Làng trong phố tập 4: Hiếu mới lên thành phố đã gặp chuyện
2025-05-05 00:03:17 Nguồn:NEWS Tác Giả:Giải trí View:316lượt xem
Trong Làng trong phốtập 4 lên sóng tối nay,àngtrongphốtậpHiếumớilênthànhphốđãgặpchuyệtin thê thao 3/8, sau khi thống nhất với Hoài (Trần Vân), Hiếu (Duy Hưng) xếp đồ lên thành phố. Trước khi đi, Hiếu được công an xã Đông (Đức Hiếu) dặn dò.
"Anh là người tốt, chịu khó, phải cái nóng tính nên làm gì cũng phải suy nghĩ kỹ. Người ta hơn nhau ở bản lĩnh, phải kiểm soát bản năng lại, tránh rắc rối thì mới phát triển được anh Hiếu ạ", Đông dặn dò Hiếu.
Ở một diễn biến khác, Hiếu bịn rịn ôm Mến (Doãn Quốc Đam) chia tay. "Nhà cửa để đấy tao trông cho. Xóm này cháy hết thì tao sẽ cứu nhà mày trước", Mến xúc động chia tay Hiếu.
"Anh giữ gìn sức khỏe nhé. Em đi đợt này lâu đấy, về được em sẽ về với anh", Hiếu ôm Mến nói.
Cũng trong tập này, sau khi lên thành phố, Hoài dặn Hiếu không nên can thiệp vào việc của người khác. Tuy nhiên, vừa đặt chân lên chỗ trọ, Hiếu đã gặp một đôi nam nữ cãi nhau giữa đường. Người phụ nữ chạy tới cầu cứu Hiếu.
"Anh ơi, anh cứu em với. Thằng này vũ phu lắm, em mà về với nó, nó đánh em chết", người phụ nữ lạ mặt nói.
Liệu Hiếu có gây rắc rối khi mới lên thành phố? Diễn biến chi tiết tập 4 phim Làng trong phố sẽ lên sóng tối nay, 3/8, trên VTV1.
'Làng trong phố' tập 3: Hiếu bỏ quê lên phốTrong 'Làng trong phố' tập 3, không muốn sống cảnh vợ chồng xa nhau, Hiếu bàn với vợ và quyết định lên thành phố kiếm sống.
Minh Phụng, Lệ Thuỷ cũng như phần nhiều danh ca cải lương thường có xuất thân nghèo khó. Song trong cái khổ, hai giọng cải lương lại sớm bộc lộ khả năng trời phú. Từ nhỏ, Minh Phụng đã mê đàn ca tài tử. Mỗi ngày đi bán bánh, hễ thấy có tụ họp ca hát là ông đứng lại nghe. Những tuồng, bản vọng cổ trên đài phát thanh ông đều say sưa học thuộc. Còn Lệ Thuỷ nhà đông em. Năm 9 – 10 tuổi, bà hay bồng em ra mé cầu Cống, chỗ có tiệm sửa radio thường mở loa cho cả xóm nghe vọng cổ. Bà nghe bài nào là thuộc bài nấy, nghe chán chê thì về nằm võng trước nhà ca lại ru em.
Cả hai nhanh chóng trở thành cặp đào – kép đẹp đôi, ăn ý nổi tiếng.
Từ đam mê, cả hai sớm đi vào con đường nghệ thuật. Học xong lớp đệ nhị (lớp 11 ngày nay), Minh Phụng vẫn đi bán hàng để kiếm thu nhập. Nhiều bận bán ế, người ta biết ông hát hay bèn nói: “Mày hát đi, hát rồi tụi tao mua cho”. Thế là nhờ mê hát mà ông bán được thêm nhiều. Từ những lần góp mặt hát hò, Minh Phụng mới được soạn giả Hương Huyền giới thiệu vào đoàn Tân Đô – lúc bấy giờ đang tập tuồng tại sân khấu đình Điều Hòa. Năm 1962, ông lần đầu tiên được diễn, vai một ông sư trong tuồng Bến tang thương, hát tại rạp Viễn Trường, Mỹ Tho.
Trái lại, Lệ Thuỷ sau khi học hết tiểu học thì không được học tiếp vì không có giấy khai sinh. Song nhờ vậy, bà có cơ hội tiếp cận cải lương một cách bài bản. Trong một lần hát ru em, có người đi ngang qua nghe thấy, liền mời bà vào ban văn nghệ. Từ đó, Lệ Thuỷ bắt đầu theo thầy học nghệ. Rành ca vọng cổ, bà lại tiếp tục học chơi đàn kìm.
