Báo cáo cũng cho thấy, Facebook và YouTube là 2 ứng dụng mà người dùng dành nhiều thời gian nhất khi sử dụng smartphone. Cụ thể, người Việt dành 25% thời gian để sử dụng Facebook và 12% thời gian để xem YouTube. Xếp sau 2 nền tảng này là Zalo (7%), Messenger (6%) và TikTok (4%).
![]() |
Thời gian sử dụng trung bình của các ứng dụng trên tổng thời gian sử dụng smartphone. |
Theo Appota, trong năm 2020, TikTok là ứng dụng bùng nổ nhất với 30% người dùng di động tại Việt Nam cài đặt. Tính đến năm 2020, TikTok đã trở thành mạng xã hội phổ biến thứ 4 tại Việt Nam, sau Facebook, Zalo và Instagram.
Tại Việt Nam, trong thời điểm giãn cách xã hội, TikTok đã trở thành một trong những ứng dụng giải trí phổ biến nhất khi có gần 2 triệu lượt tải mỗi tháng. Điểm khác biệt của nền tảng này là đối tượng người dùng tập trung vào thế hệ Gen Z, từ 16-24 tuổi.
Sự thành công của TikTok với định dạng video ngắn là chỉ dấu cho thấy thị trường này sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Đặc biệt khi trong năm nay, YouTube và Instagram sẽ gia nhập thị trường video ngắn với Youtube Shorts và Instagram Reels.
![]() |
Bùng nổ thị trường ứng dụng giao đồ ăn
Trước đây, các ứng dụng giao đồ ăn không phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân là bởi nhu cầu và thói quen của người dùng chưa lớn. Kể từ năm 2017, khi các ứng dụng đặt xe chuyển hướng và mở rộng mảng dịch vụ sang giao nhận đồ ăn, thực tế này đã hoàn toàn thay đổi.
![]() |
Từ việc chỉ có 1 cái tên duy nhất là Now, thị trường ứng dụng giao đồ ăn Việt Nam đang phát triển rất nhanh với sự xuất hiện của nhiều ông lớn công nghệ. |
Bằng việc tung ra nhiều khuyến mãi lớn để “educate” (giáo dục) người dùng, thị trường giao đồ ăn Việt hiện rất sôi động với sự cạnh tranh của nhiều nền tảng lớn, điển hình là Grab và GoJek.
Năm 2016, số người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn online thường xuyên tại Việt Nam khá ít, chỉ chiếm 20%. Đến năm 2020, tỷ lệ này đã tăng gấp 4 lần. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã góp phần tạo cú hích mạnh cho sự phát triển của ngành dịch vụ này.
![]() |
Thực tế cho thấy, thói quen của người dùng Việt Nam đang dần thay đổi. Theo thống kê của Qandme, tần suất sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn qua ứng dụng di động bên thứ 3 tại Việt Nam đang không ngừng gia tăng. Trong khi đó, hình thức gọi điện trực tiếp để đặt hàng đã sụt giảm mạnh và không còn phổ biến.
Thống kê của We are social cho thấy, Việt Nam hiện có 70% dân số sử dụng điện thoại di động. Trong đó, 64% các thuê bao được trang bị kết nối 3G, 4G. Với tỷ lệ sử dụng smartphone và Internet ở mức cao, cùng với đó là những thói quen hàng ngày dần thay đổi, Việt Nam đang trở thành mảnh đất đầy tiềm năng để phát triển các mô hình kinh tế số.
Trọng Đạt
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, học online qua các nền tảng công nghệ là giải pháp căn cơ để thầy cô giáo và học sinh, sinh viên có thể duy trì được cuộc sống bình thường.
" alt=""/>Người Việt cực mê xài mạng xã hộiCơ thể gây ám ảnh của cô gái giảm 141kg trong hơn 1 năm
Chàng trai 21 tuổi nhập viện cấp cứu vì thường xuyên ăn trái cây thay bữa tối
1. Rau mùi luộc
Cách làm: Rửa sạch rau mùi, cắt thành từng miếng nhỏ và đun sôi trong nước.
