Bí quyết 'nằm lòng' chăm sóc da quý cô nên biết
Cách làm mặt nạ cà chua giúp da trắng mịn trong mùa đông
Bạn đã biết làm trắng da từ bột café chưa?
Hãy cùng xem năm bước tạo khối cơ bản cho khuôn mặt gồm những bước nào nhé.
Bước 1: Tạo lớp nền
Lớp nền mỏng mịn màng sẽ giúp cho quá trình trang điểm dễ dàng hơn. Với những bạn có khuôn mặt tròn, bạn nên chọn kem nền có tông màu tối hơn da vì chúng sẽ làm gương mặt thon gọn hơn. Tông màu tự nhiên hay tối màu hơn da một tông là sự lựa chọn hoàn hảo nhất với các bạn nữ có khuôn mặt tròn.
Bước 2: Tạo sống mũi
Có hai cách để tạo sống mũi. Bạn hãy dùng kem nền tông tối hơn kem nền bạn dùng cho khuôn mặt để đánh hai bên cánh mũi và dùng phấn hightlight trắng tạo điểm nhấn cho vùng chữ T và dưới cằm để trông khuôn mặt sáng hơn.
Bước 3: Tạo khối vùng má
Khuôn mặt vuông hay khuôn mặt tròn bầu bĩnh sẽ trông kém quyến rũ. Rất đơn giản, bạn chỉ cần dụng phấn tạo khối màu nâu tối hơn một tông so với lớp phấn nền và tán đều từ vùng thái dương xuống má.
Bạn nên hóp má khi tán phấn vì làm vậy sẽ dễ định hình khuôn mặt hơn. Với những bạn có khuôn mặt gầy, không nên tạo khối gì thêm để tránh làm cho khuôn mặt trông có vẻ hốc hác hơn.
Bước 4: Tạo khối vùng mắt
Đôi mắt sâu sẽ làm bạn trông tây và thu hút hơn. Trước khi sử dụng các loại phấn, chì kẻ mắt… để tô điểm thêm cho đôi mắt, bạn hãy lấy cọ nhỏ tán đều phấn nâu từ vùng bầu mắt trên xuống phần hốc mắt ra sát cánh mũi để phần mắt trông sâu hơn.
Phủ phần hightlight lên phần xương chân mày và mí mắt để trông đôi mắt bạn không còn mệt mỏi, rạng rỡ hơn. Những mẹo trang điểm mắt tự nhiên cũng giúp đôi mắt bạn thêm quyến rũ.
Bước 5: Phấn phủ và má hồng
Sau khi đã định hình khuôn mặt bằng phấn tạo khối và hightlight, giờ bạn phủ một lớp phấn phủ tông phù hợp với làn da để gương mặt hoàn hảo hơn. Sauk hi đã hoàn thành mọi thứ, bạn hãy dùng phấn má hồng để đánh xéo trên vùng gò má giúp khuôn mặt trông rạng rỡ hơn.
Cần lưu ý là: Ở mỗi vùng như vùng má, vùng mắt và mũi, bạn không nên đánh lớp nền hay phấn tạo khối quá nhiều, quá dày hoặc nhiều lớp layer màu mắt. Việc làm đó sẽ khiến bạn trông không quyến rũ mà còn hơi “lố”. Hơn nữa, chúng sẽ khiến khuôn mặt bạn không tự nhiên, không mềm mại mà nhìn rất cứng.
Kinh nghiệm là càng đơn giản càng đẹp. Nên dù tạo khối hay make-up thêm gì đi nữa thì bạn cũng không nên lạm dụng quá vào những sản phẩm makeup đó. Bạn càng màu mè thì khuôn mặt bạn càng cứng và thậm chí là nhìn già hơn so với tuổi thật của bạn.
Một số lưu ý thêm với các dạng khuôn mặt khác
Mặt dài
Đánh phấn đậm theo sát đường viền tóc trên trán, blend thật đều tay để phấn hòa cùng với đường viền tóc. Shading ở dưới gò má và theo sát xương hàm. Highlight ở phía trên gò má (phần dưới mắt), sau đó đánh phấn má thấp hơn vị trí đó một chút.
Mặt vuông
Để làm mềm khuôn mặt vuông, bạn cần che dấu các “góc cạnh” của nó. Shading ở hai bên thái dương để giảm độ rộng khuôn mặt. Shading phần xương hàm để “gọt” cho mặt thon hơn. Phấn sáng được highlight trên xương gò má.
Mặt tròn
Khuôn mặt tròn xoe thiếu cá tính sẽ được nhấn phận đậm ở phần xương dưới gò má để tạo góc cạnh. Để xác định vị trí này, bạn cần chụm miệng như khi huýt sáo. Phần lõm vào dưới gò má là nơi cần nhấn phấn đậm. Phấn sáng nhấn ở trên gò mà và cằm để kéo dài khuôn mặt.