May mắn thay, ít lâu sau Lệ Thuỷ được nhận làm đào con cho đoàn Trâm Vàng. Đoàn thì thường xuyên lưu diễn mà mỗi lần đi, bà phải ngồi dưới sàn xe, tối ngủ tại sân khấu, vừa tủi vừa nhớ nhà. Phải đến lúc được hãng Asia mời thu bài Nấu bánh đêm xuân chung với nghệ sĩ Hữu Phước, Lệ Thuỷ mới được nhìn nhận như một cô đào, sự nghiệp bắt đầu ‘lên hương’.
Thành công nhất của Minh Phụng – Lệ Thuỷ phải kể đến những vở kiếm hiệp kỳ tình trên sân khấu Kim Chung.
15 làm đào chánh, đến năm 16, tiếng hát Lệ Thuỷ qua đĩa nhựa đã nườm nượp xuất hiện ở thị trường, ào ạt trôi về tận miền quê xa xôi hẻo lánh. Khoảng năm 70, bà gặp Minh Phụng ở đoàn Kim Chung 5 - khi ấy cũng đã có tiếng, được giao nhiều vai chánh, hát cùng toàn đào ngoại hạng như Út Bạch Lan, Mỹ Châu, Diệu Hiền… Thế nhưng, phải đến khi Lệ Thuỷ - Minh Phụng sóng đôi mới tạo nên hiện tượng trong giới cải lương miền Nam bấy giờ.
Loạt vở Xin một lần yêu nhau, Kiếp nào có yêu nhau, Đêm lạnh chùa hoang… của cả hai đã tạo nên sức hút lớn đến nỗi báo giới Sài Gòn khi ấy phải gọi họ là “cặp bão biển đang dâng cao”. Đêm nào đoàn có cặp ‘Bão biển’ diễn là khán giả xem đông nghìn nghịt. Đĩa nào ra cũng bán chạy, tuồng nào ra cũng thắng lớn. Khu vực phía Nam bỗng chốc bị xáo động bởi cặp đôi tài danh này. Nhiều nữ sinh cúp học, nghỉ học để đi nghe thần tượng hát. Theo đó, hàng loạt câu chuyện bên lề bắt đầu được thêu dệt về “Hoàng tử sân khấu”, về cặp “Bão biển”, “Tiên đồng – Ngọc nữ” hot nhất lúc bấy giờ.
Minh Phụng – Lệ Thuỷ khi về già.
Thời gian trôi đi, kể từ năm 2000, sức khỏe Minh Phụng giảm sút nghiêm trọng do biến chứng của tiểu đường gây ra. Năm đó, ông cùng Lệ Thuỷ lưu diễn ở miền Trung cho đoàn Trần Hữu Trang 2. Vợ ông (nghệ sĩ Kiều Tiên) bận chuyện nhà nên không đi theo được. Đi giữa đường thì Minh Phụng đột ngột ngất xỉu. Lệ Thuỷ hoảng hồn đổ hai chai dầu xanh Thái ra tay rồi cạo gió, mát-xa cho ông. May sao một lúc thì ông tỉnh lại.
Cuối năm 2003, Minh Phụng bị hôn mê sâu gần hai tháng, tình trạng sức khỏe khi ấy rất xấu, các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy đề nghị mổ tim dù xác suất thành công chỉ 50%. Còn nước còn tát, Lệ Thủy ra sức động viên gia đình Minh Phụng đồng ý để bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Đến ngày mổ, bà cùng Thanh Tuấn đẩy xe đưa Minh Phụng lên bàn mổ. Cuối cùng, ca mổ thành công, ông thoát chết nhưng những biến chứng, tổn thương của bệnh hiểm nghèo vẫn hành hạ ông nhiều năm sau cho đến khi mất.
Những ngày cuối đời, Lệ Thuỷ thường xuyên có mặt bên giường bệnh để an ủi, động viên ông. Mười ngày trước khi mất, Minh Phụng vẫn còn tỉnh táo, thậm chí hăng hái bàn với Lệ Thuỷ đến Tết sẽ diễn nguyên tuồng Xin một lần yêu nhau– vở thành công nhất trong sự nghiệp của cặp ‘Bão biển’ lừng lẫy một thời.
Gia đình nghệ sĩ Minh Phụng thời trẻ.
Ca sĩ Y Phụng và em trai trong ngày cha mất.
