
1. Khu đất số 2 – 4 – 6 Hai Bà Trưng
 |
Khu đất 4 mặt tiền giáp đường Hai Bà Trưng, Đông Du, Thi Sách và Công Trường Mê Linh hiện đang bị bỏ hoang |
 |
Từ sở hữu nhà nước, hiện khu đất này đã vào tay tư nhân |
Có diện tích hơn 6.000m2, khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1 từng thuộc về Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Đây được xem là khu đất “kim cương” hiếm hoi còn sót lại nằm giữa trung tâm TP.HCM khi 4 mặt tiền giáp đường Hai Bà Trưng, Đông Du, Thi Sách và Công Trường Mê Linh.
Sau khi được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời tại khu đất trên vào năm 2006, Sabeco xin chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng cao ốc phức hợp 45 tầng, gồm khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, hội nghị và cao ốc văn phòng cho thuê.
Cuối năm 2007, UBND TP.HCM chấp thuận giao Sabeco làm chủ đầu tư xây dựng khu phức hợp. Để thực hiện dự án này, Sabeco đã thành lập Công ty CP BĐS Sabeco. Đến năm 2013, dự án vẫn chưa triển khai nên Bộ Công thương đã chỉ đạo giải thể doanh nghiệp này.
Dự án được tái khởi động vào đầu năm 2015 khi Sabeco thành lập Công ty CP Đầu tư Sabeco Pearl (Sabeco Pearl) làm chủ đầu tư dự án, các cổ đồng gồm Sabeco và 3 công ty khác. Dự án sau đó được điều chỉnh mục tiêu đầu tư trong đó có office-tel và căn hộ bán.
Năm 2016, Sabeco thoái vốn thông qua việc bán đấu giá cổ phần cho các cổ đông sáng lập Sabeco Pearl. 3 cổ đông còn lại cũng thoái vốn khỏi Sabeco Pearl, toàn bộ cổ phần của công ty này rơi vào tay của những “đại gia” kín tiếng.
Sở hữu vị trí đắc địa thế nhưng nhiều năm qua, dự án tại khu đất 2 – 4 – 6 Hai Bà Trưng vẫn án binh bất động. Liên quan đến vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai tại dự án này, 5 cán bộ nguyên là lãnh đạo các sở ban ngành ở TP.HCM đã bị khởi tố để điều tra.
2. Dự án Tháp SJC
 |
Dự án Tháp SJC được giao cho Công ty CP Sài Gòn Kim Cương làm chủ đầu tư |
 |
Bên trong hiện chỉ là khu đất trống |
Có vị trí đắc địa không kém khu đất số 2 – 4 – 6 Hai Bà Trưng là dự án Tháp SJC, công trình được giới hạn bởi 4 tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Trung Trực, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1. Năm 2005, UBND TP.HCM giao cho Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) làm chủ đầu tư dự án.
Theo quy hoạch, dự án được xây dựng trên khuôn viên khu đất hơn 3.800m2, cao 54 tầng với chức năng văn phòng – khách sạn – thương mại dịch vụ - căn hộ bán và cho thuê. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.500 tỷ đồng. Đến năm 2007, dự án Tháp SJC được giao lại cho Công ty CP Sài Gòn Kim Cương làm chủ đầu tư.
Sau 12 năm “đắp chiếu”, mới đây UBND TP.HCM đã điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch tại dự án này khi cắt giảm chiều cao công trình từ 54 tầng xuống còn 46 tầng và không còn chức năng căn hộ bán, chỉ còn chức năng văn phòng – khách sạn – thương mại dịch vụ - căn hộ cho thuê. Hiện dự án vẫn không có động thái xây dựng, hiện trạng khu đất đang bị bỏ hoang.
3. Dự án Alpha Town
 |
Khu đất tại số 289 Trần Hưng Đạo hiện được quảng bá là dự án Alpha Town |
 |
Dự án xây dựng dở dang, vật liệu chất đống phơi nắng mưa |
Toạ lạc tại 2 mặt tiền đường Trần Hưng Đạo – Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, khu đất hơn 4.000m2 ban đầu được UBND TP.HCM giao cho Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn. Đây là khu đất trên nền chung cư đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng buộc phải di dời các hộ dân.
Năm 2007, khu đất được được phê duyệt dự án khu trung tâm thương mại – dịch vụ - văn phòng cho thuê và căn hộ, doanh nghiệp được giao làm chủ đầu tư là Công ty CP Đức Khải. Năm 2010, dự án bắt đầu khởi công nhưng không lâu sau đó đã tạm ngưng.
