6 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.600 tỷ đồng.
" alt=""/>Đống tiền chôn trong hàng trăm dự án hoang ở Hà Nội