Song ước nguyện ấy mãi mãi không thành hiện thực. 29/11/2008, Minh Phụng qua đời sau thời gian dài vật lộn với bạo bệnh. Điều khiến Lệ Thuỷ day dứt khôn nguôi chính là ngày ông qua đời, bà trót hợp đồng diễn ở hải ngoại từ trước, thành ra không giành trọn vẹn thời gian tiễn đưa bạn diễn về nơi an nghỉ. Lúc Minh Phụng trút hơi thở cuối cùng, nghệ sĩ Kiều Tiên khóc thảm thiết nhưng vẫn nhờ Lệ Thuỷ ‘làm mặt’ cho chồng. Bà lấy tóc giả đội cho Minh Phụng, thoa son phủ phấn lên thi hài rồi dỗ dành: “Rồi nè, đẹp rồi nè, ra đi tươi tắn nghe anh!”. Nói xong, Lệ Thuỷ thẫn thờ nhìn linh cữu ông cho đến lúc người nhà giục bà ra sân bay cho kịp chuyến bay.
Minh Phụng mất nhưng huyền thoại thì sống mãi, mỗi người kể lại thêu dệt thêm mỗi khác nhau. Giỗ ông năm nào cũng đông đủ đồng nghiệp đến viếng, nhất là không khi nào vắng mặt nửa mảnh ‘Bão biển’ Lệ Thuỷ dù giờ đây tuổi bà cũng đã cao. Dĩ nhiên, dù không còn dịp đứng chung sân khấu nhưng tiếng hát của Minh Phụng – Lệ Thuỷ vẫn vang lên đâu đó mỗi ngày, từ những thôn xóm, nhà dân, từ trong tim của người hâm mộ. Vì khán giả không thể quên đi cặp đôi tài danh minh chứng cho thời vàng son của nghệ thuật cải lương một thuở.
Gia Bảo
" alt=""/>Ước nguyện không thành của Minh Phụng dành cho Lệ Thuỷ
Tay kéo chiếc xe ván trượt tự chế đựng hành lý, Hân đi xuyên Việt.
‘Mình muốn thực hiện chuyến đi để không bỏ quên tuổi trẻ và lưu lại kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ. Mình phải thực hiện ngay vì sợ rằng sau nay lớn tuổi có thể dư về thời gian, nhưng chưa chắc đã có sức khỏe để thực hiện", Hân nói.
Cô gái 23 tuổi đã nhận rất nhiều 'gạch đá' khi đăng thông tin kêu gọi tài trợ cho chuyến đi của mình, nhưng cuối cùng Hân cũng được một công ty tài trợ một khoản tiền nhất định.
Hân đi giữa trời mưa.
Để chuẩn bị thể lực cho hành trình này, Hân đề ra kế hoạch mỗi ngày chạy bộ 15km, hoặc đi bộ 60-65km. Cô gái bé nhỏ bắt đầu chuyến đi vào 8/3.
Vì điểm xuất phát bắt đầu từ Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang, Hân phải đi xe khách từ TP.HCM ra để bắt đầu cuộc hành trình. Hành lý cô mang theo chỉ vỏn vẹn 2 kg, với ba bộ đồ (hai bộ đi đường, một bộ đồ ngủ), chiếc máy sấy tóc, xà bông, sữa rửa mặt.
Cô gái quê Trà Vinh cho biết, hai ngày đầu là thời gian kinh hoàng nhất, vì đường Hà Giang chủ yếu là núi, dốc, cơ thể Hân lại chưa kịp thích nghi nên bị căng cơ, nhức mỏi. ‘Tôi đặt mục tiêu, một ngày đi từ 50-60km nhưng ở Hà Giang, tôi chỉ đi được hơn 30 km vì phải leo núi đến 13km’, Hân nhớ lại.
Cô gái sinh năm 1997 check in những cảnh đẹp ở nơi mình đặt chân đến.
Thành công bước đầu của chuyến đi là Hân đặt chân tới Hà Nội sau nhiều ngày vượt qua cung đường khó khăn của Hà Giang. "Đến Hà Nội, tôi gọi ngay cho mẹ báo tin vì quá vui", cô chia sẻ.
Hân hào hứng kể về những vùng đất cô đã đi qua dù bước chân mệt nhoài nhưng trong lòng đầy hứng khởi.
Đi qua mỗi địa phương, Hân dùng chiếc điện thoại chụp hình, quay video rồi dựng thành video hoàn chỉnh đăng lên trang cá nhân giới thiệu với mọi người.
Suốt 51 ngày đi bộ, qua 28 tỉnh, thành phố, ngoài được ngắm cảnh đẹp, Hân cũng nhận được nhiều giúp đỡ của bạn bè, người dân địa phương, các phượt thủ khác.
Với hai bộ đồ đi đường, 1 bộ đồ ngủ, Hân đi bộ suốt 51 ngày, với 2.458 km.
