Kaspersky vừa cho biết đã phát hiện các tệp mã độc được ngụy trang dưới dạng tài liệu liên quan đến virus Corona - một loại virus đường hô hấp nguy hiểm đang là chủ đề quan tâm hàng đầu của truyền thông toàn cầu (Ảnh minh họa: Internet)
Cụ thể, theo Kaspersky, các tệp mã độc ngụy trang dưới dạng tệp có định dạng pdf, mp4, hoặc docx về virus Corona. Tên của tệp thể hiện nội dung hướng dẫn cách bảo vệ mọi người khỏi virus, cập nhật về các mối nguy hại, và thậm chí là quy trình phát hiện virus – nhưng tất cả thông tin đều không đúng sự thật.
Trên thực tế, các tệp này chứa một loạt các mối đe dọa từ Trojan đến Worm, có khả năng phá hủy, chặn, sửa đổi hoặc sao chép dữ liệu, cũng như can thiệp vào hoạt động của máy tính hoặc mạng máy tính của người dùng.
Anton Ivanov, Nhà phân tích mã độc từ Kaspersky cho biết: “Virus corona là chủ đề đang rất được quan tâm, và do đó trở thành “mồi” cho tội phạm mạng. Cho đến nay, chúng tôi đã phát hiện thấy 10 tệp mã độc có liên quan. Xu hướng hoạt động tấn công này thường diễn ra theo những chủ đề truyền thông lớn. Chúng tôi cho rằng hoạt động này có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Khi mọi người vẫn đang cực kỳ lo lắng cho an toàn sức khỏe của bản thân, thì ngày càng nhiều phần mềm độc hại ẩn dưới dạng tài liệu giả mạo về virus corona vẫn đang lan truyền”.
Kaspersky cho biết thêm, các sản phẩm của Kaspersky đã phát hiện những tệp độc hại liên quan đến virus corona có tên: "Worm.VBS.Dinihou.r"; "Worm.Python.Agent.c"; "UDS:DangerousObject.Multi.Generic"; "Trojan.WinLNK.Agent.gg"; "Trojan.WinLNK.Agent.ew"; "HEUR:Trojan.WinLNK.Agent.gen"; "HEUR:Trojan.PDF.Badur.b".
Tuy nhiên, trao đổi với ICTnews, chuyên gia Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) cho biết, tại Việt Nam hiện VSEC có ghi nhận nhiều nguồn tin giả mạo về Corona nhưng chưa ghi nhận trường hợp bị nhiễm mã độc qua thông tin này, VSEC sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật tình hình sớm nhất.
Chuyên gia VSEC cũng lưu ý thêm, hiện tượng lợi dụng các nội dung, thông tin nhạy cảm để phát tán mã độc đã, đang diễn ra hàng ngày không chỉ riêng các thông tin về virus Corona mà còn nhiều thông tin khác. Nếu người dùng không cẩn thận khi click, mở các file chứa mã độc, người dùng có thể bị mất các thông tin cá nhân, ngoài ra các hacker có thể lợi dụng tài khoản lấy được của người dùng để lan truyền tin tức giả, phát tán mã độc.
" alt=""/>Phát hiện các tệp cài mã độc được ngụy trang dưới dạng tài liệu liên quan đến virus CoronaĐường phố vắng hoe tại tỉnh Ân Thi, nằm phía tây tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Jane Zhang
Là phóng viên chuyên đưa tin về ngành công nghệ thay đổi chóng mặt và đổi mới, chưa bao giờ tôi nghĩ có thể nếm trải cuộc sống về hưu ở tuổi 20.
Dậy sớm, tự nấu ăn, đọc sách, xem tivi trước khi đi ngủ - đây là cuộc sống của tôi trong 10 ngày qua tại Hồ Bắc, tâm dịch viêm phổi Vũ Hán.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi từ Hồng Kông về quê nhà Ân Thi, gần biên giới Hồ Bắc với Trùng Khánh để ăn Tết, tôi cùng hàng triệu người khác bị mắc kẹt sau khi nhà chức trách ra lệnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để chống dịch bệnh lây lan. Bây giờ, mọi sân bay, nhà ga, đường cao tốc, thậm chí đường làng cũng bị đóng hoặc chặn.
![]() |
Một con đường bị chặn tại Ân Thi. Ảnh: Jane Zhang |
Tết Nguyên đán thường là thời gian giải trí trực tuyến nhường chỗ cho các hoạt động như karaoke, chơi bài, mạt chược với bạn bè, người thân. Tuy nhiên, năm nay, các hoạt động tập thể đã bị hủy bỏ để tránh truyền nhiễm virus.
Sự cô lập này khiến mọi người tìm tới công nghệ - cả mới và cũ – để giết thời gian và liên lạc với người khác. Cha mẹ tôi, người gần đây quen với đọc tin tức trên điện thoại qua ứng dụng Jinri Toutiao của Bytedance, quay lại xem tivi giữa biển tin giả mạo và tin đồn về virus corona trên mạng.
Cả gia đình giờ đây quây quần bên chiếc tivi lúc 7 giờ tối hàng ngày để xem Xinwen Lianbo, chương trình tin tức hàng ngày của đài quốc gia CCTV, được chiếu đồng thời trên tất cả đài truyền hình địa phương. Nhiều đài truyền hình Trung Quốc khác cũng sản xuất các chương trình đặc biệt về cuộc khủng hoảng sức khỏe.
Dù không phải “fan” của game, tôi quay lại chơi Candy Crush, game di động phổ biến vài năm trước, khoảng 1 tới 2 giờ mỗi ngày. Tôi cũng chơi Werewolf cùng với những người khác đang mắc kẹt trong nhà.
" alt=""/>Cuộc sống của một phóng viên công nghệ “mắc kẹt” tại tâm dịch viêm phổi Vũ Hán