Đến năm 2017, UBND TP.HCM điều chỉnh chức năng tại dự án này thành thương mại – dịch vụ - văn phòng, không còn chức năng căn hộ ở. Sau đó, Công ty CP Tập đoàn phát triển hạ tầng và BĐS Việt Nam (WIPD Group), thành viên của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bất ngờ trở thành chủ đầu tư.
Hiện khu đất này được quảng bá là dự án toà nhà văn phòng hạng A có tên Alpha Town do Alpha King làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 35 tầng, dự kiến cung cấp 70.000m2 văn phòng và hơn 2.300m2 sàn thương mại. Hiện trạng khu đất vẫn đang được rào chắn, bên trong là từng đống sắt thép nằm “phơi nắng phơi mưa” và không có dấu hiệu thi công.
4. Dự án 1Bis – 1Kep Nguyễn Đình Chiểu
 |
Nhìn bên ngoài, dường như dự án 1Bis – 1Kep Nguyễn Đình Chiểu đang thi công |
 |
Thế nhưng bên trong công trình vẫn im lìm |
Khu đất rộng 1,8ha này được giao cho Công ty Phát triển và Dịch vụ Nhà quận 1 (sau này là Công ty TNHH MTV Phát triển Nhà Bến Thành) sử dụng đất để đầu tư xây dựng kinh doanh khu nhà ở, văn phòng cho thuê từ năm 1996. Để triển khai dự án, 213 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp phải di dời, giải toả.
Dự án trì trệ đến năm 2015, UBND TP.HCM ban hành quyết định thu hồi khu đất trên của Công ty TNHH MTV Phát triển Nhà Bến Thành giao cho Công ty TNHH Bến Thành – Sao Thuỷ để đầu tư xây dựng khu nhà ở cao tầng, khách sạn, thương mại và dịch vụ. Hình thức giao đất là có thu tiền sử dụng đất, thời gian giao 50 năm.
Toàn bộ 1,8ha “đất vàng” tại địa chỉ 1Bis – 1Kep Nguyễn Đình Chiểu, quận 1 đã về tay Công ty TNHH Bến Thành – Sao Thuỷ. Tuy nhiên, kể từ khi được giao đất đến nay chủ đầu tư vẫn chưa xây dựng hoàn thiện dự án. Hiện khu đất này chỉ là bãi đất trống, một số hạng mục thi công dở dang rồi ngưng. Trong khi đó, việc chi trả bồi thường cho các hộ dân di dời vẫn còn nhiều vướng mắc.
5. Dự án Lavenue Crown
 |
Nằm ở vị trí đắc địa ngay trung tâm quận 1 nhưng khu đất xây dựng dự án Lavenue Crown nhiều năm qua là bãi giữ xe ô tô và xe máy |
Đây là dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê tại số 8-12 Lê Duẩn, quận 1. Khu đất rộng 4.900m2 này có nguồn gốc Nhà nước, ban đầu do 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương thuê sử dụng làm trụ sở làm việc. Đơn vị được giao quản lý, cho thuê khu nhà đất này là Công ty Quản lý kinh doanh nhà Thành phố.
Năm 2010, 4 công ty thuộc Bộ Công Thương (sau này là cổ đông sáng lập Công ty CP Đầu tư Lavenue) đã đồng ý chuyển nhượng phần góp vốn tại Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư Kido).
Trong đó, duyệt giá trị quyền sử dụng đất và giá trị công trình xây dựng trên đất tại số 8 Lê Duẩn (3.433m2), theo giá trị trường là hơn 621,7 tỷ đồng. Duyệt đơn giá thuê đất tại số 12 Lê Duẩn theo giá thị trường là hơn 3,5 triệu/m2/năm.
Công ty CP Đầu tư Lavenue đã nộp đủ số tiền sử dụng đất và nộp tiền thuê đất đến 30/6/2016; Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cũng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty này.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ tại báo cáo kết luận số 138 năm 2016, UBND TP.HCM có sai phạm trong việc không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản trên đất tại khu đất số 8-12 Lê Duẩn. Cuối năm 2018, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định thu hồi khu đất trên sau khi xác định đã được giao không đúng đối tượng.
Hiện khu đất này đã trở thành bãi giữ xe ô tô và xe máy. Liên quan đến vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại khu đất số 8 – 12 Lê Duẩn, 4 cựu lãnh đạo của TP.HCM đã bị khởi tố bị can để điều tra.
6. Dự án Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng
 |
Dự án Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng đã đội vốn hơn gấp đôi so với phê duyệt ban đầu |
 |
Bên trong dự án chỉ là bãi đất hoang vắng |
Nằm 4 mặt tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Văn Tần, Pasteur, Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Khu đất xây dựng Trung tâm thể dục thể thao (TDTT) Phan Đình Phùng theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) được chấp thuận từ năm 2010.