Công dụng:
- Giúp thận thải độc: Cắt rau mùi thành từng đoạn nhỏ, sau đó đun sôi trong nước khoảng 10 phút. Cuối cùng lọc lấy nước và mỗi ngày uống một cốc, nước rau mùi luộc có tác dụng bài trừ muối tích lũy trong thận và bài trừ các độc tố khác. Nếu kiên trì uống nước rau mùi trong một thời gian ngắn, bạn sẽ phát hiện cơ thể có sự khác biệt rất lớn so với trước đây.
- Chữa phát ban trẻ em: Da của bé vô cùng nhạy cảm, khi bị phát ban các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc. Cách tốt nhất: rửa sạch một chút rễ rau mùi và đun với nước. Để nước nguội, sau đó lấy nước này lau lên vùng da phát ban của trẻ, các nốt phát ban sẽ dần dần biến mất.
- Giúp trẻ hạ sốt: Dùng dễ rau mùi nấu với nước, có hiệu quả nhất định đối với trẻ bị sốt, bất kể là sốt bởi nguyên nhân gì. Bởi vì rễ rau mùi có chức năng thúc đẩy lưu thông máu, vì vậy trong một thời gian ngắn nó có thể giúp cơ thể bài tiết mồ hôi.
2. Quả đậu tương luộc
Cách làm: Lấy quả đậu tương tươi, thêm muối thích hợp, sau khi nước sôi, cho đậu tương vào luộc trong vòng khoảng 5 phút.
Công dụng:
- Phòng ngừa xơ cứng động mạch: Dinh dưỡng cân bằng của đậu tương, giàu thành phần hoạt tính, có tác dụng phòng ngừa tốt đối với bệnh béo phì, tăng lipid máu, xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch vành,… thích hợp sử dụng vào mùa hè.
- Làm dịu các dây thần kinh, giúp tiêu hóa: Thường xuyên ăn đậu tương giúp thanh nhiệt giải độc, nuôi dưỡng máu và làm dịu các dây thần kinh, giúp tiêu hóa, cũng có tác dụng đối với các triệu chứng khó tiêu, chán ăn.
- Giảm sự mệt mỏi: Hàm lượng kali trong đậu tương rất cao, ăn thường xuyên vào mùa hè, có thể giúp bổ sung lượng kali bị mất đi do đổ mồ hôi quá nhiều, giảm sự mệt mỏi trong cơ thể.
3. Đu đủ luộc
Cách làm: Cho đu đủ vào nước đun sôi, sau đó thêm sữa tươi và một lượng nhỏ đường phèn là có thể sử dụng.
Công dụng:
- Giữ ẩm da: Thường ăn đu đủ nấu chín có thể nuôi dưỡng phổi, dưỡng ẩm cho da, giúp da có tính đàn hồi. Nó cũng có thể ngăn ngừa sự xuất hiện ho khan, ho do nóng.
- Cải thiện mụn trứng cá: Đu đủ chứa rất nhiều vitamin và axit amin, hiệu quả cải thiện mụn trứng cá.
- Cân bằng lipid máu: Đu đủ giàu vitamin A, C và chất xơ, giúp cân bằng lipid máu, còn có thể tiêu hóa thức ăn, giúp dạ dày khỏe mạnh, ngoài ra cũng có tác dụng tốt với tình trạng khó tiêu.
4. Ngô luộc
Cách làm: Ngô tươi mới mua đem về rửa sạch và luộc chín
Công dụng:
- Thải độc ở ruột: Ngô giàu cellulose, có thể kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, cũng có thể thúc đẩy sự trao đổi chất cholesterol, đẩy nhanh việc bài tiết độc tố đường ruột.
- Giảm lượng cholesterol trong máu: Dầu ngô là một sản phẩm sức khỏe tự nhiên rất tốt, tiêu thụ lâu dài có thể làm giảm cholesterol trong máu, làm mềm mạch máu động mạch. Nó là một thực phẩm lý tưởng cho bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, béo phì và người cao tuổi.
- Lợi tiểu giảm sưng: Tác dụng lợi tiểu canh ngô đặc biệt tốt, nhất là cho bệnh béo phì phù nề. Thức dậy mỗi ngày và cảm thấy cơ thể có cảm giác sưng, đó là do sự trao đổi chất không đủ tốt, thường uống súp ngô sẽ lợi tiểu giảm phù nề.