Trên đây là năm bước tạo khối cơ bản cho một khuôn mặt mà bạn không nên bỏ qua, hãy tham khảo ngay và thử tạo khối cho khuôn mặt của bạn ngay tại nhà nhé.
Thái Hậu(tổng hợp)
" alt=""/>Điểm qua 5 bước tạo khối cho khuôn mặtHarmonyOS Next được xem là phiên bản “tinh khiết” của Harmony. Khác với các phiên bản trước, nó không còn hỗ trợ các ứng dụng Android. Theo ông Chen, hệ điều hành “hoàn toàn tự chủ và được phát triển độc lập”.
Huawei lần đầu công bố HarmonyOS như một thay thế cho Android tại Trung Quốc vào tháng 8/2019, ba tháng sau khi bị Mỹ thêm vào danh sách cấm vận thương mại, khiến công ty không thể mua được công nghệ xuất xứ Mỹ nếu không có giấy phép.
Ông Chen cho biết, tính đến nay, HarmonyOS đã chạy trên hơn 900 triệu thiết bị với 2,54 triệu nhà phát triển. Huawei dự định đầu tư hơn 7 tỷ NDT (987 triệu USD) để khuyến khích các ứng dụng gốc và dịch vụ kỹ thuật cho HarmonyOS, cũng như xây dựng hệ sinh thái cho hệ điều hành.
Vào tháng 1, Huawei đã giới thiệu HarmonyOS Next cho các nhà phát triển. Chủ tịch bộ phận kinh doanh tiêu dùng Huawei Richard Yu Chengdong tiết lộ hệ điều hành sẽ chính thức có mặt trên Mate 70 – dòng smartphone 5G tiếp theo – vào quý IV.
Ngày càng nhiều nhà phát triển Trung Quốc ủng hộ HarmonyOS Next. Chẳng hạn, “gã khổng lồ” thương mại điện tử JD.com đầu tuần trước tiết lộ ứng dụng di động hỗ trợ HarmonyOS Next sẽ được phát hành vào tháng 9.
Gần đây, HarmonyOS qua mặt Apple iOS trở thành hệ điều hành di động lớn thứ hai Trung Quốc với 17% thị phần trong 3 tháng đầu năm, tăng gấp đôi sự hiện diện so với cùng kỳ năm 2023, theo hãng nghiên cứu Counterpoint.
(Theo SCMP)
" alt=""/>Cuối tháng này, Huawei phát hành hệ điều hành thoát ly hoàn toàn AndroidTác động lớn nhất của quy định dùng tên thật là cá nhân sẽ không còn viết nội dung hay tham gia tranh luận mà không nghĩ đến hậu quả ngoài đời thật. Tuy ẩn danh là một phần của Internet và mang đến những lợi ích nhất định cho cả người nói lẫn người nghe, những ý kiến ẩn danh hoàn toàn có thể gây phương hại đến người khác. Do đó, quản lý nội dung độc hại, thù địch là điều cần làm. Chẳng hạn, người đăng ẩn danh không phải chịu trách nhiệm về lời nói của họ, khiến họ cảm thấy an toàn vì không bị trả thù dù lan truyền thông tin phỉ báng, quấy rối. Ngoài ra, từ góc độ tiếp nhận thông tin, lời nói ẩn danh có thể không có giá trị bằng lời nói của những tài khoản đã được định danh.
Thực tế, chính sách đăng ký tên thật trên mạng nhằm kích hoạt khả năng truy vết hoặc cấm ẩn danh khá phổ biến trên thế giới. Chẳng hạn, năm 2007, Hàn Quốc thi hành luật tên thật, yêu cầu mọi người dùng mạng xác minh danh tính bằng cách nộp mã số đăng ký công dân (RRN) cho ISP. Năm 2011, tại Đức, Bộ trưởng Nội vụ Hans-Peter Friedrich khi ấy ủng hộ chính sách tên thật sau vụ xả súng tại Nauy. Xét tới tác động của ẩn danh với thực thi pháp luật và trật tự xã hội, không ngạc nhiên khi Trung Quốc quyết định mở rộng quy định về Internet vào năm 2012, yêu cầu người dùng Internet thực hiện đăng ký tên thật.
Yêu cầu tên thật để bảo đảm môi trường Internet lành mạnh
Chính phủ Trung Quốc bày tỏ quan tâm đến thiết lập chính sách đăng ký tài khoản Internet bằng tên thật từ năm 2003 khi yêu cầu các phòng cung cấp dịch vụ mạng thu thập thông tin định danh của khách hàng. Mục tiêu là chống lại tội phạm và bảo vệ trẻ vị thành niên. Sau đó, thí điểm đăng ký tên thật triển khai tại một số thành phố lớn.