Dự án được chỉ định cho Tổng Công ty CP Đền bù giải toả và Công ty TNHH An Tạo làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư ban đầu cho dự án là 988 tỷ đồng, UBND TP.HCM kiến nghị thanh toán cho chủ đầu tư khu đất số 257 Trần Hưng Đạo, quận 1 để hoàn vốn.
Sau đó, Công ty TNHH An Tạo xin rút khỏi dự án. Đến năm 2018, UBND TP.HCM chỉ định cho liên danh Tổng Công ty CP Đền bù giải toả và Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt (Phát Đạt Corporation) tiếp tục triển khai dự án.
So với chủ trương ban đầu, dự án Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng đã đội vốn hơn gấp đôi, từ 988 tỷ đồng lên 1.954 tỷ đồng. Thay vì chỉ thanh toán khu đất 257 Trần Hưng Đạo thì UBND TP.HCM kiến nghị bổ sung thêm khu đất số 3 – 3Bis Phan Văn Đạt, quận 1 và 3ha ở khu trường đua Phú Thọ, quận 11 cho chủ đầu tư.
Sau khi phá dỡ Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng cũ đã xuống cấp, hiện khu “đất vàng” này vẫn đang bỏ trống, cỏ dại mọc um tùm và chưa biết đến bao giờ chủ đầu tư mới khởi công xây dựng.
7. Dự án số 104 Nguyễn Văn Cừ
 |
Dự án khách sạn IBIS Ben Thanh Palace tại số 104 Nguyễn Văn Cừ vẫn chưa hoàn thành |
 |
Bên trong khu đất cỏ dại mọc um tùm, được tận dụng làm nơi nuôi thả gà |
Khu đất rộng 2.750m2 tại số 104 Nguyễn Văn Cừ, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 được UBND TP.HCM giao cho Tổng Công ty TNHH MTV Bến Thành (Ben Thanh Group) xây dựng dự án khách sạn IBIS Ben Thanh Palace. Dự án có quy mô 18 tầng cao, cung cấp 88 căn hộ dịch vụ, 338 phòng khách sạn và 4 sảnh tiệc.
Khi giao khu đất này, UBND TP.HCM quy định Ben Thanh Group không được chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn vằng giá trị quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vào tháng 6/2014, Ben Thanh Group và Phát Đạt Corporation đã ký hợp đồng nguyên tắc về việc hứa cho thuê và hứa thuê mặt bằng này.
Theo kết luận thanh tra 2365/TB-TTCP ngày 17/8/2015, Thanh tra Chính phủ xác định Ben Thanh Group đã sử dụng khu đất 104 Nguyễn Văn Cừ để hợp tác 30 năm với Phát Đạt Corporation là trái với quy định.
Nằm ở vị trí đắc địa khiến không ít nhà đầu tư muốn sở hữu, nhưng sau hơn chục năm, dự án khách sạn IBIS Ben Thanh Palace hiện vẫn hoang tàn, xơ xác. Sau hàng rào là bãi đất cỏ dại mọc cao hơn đầu người, không có bất kỳ dấu hiệu xây dựng nào.
Phương Anh – Bùi Cảnh

Cận cảnh dự án ‘đất vàng’ 12 năm không làm gì, chỉ cắt bán
Sau hơn chục năm nhận giấy phép đầu tư trên “đất vàng”, dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập của CTCP Sông Đà Nha Trang vẫn chỉ là bãi đất trống, nhưng lại nhiều lần bị cắt bán.
" alt=""/>Điểm mặt những dự án BĐS nghìn tỷ bỏ hoang giữa lòng Sài Gòn
BĐS tỉnh lẻ sẽ “soán ngôi” trong năm 2019?Theo báo cáo của Savills Việt Nam, trong quý 1/2019, Hà Nội có khoảng 9.700 căn hộ được tung mới ra thị trường, giảm 36% so với cùng kỳ. Trong đó, giao dịch thành công đạt khoảng 3.200 sản phẩm.Các dự án mới không nhiều, hầu hết nguồn cung đến từ các dự án đã được mở bán từ các năm trước. Nguyên nhân là do nghiêm ngặt trong chủ chương chấp thuận đầu tư, khó khăn từ dòng vốn tín dụng, giá đất bị đẩy cao và quỹ đất nội đô ngày càng hạn hẹp...
 |
Với tốc độ phát triển vượt bậc, xu hướng dịch chuyển BĐS sang các tỉnh lẻ là tất yếu |
Trong khi thị trường BĐS Hà Nội ngày càng khan hiếm về nguồn cung mới thì “tâm điểm” đầu tư lại thuộc về một số tỉnh thành lân cận thủ đô, đặc biệt là những khu vực đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, công nghiệp và đô thị hóa mạnh mẽ.
