
TIN BÀI KHÁC:
Rắc rối tên luật sư bào chữa cho Nguyễn Ái Quốc
Đánh bạn bất tỉnh, nữ sinh hả hê
Trò chuyện với con gái nhỏ, hơn 300.000 người thích
Bản kiểm điểm khiến phụ huynh bàng hoàng
Chia sẻ tại Tọa đàm Phòng chống tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền do CLB Nhà báo CNTT tổ chức chiều 5/4, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật Công ty cổ phần Công nghệ An ninh mạng Quốc gia (NCS) - Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia cho hay, mọi người hình dung đầu tư cho an ninh mạng tốn kém nhưng không phải như vậy.
Theo công thức chung của thế giới, đầu tư cho an ninh mạng thường chiếm khoảng 10% chi phí đầu tư cho hệ thống thông tin. Đây không phải con số lớn.
“Mức đầu tư cho an ninh mạng hiện nay lý tưởng là 10%, tốt là 20%, tuy nhiên, ở Việt Nam chưa làm được như vậy, hiện chỉ ở mức dưới 5%”, ông Vũ Ngọc Sơn nói.
Trên cổng đấu thầu quốc gia, tổng mức đầu tư cho dịch vụ giám sát an ninh mạng là 56 tỷ đồng. Một gói thầu khác về thiết bị tường lửa là 50 tỷ đồng. Một dự án tường lửa nhưng lại có chi phí bằng tổng các dự án giám sát an ninh mạng của tất cả các cơ quan, tổ chức đấu thầu trên cổng dịch vụ công quốc gia. Theo chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, điều này cho thấy sự chênh lệch lớn trong việc đầu tư các hệ thống an toàn thông tin.
Bên cạnh đó, ông Sơn cũng cho rằng, điều cần làm là phải đầu tư đúng chứ không phải đầu tư bao nhiêu tiền. Các cơ quan, tổ chức Việt Nam thường đầu tư 80% chi phí vào việc ngăn chặn, tuy nhiên, chỉ dành 15% nguồn vốn cho giám sát theo dõi và 5% cho phản ứng. Tư duy mới hiện nay là phải đầu tư đều cho việc ngăn chặn, theo dõi và phản ứng, theo kiểu kiềng 3 chân.
Theo Trung tá Lê Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng quốc gia (Cục A05, Bộ Công an), báo cáo của Gartner cho thấy, chi phí cho an toàn thông tin thường chiếm khoảng 10-15% ngân sách đầu tư cho CNTT và hiện đã tăng lên.
Bộ TT&TT đã có hướng dẫn tương đối cụ thể về vấn đề này, với việc bảo đảm an toàn thông tin tùy theo cấp độ. Trong đó, backup (sao lưu dữ liệu) là một trong các tiêu chí. Tuy nhiên, Trung tá Lê Xuân Thủy cho rằng, các tổ chức, doanh nghiệp không thể dựa vào hệ thống backup để sống sót, đặc biệt trong trường hợp bị tấn công leo thang, cần mất thời gian để khôi phục.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Cường - Phó Tổng giám đốc CMC Cyber Security cho hay, việc đầu tư vào các hệ thống an toàn thông tin cần căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp và mức độ quan trọng của dữ liệu mà họ đang triển khai đến đâu.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với dữ liệu không quá quan trọng, hệ thống giám sát cho những đơn vị này khá đơn giản. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ cần sử dụng dịch vụ cloud của các doanh nghiệp giám sát an ninh mạng với chi phí rất thấp.
Tuy vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, đầu tư vào các hệ thống an toàn thông tin không đồng nghĩa với việc sẽ không bị tấn công. Các hệ thống giám sát chỉ giúp phát hiện chứ không thể ngăn chặn sự cố, điều này phụ thuộc vào các giải pháp an ninh mạng mà tổ chức, doanh nghiệp đã đầu tư.
Một điểm cần lưu tâm là cách ứng xử của đơn vị chủ quản. Nhận thức của người đứng đầu rất quan trọng bởi đó là người ký hợp đồng, quyết định đầu tư. Nếu không có nhận thức đầy đủ thì việc đầu tư dễ bị lệch hướng, bỏ tiền ra nhưng hệ thống vẫn có lỗ hổng. Hơn nữa, nếu nhận được cảnh báo từ đơn vị giám sát, nhưng cơ quan chủ quản không làm theo thì hệ thống vẫn có thể bị tấn công.