Hà Vũ (Dịch theo Aboluowang)
Bạn có biết một số bệnh ở giai đoạn đầu có triệu chứng tương tự như cảm lạnh và cũng vì cho rằng đó là cảm lạnh nên đã trì hoãn điều trị và khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
" alt=""/>Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của 4 món luộc, không phải ai cũng biếtDưới đây là bài viết của PGS.TS Nguyễn Trọng Lưu - Phó Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, nguyên Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - gửi về diễn đàn (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Hôm qua tôi biết đến bài 'Quen ai không, có phong bì không?', câu hỏi phổ biến nhất khi đi bệnh viện” trên báo VietNamNet. Chia sẻ với vị độc giả đó, tôi cũng muốn bày tỏ một chút suy nghĩ từ vị trí một người mặc áo blouse, về hai câu hỏi mà độc giả nhắc đến trong bài.
Suy cho cùng, quan hệ "quen” và “phong bì” ở đây đang được coi là “chất xúc tác”.
Bản thân tôi từng nhiều năm trực cấp cứu trong bệnh viện, nhiều lần nhận được những cuộc gọi nhờ “quan tâm, để ý thêm” về một trường hợp nào đó là người nhà của người quen. Tôi cũng nhận được nhiều lời nhờ tác động thêm với đồng nghiệp cũng để “quan tâm, để ý thêm”. Nghĩa là tôi sẽ là “đích đến”, hoặc là “cầu nối xúc tác” cho việc “quan tâm” bệnh nhân đó.
Việc này, nhân viên y tế chúng tôi có 2 luồng trạng thái tâm lý.
Một là chúng tôi tự hào thấy được giá trị nghề nghiệp của mình. Bệnh nhân vào viện, đương nhiên ai cũng muốn yên tâm điều trị.
Nhưng luồng tâm lý thứ 2, nặng nề hơn, khiến chúng tôi tổn thương, nếu không muốn nói cao hơn là xúc phạm, bởi nhân viên y tế không được tin tưởng. Độ tin cậy thiếu vắng đến mức phải có tác động bằng mọi cách. Một là qua kênh quan hệ để yên tâm hơn; hai là sợ rằng bác sĩ chưa đủ trách nhiệm, nên phải có xúc tác để có trách nhiệm hơn. Điều đó thật đáng tiếc.
Đã có những cuộc gọi tôi phản ứng khá gay gắt. Tôi bảo "Nếu anh chị nhờ tôi vậy chứng tỏ không tin tưởng người sẽ được chỉ định cấp cứu điều trị cho người nhà anh chị, tức là không tin tôi". Nhiều cuộc gọi tôi từ chối.
Có những người đúng là rất chân thật, chúng tôi cảm nhận được. Nhưng lại có những người lại nghĩ ngay đến chuyện vì “không có bôi trơn thì nhân viên y tế không làm”, nên phải tìm mọi cách, các mối quan hệ để tác động. Thậm chí có những trường hợp để nhờ tôi tác động đến ông A, có khi họ đã tìm một chị B tác động vào tôi để tôi nhiệt tình hơn trong tác động ông A. Cuối cùng họ không tin ai.
Đã mặc áo blouse, từ những ngày đầu bước chân vào trường Y, chúng tôi ý thức rõ làm việc phải có trách nhiệm chứ. Nhưng có lúc nào đó, chúng tôi lại bị đánh giá có thái độ thờ ơ, lạnh lùng, hơi thiếu sự quan tâm.
Chúng tôi làm việc bằng lý trí, không phải đo đếm hiệu quả cấp cứu, điều trị bằng thái độ săn đón từ xa, xoắn xuýt hỏi han. Chúng tôi làm nghề nghiệp khoa học, chuyên môn, bệnh ra sao thì có định hướng chẩn đoán, điều trị, có phương án giải quyết, giao nhiệm vụ.
Hơn nữa, người thầy thuốc càng có kinh nghiệm, đôi khi chỉ cần nhìn tổng thể, quan sát thêm bệnh cảnh, toàn trạng bệnh nhân là tự trong đầu đã có hướng điều trị, phân công người theo dõi mà không cần phải náo nhiệt chia sẻ. Chuyện đó người nhà không chứng kiến, đánh giá hay hiểu được. Ở đây cũng có một vấn đề về thái độ giao tiếp nhiều năm nay ngành Y tế đang nỗ lực cải thiện.
