Chia sẻ với VietNamNet, Bùi Khánh Linh cho biết được sự ủng hộ của nhiều người, cô đã cân nhắc kỹ trước khi quyết định tham gia chương trình. Với Bùi Khánh Linh, đây không chỉ là gameshow hẹn hò, mà là "cuộc chơi" để chia sẻ, học hỏi những bạn bè mới trong lĩnh vực giải trí cũng như vượt qua chính mình.
Á hậu cho biết đã mạnh mẽ hơn, có thể ứng biến trước các thử thách: "Tôi trước đây là cô gái rụt rè, ngại bày tỏ quan điểm. Qua chương trình, tôi khám phá thêm những khía cạnh mới trong nghệ thuật giao tiếp, đối ngoại và nắm bắt tâm lý, cảm xúc của người khác".
Bùi Khánh Linh không đặt nặng việc tìm được tình yêu thông qua chương trình. Với cô, việc có thêm một người bạn, một "tri kỷ" cũng là điều đáng quý.
Bùi Khánh Linh khẳng định không làm gì sai trái đến mức ảnh hưởng hình ảnh bản thân hay danh hiệu á hậu. Cô cũng hiểu và tôn trọng sự khác nhau giữa thực tế và bản phát sóng, vì điều này tạo sự kịch tính cho chương trình. Á hậu đã chuẩn bị tâm lý để đón nhận, tiếp thu mọi ý kiến để hoàn thiện bản thân.
Người đẹp 22 tuổi mong khán giả thấy được sự tự nhiên, chân thành và những điều thú vị hơn về mình cũng như các người chơi. Cô đang tích cực tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, dẫn chương trình, trình diễn thời trang để mang tới cái nhìn đa chiều cho khán giả.
![]() | ![]() |
Các người chơi lộ mặt tại tập 1 của "Đảo thiên đường":
Bên cạnh các ý kiến trái chiều, một số người hâm mộ lên tiếng bênh vực Thu Uyên, Khánh Linh khi cho rằng hoa, á hậu cũng là những người bình thường. Tham gia các chương trình hẹn hò giúp cả hai gặp gỡ những người cùng chí hướng. Việc chủ động tìm kiếm tình yêu cũng giúp xóa bỏ định kiến rằng hoa, á hậu chỉ hẹn hò những người thuộc giới thượng lưu.
Phiên bản gốc củaĐảo thiên đườngtại Hàn Quốc - Single inferno(Địa ngục độc thân) cũng có sự tham gia của loạt hoa, á hậu của quốc gia này như Hoa hậu Hàn Quốc 2021 Choi Seo Eun, Á hậu 1 Hoa hậu Hàn Quốc 2022 Yoo Si Eun…
Ảnh: FBNV
Video: BTC
Theo The Guardian, bộ ba du khách, gồm hai anh em người Australia Callum và Jake Robinson cùng người bạn Mỹ Jack Carter Rhoad đã mất tích khi tới bang Baja California, nằm bên bờ Thái Bình Dương để lướt sóng.
Sau đó, thi thể của họ được tìm thấy, cả ba thiệt mạng do bị bắn vào đầu. Giới chức Mexico cho rằng họ bị giết khi chống lại những kẻ muốn ăn trộm lốp ô tô.
Nghi phạm sát hại 3 du khách trên là Jesús Gerardo - biệt danh "El Kekas", đang bị giam giữ. Bạn gái của của đối tượng này cũng bị bắt giữ. Cô này khai trước tòa rằng chính Jesús thừa nhận “đã giết họ” rồi đưa cô xem chiếc xe đã được thay bằng lốp mà hắn cướp được.
Vụ giết người này là một phần trong làn sóng bạo lực đang diễn ra ở Mexico. Vào năm 2023, quốc gia này đã chứng kiến hơn 30.000 vụ giết người trong năm thứ sáu liên tiếp. Hơn 100.000 người cũng đang mất tích. Theo số liệu thống kê cấp quốc gia, bạo lực lại tập trung ở một số bang nhất định.
Falko Ernst, nhà phân tích an ninh của Crisis Group có trụ sở tại Mexico nhận định: “Bang Baja California là một trong số đó. Nhiều vụ giết người đã xảy ở thành phố Tijuana của bang này và hầu hết các vụ việc xảy ra ở các khu vực nghèo.”
Tijuana là thành phố biên giới lớn nhất của Mexico. Tại đây, dòng người, hàng hóa và tiền mặt di chuyển giữa Mexico và Mỹ mỗi ngày rất lớn, vì thế thành phố này trở thành một "miếng mồi" cho thị trường ma túy địa phương và cơ hội rửa tiền.