Diễn ra trong 4,5 ngày, khóa đào tạo về an toàn thông tin trên môi trường số dành cho các cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Giao thông Vận tải được Bộ này phối hợp cùng Viện CNTT&TT (Đại học Bách khoa Hà Nội) tổ chức.
Khóa đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường số cho cán bộ công chức, viên chức của các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải như: Văn phòng Bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam…
Khóa đào tạo được tài trợ bởi chương trình hợp tác giữa Viện CNTT&TT - Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty DuDu IT trong khuôn khổ chương trình KOICA IBS của Chính phủ Hàn Quốc.
Phát biểu tại lễ khai giảng khóa đào tạo, ông Lê Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh, trong những năm tới đây, chuyển đối số là quá trình tất yếu mà mọi quốc gia trên thế giới đều hướng tới và bắt buộc thực hiện.
“Tại Việt Nam, năm 2020 được coi là năm Chuyển đổi số quốc gia với việc triển khai mạnh mẽ các hạ tầng, nền tảng, sản phẩm, dịch vụ CNTT áp dụng công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật… Việc mở rộng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số cũng đặt ra nhiều thách thức, nhất là vấn đề an toàn, an ninh trên không gian mạng”, ông Tùng nói.
Theo chương trình đào tạo, trong thời gian 4 ngày từ 11/1 – 14/1/2021, 40 cán bộ, công chức, viên chức của ngành Giao thông Vận tải sẽ được các giảng viên của Viện CNTT&TT, Đại học Bách khoa Hà Nội giúp trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản về đảm bảo an toàn thông tin mạng, với 5 chuyên đề: Tổng quan an toàn an ninh thông tin; Mã độc; Bảo vệ an toàn bí mật và toàn vẹn dữ liệu; Bảo vệ tài khoản cá nhân; và An toàn mạng.
Sau khi hoàn thành các chuyên đề trong nội dung đào tạo, các học viên sẽ thực hiện bài kiểm tra để đánh giá kiến thức, kỹ năng đã tiếp thu được.
Đề án “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6/1/2021 đã xác định rõ, một mục tiêu quan trọng là đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước.Theo báo cáo trên chuyên trang An toàn thông tin (ATTT) của Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu Tài nguyên & Môi trường (Bộ TN&MT), trong tháng 12 vừa qua, Bộ TN&MT đã ghi nhận 155.620 lượt dò tìm mật khẩu từ nước ngoài vào hệ thống mail nội bộ, tăng 4,7% so với tháng 11.
Trong đó, các dịch vụ mail bị tấn công nhiều nhất là SMTP (chiếm 79,9%), theo sau là IMAP (18,4%) và OWA (1,8%).
Đặc biệt, trong tháng 12, ghi nhận từ hệ thống giám sát có hai tài khoản bên ngoài thực hiện gửi thư lừa đảo tới người dùng thư điện tử của Bộ TN&MT.
Không có báo cáo về tổng số cuộc tấn công mạng được ghi nhận và ngăn chặn, nhưng dữ liệu từ Cục CNTT và Dữ liệu TN&MT cho thấy số lượng thiết bị nhiễm mã độc đã được xử lý và ngăn chặn trong tháng 12 là 285 thiết bị, tăng 33,1% so với tháng 11.
Trước tình hình này, Cục CNTT và Dữ liệu TN&MT tiếp tục khuyến nghị các đơn vị tăng cường triển khai quy định pháp luật về an toàn thông tin, trong đó hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch hồ sơ đề xuất cấp độ cho các hệ thống thông tin đang vận hành, rà soát tổng thể hệ thống thông tin đang vận hành, xây dựng kế hoạch và triển khai đánh giá an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, cử người tham gia đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin của Bộ TN&MT.
Đặc biệt với loại hình thư điện tử, Cục đề nghị người sử dụng thư điện tử khi nhận được thư dấu hiệu bất thường cần kiểm tra lại thông tin người gửi (tuyệt đối không nhấn và mở các file đính kèm, các liên kết, cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu,…). Người sử dụng nên đổi mật khẩu thường xuyên và đảm bảo độ khó của mật khẩu theo quy định.
Phương Nguyễn
Thống kê của Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu Tài nguyên Môi trường cho thấy tháng 11 ghi nhận 378.088 cuộc tấn công mạng vào Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT), tăng 7,8% so với tháng 10.
" alt=""/>Số cuộc tấn công mạng vào Bộ TNMT tiếp tục tăng trong tháng 12