Ngày 24 của cuộc hành trình, cô đến Huế vào giữa trưa. Trời hôm đó nắng 38 độ C. Nhìn thấy cô gái đội mũ lưỡi trai, tay kéo chiếc xe bằng gỗ đựng hành lý, nhiều người nghĩ, Hân là kẻ lang thang, hoặc có vấn đề về tâm lý.
‘Lúc đó, dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, các quán ăn, quán nước ở Huế đều đóng cửa. Phải đi giữa trưa nên tôi rất mệt. Ở xe đã có bánh mỳ, nhưng tôi muốn ăn món gì đó có nước.
Đi qua quán tạp hóa, tôi rẽ vào mua nước uống và hỏi có món gì ăn được không. Chú chủ quán gợi ý tôi nên ăn mỳ ly. Vì vậy tôi đã mua một ly mì, xin nước sôi đổ vào rồi ngồi ăn ngon lành. Chú của quán nhìn thấy tôi vã mồ hôi giữa trưa thấy thương còn hỏi tôi có ăn cơm không để chú dọn cho ăn'.
Hân chụp hình kỷ niệm khi đi trên đường quốc lộ.
Lúc đó tôi tự hỏi sao những người xa lạ lại tốt với mình đến vậy. Sau khi ăn mỳ và uống nước, nghỉ ngơi xong, tôi trả tiền thì họ nhất định không nhận.
4h chiều ngày thứ 28, Hân đến đỉnh đèo Lo Xo - đèo nối giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum.
Con đèo này có chiều dài 37 km. Để đến thị trấn có nhà nghỉ cách chân đèo 1km phải đi hơn 17 km đường đèo. Đoạn đường này, Hân tìm hiểu và biết được rất nguy hiểm, có thể gặp cướp và chuyện không hay xảy ra.
‘Trời đã tối, tôi tính vào nhà dân xin ở. Hầu hết người dân ở đây rất khổ, nhà nhỏ, cả gia đình dường như có một chỗ ngủ, nhà tắm không có. Tôi nghĩ, nếu mình vào xin ở thì tối ngủ ở đâu, tắm thế nào. Tôi quyết định đi tiếp dù rất mệt, hai chân như rã rời’, Hân nhớ lại.
Anh Tuấn, người đã theo sát Hân ở đoạn đường nguy hiểm ở đèo Lò Xo.
Thấy Hân đi bộ trên quốc lộ lúc trời đang tối, các bác tài xế tấp vào hỏi, ngỏ ý chở giúp nhưng cô từ chối vì sợ gặp người xấu. Bên cạnh đó, Hân cũng có cam kết với công ty tài trợ là không được đi nhờ xe trong suốt hành trình. Tới chân đèo cô gặp người đàn ông mà linh cảm cho Hân thấy anh là người tốt nên chấp nhận để anh chạy xe chậm bên cạnh, còn cô vẫn đi bộ.
Hành trình dài hơn 2.000 km, Hân cũng gặp không ít phiền toái dọc đường, 2 lần cô đã bị kẻ xấu có ý định sàm sỡ khi đi qua địa phận tỉnh Hà Tĩnh. 'Khi tôi đi đến khúc cua, một người đàn ông chạy xe máy áp sát. Lần thứ hai, một người đàn ông khác cũng có ý định, việc làm tương tự. Tuy nhiên, khi người ta có ý định giở trò, tôi tránh được và giả vờ vào nhà người dân ở gần để 'cắt đuôi', cô nói.
Hân chụp hình kỷ niệm khi về đến đất mũi Cà Mau.
9x cho biết, để thực hiện được chuyến đi cô phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng khi kết thúc nó, cô lại thấy thoải mái.
'Mục đích của chuyến đi với mình là để tìm lời giải cho câu hỏi 'Có hay không giới hạn của con người?'. Bây giờ mình đã có câu trả lời rồi. Theo mình, giới hạn nằm ở tư tưởng, suy nghĩ, chứ chưa hẳn phụ thuộc vào sức lực. Hãy xóa bỏ giới hạn bản thân để sống một cuộc đời mình mong muốn, dám mơ ước khi chúng ta còn tuổi trẻ, cô gái 23 tuổi đã nói về cuộc hành trình của mình đầy hạnh phúc như vậy.
Chuyện tình như cổ tích của chàng trai liệt 2 chân và cô gái quen qua mạng
Bị liệt đôi chân do gặp tai nạn khi mới 21 tuổi, Nguyễn Văn Mạnh nghĩ tương lai đã khép lại, không dám mơ đến chuyện yêu ai cho đến khi vợ anh bước vào cuộc đời.
" alt=""/>Cô gái đi bộ xuyên Việt tìm câu trả lời: 'Giới hạn của con người đến đâu'?