Các băng đảng tội phạm có tổ chức cũng để mắt đến các khu vực khác của bang, ví dụ cảng biển ở Ensenada - thành phố nơi tìm thấy thi thể các du khách. Cảng này là nơi vận chuyển ma túy và tiền chất ma túy (những chất dùng để tổng hợp ma túy tổng hợp như fentanyl và ma túy đá). Nhiều băng đảng đang tranh đấu để giành quyền kiểm soát địa bàn và hoạt động kinh doanh tại bang Baja California.
Bất chấp nguy hiểm, nhiều du khách vẫn tới bang Baja California vì ở đây có những bãi biển tuyệt đẹp và động vật hoang dã.
Cẩm Tú
Chị M, một phụ huynh, chia sẻ: “Con tôi bỗng dưng được chuyển sang Trường THCS Giảng Võ 2 với giới thiệu định hướng chất lượng cao. Nhưng khi còn chưa được hưởng chất lượng cao, các con lại phải đi học tạm ở nơi khác thì khó chấp nhận”.
Anh C.T, một phụ huynh khác, tâm tư: “Điều tôi lo lắng là sau khi chuyển con sang Trường THCS Giảng Võ 2, nói là định hướng trường chất lượng cao, nhưng nếu phải đi học tạm ở trường khác lân cận, thậm chí không bằng Trường THCS Giảng Võ mới xây, có thực sự là được hưởng chất lượng cao?”.
Một số phụ huynh điều kiện kinh tế khó khăn cũng trăn trở liệu học phí phải đóng sẽ có thể tăng khi con được điều chuyển sang trường THCS Giảng Võ 2 - vốn có lộ trình thành trường chất lượng cao.
Trao đổi với VietNamNetvề các vấn đề này, ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình, cho hay, UBND quận đã có quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2 (lộ trình xây dựng trường chất lượng cao) trên cơ sở tách Trường THCS Giảng Võ.
Sau khi tách, Trường THCS Giảng Võ ở năm học 2024-2025 gồm có 50 lớp, trong đó, có 4 lớp tiếng Pháp (mỗi khối có 1 lớp song ngữ tiếng Pháp) và 46 lớp thường.
Còn Trường THCS Giảng Võ 2 có 27 lớp, trong đó, có 20 lớp điều chuyển sang từ Trường THCS Giảng Võ (gồm 6 lớp 7, 7 lớp 8, 7 lớp 9) và tuyển mới 7 lớp 6.
Về phân tuyến tuyển sinh của 2 trường theo tổ dân số trong phường Giảng Võ, được chia theo tỷ lệ: 2 phần cho Trường THCS Giảng Võ, 1 phần cho Trường THCS Giảng Võ 2.
“UBND quận Ba Đình từng đưa ra cả những phương án cho học sinh Trường THCS Giảng Võ 2 học tạm tại các trường khác lân cận. Bởi năm ngoái, thực tế, các học sinh của Trường THCS Giảng Võ cũng đã học tạm tại các trường lân cận trong khoảng thời gian xây mới lại trường và đã rất ổn định, thuận lợi cho năm trước. Vì thế, UBND quận Ba Đình vẫn đưa thêm phương án này để giữ ổn định. Tuy nhiên, qua nắm bắt, hầu hết phụ huynh chỉ tha thiết phương án được học tạm tại Trường THCS Giảng Võ mới xây xong”, ông Thuận lý giải.
Tất cả học sinh trường THCS Giảng Võ 2 được học tạm tại THCS Giảng Võ
Ông Thuận cho biết, sáng ngày 3/6, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng đã chủ trì một cuộc họp có sự tham dự của hiệu trưởng 2 Trường THCS Giảng Võ và Giảng Võ 2 để thống nhất một số nội dung liên quan.
Qua đó, thống nhất quyết định tất cả học sinh của Trường THCS Giảng Võ 2 sẽ không phải đi học ở các trường khác. Các em sẽ học tại Trường THCS Giảng Võ mới xây. Cụ thể, quận Ba Đình bố trí cho Trường THCS Giảng Võ 2 mượn tạm 14 phòng học của Trường THCS Giảng Võ, đủ để tổ chức một nửa số lớp học buổi sáng, nửa còn lại học buổi chiều. Cùng đó, THCS Giảng Võ 2 được sử dụng đầy đủ các phòng chức năng; được bố trí phòng hội đồng, phòng làm việc của ban giám hiệu và các bộ phận hỗ trợ như văn thư, kế toán, thủ quỹ...
Như vậy, Trường THCS Giảng Võ sẽ phải khai thác số phòng học còn lại. “Nếu thiếu, quận cho phép Trường THCS Giảng Võ bổ sung thêm một số phòng chức năng tạm chuyển thành phòng học, trong giai đoạn Trường THCS Giảng Võ 2 ‘học tạm’ tại đó”, ông Thuận nói.