Ghi nhận thực tế, trong thời gian gần đây dòng tiền đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch từ trung tâm thủ đô về các tỉnh thành phát triển, có tiềm năng khai thác kinh doanh, thương mại và du lịch như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Đây đều là những tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng kinh tế - chính trị - văn hóa và xã hội luôn duy trì ở mức cao và được đánh giá là có nhiều tiềm năng đầu tư khai thác. Điều này được minh chứng bởi sự quy tụ của các ông lớn ngành địa ốc liên tục rót vốn vào những thị trường này thời gian qua. Nếu Bắc Ninh, Bắc Giang hay Vĩnh Phúc thu hút giới đầu tư chủ yếu bởi BĐS gần khu công nghiệp, thì thị trường Hải Phòng và Quảng Ninh lại chiếm ưu thế với phân khúc đất nền khu đô thị, tổ hợp kinh doanh thương mại hay BĐS du lịch nghỉ dưỡng.
Như vậy, với diễn biến có thể nói là tích cực trong 2 quý đầu năm 2019, thì thị trường BĐS tại các khu vực vùng ven vẫn được dự đoán có tín hiệu tốt và trên đà tăng trưởng, đặc biệt là BĐS tại các tỉnh thành có thế mạnh du lịch và tốc độ phát triển trung bình 13%/năm như Quảng Ninh.
Thời lên ngôi của BĐS Quảng Ninh
Quảng Ninh là thị trường BĐS có sức nóng khá đồng đều ở nhiều khu vực. Sức nóng nhà đất Quảng Ninh tập trung ở 3 khu vực chính: khu vực truyền thống là Hạ Long và Bãi Cháy, khu vực phát triển mạnh nhờ chính sách như Vân Đồn và các khu vực mới nổi như Uông Bí, Mạo Khê, Móng Cái và Cẩm Phả.
 |
Quảng Ninh - Mảnh đất màu mỡ ngày càng thu hút các nhà đầu tư |
Từ nhiều năm qua, với những thế mạnh về du lịch tâm linh sinh thái và du lịch biển đảo, Quảng Ninh đã hút mạnh dòng vốn đầu tư, đặc biệt ở phân khúc BĐS nghỉ dưỡng. Riêng năm 2019, nhờ sự cất cánh mạnh mẽ về hạ tầng với chuỗi dự án giao thông trọng điểm như cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai và cao tốc Hạ Long - Hà Nội chính thức đưa vào sử dụng, tạo đòn bẩy quan trọng cho du lịch và BĐS nơi đây bùng nổ.
Điều này cũng giúp Quảng Ninh hình thành các khu đô thị thông minh, khu công nghiệp, khu kinh tế và các dự án hạ tầng xã hội với quy mô hiện đại, theo chuẩn quốc tế. Giới chuyên gia nhận định, bên cạnh BĐS nghỉ dưỡng thì các phân khúc khác như đất nền khu đô thị hay nhà phố thương mại sẽ phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.
Đặc biệt trong bối cảnh Quảng Ninh luôn duy trì ở top 5 các tỉnh thành về xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI từ năm 2013, trước khi đạt ngôi vị quán quân liên tiếp 2 năm 2017 và 2018. Dự báo trong năm 2019, BĐS Quảng Ninh có thể tăng giá 20-100%.
 |
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2018 |
Theo số liệu thống kê của tỉnh, trong 2 năm qua, Quảng Ninh đã thu hút khoảng gần 100 dự án BĐS với tổng mức đầu tư 100 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2018, tỉnh cấp mới và điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 52 dự án, tổng mức đăng ký đầu tư 23.237,6 tỷ đồng, tăng 65% cùng kỳ.
Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định về việc ban hành danh mục dự án kêu gọi, thu hút đầu tư năm 2019, định hướng đến năm 2020 thuộc các lĩnh vực giao thông có 10 dự án với quy mô hơn 16.060 tỷ đồng; lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật KCN và đô thị có 21 dự án với quy mô hơn 23.000 tỷ đồng; lĩnh vực văn hoá, dịch vụ du lịch, thương mại có 17 dự án với quy mô hơn 39.000 tỷ đồng… với mục tiêu trong năm 2020 trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp vững mạnh.
Từ những con số biết nói trên, Quảng Ninh là vùng đất hứa dành cho thị trường BĐS, đặc biệt tạo sức bật lớn trong năm 2019, không chỉ ở những thành phố lớn như Hạ Long hay Uông Bí, Cẩm Phả... mà còn rất nhiều quỹ đất ở các khu vực khác trải dài trên toàn tỉnh.\
Minh Tuấn
" alt=""/>Bất động sản miền Bắc 2019: ‘Sóng dồn’ tỉnh lẻ