Áp lực của người làm công tác y tế nhiều khi đến từ sự quan tâm, nhạy cảm thái quá của bệnh nhân và gia đình. Tôi có cảm giác xã hội ngày nay con người dễ nổi giận, nôn nóng, cảm thấy không an toàn. Chỉ một chút không vừa ý thôi có thể xung đột được ngay.
Chuyện phong bì bệnh viện muôn đời là chuyện nhạy cảm. Tôi chỉ muốn nói một khía cạnh, có lẽ không phải là toàn bộ bản chất. Báo chí gần đây nói nhiều về chuyện cống hiến - thù lao không chỉ của nhân viên y tế mà của nhiều ngành nghề.
Tôi biết rằng trong nhiều cuộc họp, các ban ngành liên quan đã thảo luận nhiều, tìm giải pháp tháo gỡ vì đó là cả một vấn đề kinh tế phức tạp, không đơn giản là “lương thấp đấy, tăng lương đi” là xong.
Nhưng rõ ràng, khi lương và thù lao chưa tương xứng, người ta không thể dốc hết sức lực mãi được, họ phải nghĩ đến bài toán kinh tế bù đắp để nuôi sống gia đình, phục vụ những nhu cầu đời thường nhất. Đâu đó vẫn có những người “ngã lòng” khi có tác động từ nhiều phía.
Văn hoá của người Việt Nam luôn biết ơn những người giúp đỡ mình, nhất là trong những lúc “ngàn cân treo sợi tóc”. Bày tỏ sự biết ơn ấy có thể bằng nhiều hình thức, bằng những lời động viên, hoặc vật chất. Nhưng nếu lấy vật chất làm tiền đề thì hoàn toàn không đúng. Tuy nhiên, vì nguyên nhân gốc rễ không giải quyết được, lâu dần thành tư duy sai rằng: “Chưa có xúc tác thì không làm, hoặc làm ở mức độ trách nhiệm thấp”.
Tôi biết có những người như vậy, nhưng đó là hiện tượng, không phải là bản chất. Hầu hết cán bộ nhân viên y tế đều có lương tâm, trách nhiệm và niềm tự hào trong công việc. “Niềm tự hào” công việc là yếu tố rất quan trọng.
Cách đây mấy năm, chúng tôi làm việc với một cơ quan liên quan vấn đề xuất toán bảo hiểm y tế. Có ý kiến nói “cán bộ y tế công lập toàn kê sai chỉ định để trục lợi bảo hiểm”. Điều này là có, nhưng nó chỉ mang tính cá nhân, hiện tượng, không phản ánh tình trạng chung diện mạo của ngành y tế được. Sai chỗ nào thì tìm cách sửa chữa chỗ đó, còn quy kết một vài hiện tượng lên thành bản chất phổ quát là không thể.
Trở lại với hai câu hỏi nhiều người hỏi Có quen ai không? Có phải phong bì không?như một độc giả lên tiếng, từ một người làm công tác y tế, tôi rất đau lòng.
Thật ra bản thân tôi cũng có người thân trong gia đình bị ốm, tôi cũng phải suy nghĩ. Có người nhờ tôi, tôi vui vẻ vô tư giúp dù biết họ có khi cũng có những suy nghĩ khác; nhưng ở hoàn cảnh của mình thì phải làm thế nào. Tôi may mắn cũng có những anh em, nhờ nhau là giúp đỡ hết mình, gửi quà cảm ơn nhất định không nhận.
Nhưng ở ngoài kia, buồn nhất là có những người thành thói quen, ngày này qua ngày khác, lặp đi lặp lại thành một phản xạ có điều kiện. Mà tôi nghĩ không chỉ riêng ngành y đâu, nhiều ngành như thế, chỉ có điều, ngành Y phục vụ đối tượng là sức khoẻ, tính mạng con người nên nhạy cảm hơn nhiều. Tôi nghĩ “thói quen” đó phản ánh phần nào đó tình trạng chung trong đời sống xã hội, với cơ chế quản lý chung còn nhiều bất cập.
Quan trọng nhất là người lao động chưa được thoả mãn, hài lòng với mức chi trả thù lao chưa tương xứng với vị trí công việc hoặc sức lực bỏ ra, do đó phải tìm cách bù đắp.
Võ Thu (ghi)
Ban Sức khoẻ - Báo VietNamNet mở diễn đàn "Phong bì bệnh viện - có phải thầy thuốc và bệnh nhân làm hư nhau?".
Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn.
Xin chân thành cảm ơn.