Ông Thuận cho biết, dự kiến, khoảng tháng 8/2025, trường THCS Giảng Võ 2 sẽ xây dựng xong và cũng là một cơ sở khang trang, đẹp đẽ, thậm chí có phần “nhỉnh” hơn trường THCS Giảng Võ do được đầu tư cao hơn.
Về giáo viên, điều chuyển 41 thầy cô (căn cứ nguyện vọng, năng lực, độ tuổi, theo các bộ môn và cơ cấu định biên tương ứng với 27 lớp) từ Trường THCS Giảng Võ sang Trường THCS Giảng Võ 2. Việc điều chuyển này cũng phải phù hợp với việc cần có 20 lớp gồm 6 lớp 7, 7 lớp 8, 7 lớp 9 chuyển từ THCS Giảng Võ sang và vẫn phải đảm bảo chất lượng giáo dục vừa có toàn diện vừa có mũi nhọn.
“Đặc biệt, do giai đoạn quan trọng là tách trường nên giáo viên chủ nhiệm của 20 lớp (từ THCS Giảng Võ được chuyển sang THCS Giảng Võ 2) này phải được giữ nguyên cho năm học 2024-2025, để phụ huynh và học sinh yên tâm không quá nhiều xáo trộn. Như vậy, học sinh theo học lớp nào vẫn do giáo viên chủ nhiệm lớp đó đảm nhận khi chuyển trường ”, ông Thuận nói.
Học sinh theo học trường THCS Giảng Võ 2 chưa phải đóng mức học phí cao
Ông Thuận cho biết thêm, phụ huynh cũng không cần lo lắng về học phí bởi Trường THCS Giảng Võ 2 đang trên lộ trình xây dựng chứ chưa chính thức thành trường chất lượng cao. Vì vậy các học sinh theo học chưa phải đóng mức học phí cao hơn mọi năm mà vẫn áp dụng mức của trường công lập thường.
Theo đó, những học sinh ở 20 lớp điều chuyển từ Trường THCS Giảng Võ sang và 7 lớp 6 tuyển mới vào Trường THCS Giảng Võ 2 năm học 2024-2025 sẽ vẫn thực hiện theo mô hình trường công lập bình thường, như các trường công khác ở Hà Nội.
“Dự kiến sau 2 năm tách từ Trường THCS Giảng Võ, theo quy định, Trường THCS Giảng Võ 2 sẽ tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận chuẩn quốc gia và đề xuất hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao, thực hiện theo lộ trình ‘cuốn chiếu’ từ những lớp tuyển mới.
Như vậy, những học sinh đang được tuyển ở giai đoạn hiện nay sẽ được học dưới ngôi trường mà cơ sở vật chất chuẩn chất lượng cao, chuẩn quốc gia nhưng học phí lại theo mô hình trường công bình thường. Tức những học sinh mà thời điểm vào lớp 6, Trường THCS Giảng Võ 2 còn là công lập bình thường, đến lớp 9 vẫn được áp dụng theo mô hình trường công.
Chỉ khi nào được UBND TP chấp thuận hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao, những khối học sinh được tuyển mới vào mới phải đóng học phí theo mô hình này”.
Như vậy, theo ông Thuận, nếu theo phương án dự kiến của UBND quận, đến năm 2030, Trường THCS Giảng Võ 2 mới là trường chất lượng cao toàn phần.
Vì vậy, ông Thuận cho rằng, việc học sinh được điều chuyển sang Trường THCS Giảng Võ 2 thời điểm này không có vấn đề gì lớn.
Điều chuyển tại thời điểm này chưa cần thiết Theo phản ánh của phụ huynh tới VietNamNet,cần dừng ngay việc triển khai điều chuyển học sinh các lớp từ trường THCS Giảng Võ sang Trường THCS Giảng Võ 2 do Trường THCS Giảng Võ 2 chưa đủ điều kiện hoạt động giáo dục theo quy định. Việc điều chuyển tại thời điểm này chưa cần thiết vì tất cả các học sinh đều học chung tại Trường THCS Giảng Võ. Việc điều chuyển không đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật về đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; vi phạm quy định về việc chuyển trường. Ngoài ra, phụ huynh cũng kiến nghị chỉ tiến hành việc điều chuyển sau khi việc hoàn thành cơ sở vật chất của Trường THCS Giảng Võ 2. Việc điều chuyển phải đảm bảo công khai, minh bạch, có tiêu chí rõ ràng, có sự tham vấn đối với các phụ huynh có con thuộc đối tượng điều chuyển và theo đúng quy định của pháp luật về chuyển trường. Hoàng Vân |