(Ảnh minh họa)
Đầu tiên là câu chuyện một người mẹ đến quán nettìm con mình, vừa đánh con vừa la làng đã khiến cho chủ quán net vừa đau vừa buồn “Đau vì nhìn em bé bị đánh, mình cảm giác là mình bị đánh. Và buồn vì sao cái nghề này, tất cả phụ huynh đều nhìn mình với ánh mắt hình viên đạn”.
Không chỉ như vậy, mấy thành phần muốn chơi game, muốn nạp thẻ nhưng lại không muốn trả tiền cũng phần nào khiến nghề kinh doanh của chủ quán net thêm khó khăn hơn.
“Làm net có nhiều chuyện bức xúc lắm cơ. Kể hoài cũng không hết luôn. Có những em học sinh, những người khách rất dễ thương. Họ vô chơi là ngồi im ru, chơi mấy tiếng đồng hồ rồi đứng lên im ru đi về, y như lúc họ đến, bấm bàn phím cũng không nghe một tiếng động.Thấy dễ mến vô cùng. Ước gì chỉ gặp những người khách lịch sự như thế. Nhưng cuộc đời không như là mơ phải không.
Chiều hôm qua có một phụ huynh đến quán nhà mình tìm con. Thằng bé học lớp 7 hay lớp 8 gì đó. Vừa bước vào quán thấy con chơi thì gào rú lên, nắm đầu bóp cổ thằng bé, vừa đánh vừa la làng, những câu gì thì chắc các bạn cũng từng được nghe rồi nhỉ. Lúc đó phòng máy mình đông người lắm, mình thì đang ngồi ở máy chủ, muốn đứng dậy can ra, mà thôi, kệ luôn, nhưng mình đau lắm, vừa đau vừa buồn các bạn ạ. Đau vì nhìn em bé bị đánh, mình cảm giác là mình bị đánh. Và buồn vì tại sao cái nghề này, tất cả phụ huynh đều nhìn mình với ánh mắt hình viên đạn.
" alt=""/>Muôn chuyện đời thường bức xúc mà hầu như chủ quán net nào cũng gặpHôm nay, ngày 21/9/2017, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số (CKS) và dịch vụ chứng thực CKS.
Nhấn mạnh sự cần xây dựng và ban hành Nghị định thay thế Nghị định 26/2007/NĐ-CP (NĐ 26), bà Phùng Thị Anh, đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) - Bộ TT&TT cho biết, ra đời cách đây 10 năm, trong bối cảnh dịch vụ chứng thực CKS tại Việt Nam chưa hình thành, NĐ 26 được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là Hàn Quốc. Quá trình triển khai, NĐ 26 đã hai lần được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2011 và 2013.
“Qua 2 lần sửa đổi, thực tiễn triển khai NĐ 26 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Vì thế, việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế NĐ 26 là cần thiết để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực CKS, góp phần đẩy mạnh ứng dụng CKS trong các hoạt động kinh tế xã hội và trong cơ quan nhà nước, đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử”, bà Anh cho hay.
Đề cập về những nội dung được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Nghị định mới so với NĐ 26 và các Nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ 26, theo đại diện NEAC, bên cạnh việc sửa đổi quy định về điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực CKS công cộng (Điều 13), dự thảo Nghị định mới cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về hồ sơ, thủ tục cấp phép (Điều 14, 15, 16); tạm đình chỉ và thu hồi giấy phép (Điều 17, 18); dịch vụ cấp dấu thời gian (Điều 30); quy chế chứng thực của CA công cộng (Điều 31); nghĩa vụ của CA công cộng…
Đơn cử như, về hồ sơ, thủ tục cấp phép, trong dự thảo Nghị định mới, quy định về hồ sơ được tổ hợp lại theo hướng liệt kê các văn bản chứng minh đúng và đủ điều kiện cấp phép tại Điều 12; bỏ quy định về Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Cùng với việc bỏ quy định đối với thủ tục gia hạn giấy phép, dự thảo Nghị định thay thế NĐ 26 cũng quy định giảm thời gian xử lý với thủ tục thay đổi nội dung giấy phép, cấp lại giấy phép từ 60 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc đối với trường hợp thay đổi nội dung giấy phép, 7 ngày với trường hợp xin cấp lại giấy phép.
Đồng thời, dự thảo Nghị định mới cũng bổ sung thêm trường hợp bị tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép khi không thực hiện nghĩa vụ thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số; bổ sung quy định về giải quyết sau khi CA công cộng bị tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép…
![]() |