Tháng 8/2009, các cổng tin tức lớn như Sina, NetEase, Sohu bắt đầu yêu cầu người dùng mới cung cấp tên thật và mã số định danh. Tháng 2/2012, bốn công ty mạng xã hội của nước này - bao gồm Sina, Sohu, NetEase, Tencent – đặt ra thời hạn 16/3/2012 để người dùng xác minh danh tính. Hiện nay, người dùng mọi nền tảng mạng xã hội trong nước đều phải đăng ký tài khoản bằng danh tính thật, bao gồm tên tuổi, số ID do chính phủ cấp, số điện thoại di động. Dù vẫn dùng được biệt danh, họ không thể che giấu danh tính với các công ty hay chính phủ. Những người dùng không đăng ký chỉ có thể xem mà không được phép đăng nội dung.
Theo ông Vương Thần, quan chức từng phụ trách thông tin trực tuyến tại Trung Quốc, Trung Quốc cần tạo ra một hệ thống tên thật để giảm thiểu hoặc loại bỏ ẩn danh trên không gian mạng. Tháng 12/2012, quốc hội thông qua đạo luật có tên Tăng cường bảo vệ thông tin trực tuyến, ra lệnh cho “các nhà cung cấp dịch vụ mạng nên yêu cầu người dùng cung cấp thông tin định danh chính xác khi ký thỏa thuận để cung cấp dịch vụ truy cập website, điện thoại cố định, điện thoại di động hoặc đăng thông tin qua mạng”.
Đạo luật có hai ý nghĩa quan trọng: thứ nhất, đưa chính sách tên thật lên cấp độ luật pháp quốc gia; thứ hai, bao trùm nhiều loại dịch vụ trực tuyến vì hầu hết các doanh nghiệp Internet đều cung cấp dịch vụ “truy cập website” và “đăng thông tin qua mạng”. Do đó, yêu cầu đăng ký bằng tên thật đã trở thành nghĩa vụ pháp lý, không chỉ với nhà cung cấp dịch vụ blog, mạng xã hội mà còn với phần lớn nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến khác. Sau này, chính phủ mở rộng quy định với người dùng ứng dụng nhắn tin tức thời như WeChat. Năm 2015, Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin thi hành yêu cầu đăng ký bằng tên thật. Thuê bao di động phải xác minh căn cước, nếu không sẽ bị đình chỉ số điện thoại.
Từ 1/3/2015, Trung Quốc yêu cầu người dùng blog và phòng chat đăng ký tên thật với nhà mạng và cam kết không tham gia vào hoạt động “phi pháp, không lành mạnh”. Theo Cơ quan quản lý không gian mạng (CAC), quy định này là cần thiết để chống lại “hỗn loạn tên người dùng”. Chẳng hạn, nhiều người dùng đặt tên tài khoản theo tên các lãnh tụ như Tổng thống Nga Putin; quảng bá văn hóa thô tục; lừa đảo bằng cách giả vờ là quan chức nhà nước. Các công ty phải bổ nhiệm nhân sự đánh giá và theo dõi thông tin người dùng để bảo đảm người dùng tuân thủ quy định. Sina từng bị phạt 815.000 USD vì cho phép “nội dung không lành mạnh và đứng đắn” trên các nền tảng của mình, cũng như bị tước hai giấy phép xuất bản Internet và truyền tải trực tuyến các chương trình nghe nhìn.
Theo thời gian, Trung Quốc tiếp tục hoàn thiện các chính sách liên quan tới tên thật. Từ 1/10/2017, các công ty và nhà cung cấp dịch vụ Internet chịu trách nhiệm yêu cầu và xác minh tên thật từ người dùng khi họ đăng ký và phải báo cáo nội dung bất hợp pháp ngay cho nhà chức trách. Tháng 9/2020, nước này triển khai hệ thống xác minh tên thật đối với game thủ nhằm ngăn chặn tình trạng nghiện game ở thanh thiếu niên. Năm 2021, CAC cập nhật quy định, cấm chủ nhân của các tài khoản mạng xã hội bị cấm đăng ký tên tương tự trên nền tảng khác.
Chính phủ Trung Quốc tin rằng quy định đăng ký bằng tên thật có thể bảo đảm Internet lành mạnh hơn và an toàn hơn, bảo vệ lợi ích cộng đồng và trật tự xã hội khỏi nội dung phi pháp như phỉ báng, lừa đảo, khiêu dâm, tin đồn. Ngôn ngữ độc hại, chỉ trích và quấy rối sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.
(Tổng hợp)