Dịch bệnh khiến thời làm việc của chúng tôi đã thay đổi rất nhiều. Chúng tôi ý thức được trách nhiệm của Ban Thời sự Đài THVN là không được nghỉ ngày nào, giờ nào để có thể cung cấp thông tin thường xuyên tới người dân. Tuy nhiên trong thời điểm dịch bệnh, không thể tránh được điều gì. Ngoài việc tự bảo vệ bản thân, cơ quan cũng đưa ra những biện pháp phòng dịch tốt nhất có thể để vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo tiến độ công việc.
![]() |
BTV Thu Hà sinh năm 1988. Cô từng dẫn bản tin ‘Chào buổi sáng’, ‘Thời sự 19h’ và hiện tại là gương mặt quen thuộc của ‘Việt Nam hôm nay’. |
Thứ nhất, trước khi Hà Nội đóng cửa các hàng quán, lãnh đạo cơ quan đã yêu cầu anh em phóng viên chúng tôi hạn chế di chuyển ra các nhà hàng, quán ăn để tránh rủi ro lây nhiễm. Hoặc chúng tôi muốn đi công tác ở tỉnh phải có ý kiến lãnh đạo qua các ban rồi mới được phép rời khỏi Hà Nội.
Thứ hai, cơ quan thực hiện chia đôi lượng phóng viên. Nhóm một sẽ bao gồm những nhân sự thực hiện các khâu như biên tập, sản xuất và dẫn tin. Nhóm còn lại sẽ đi ra ngoài hiện trường để lấy tin, thực hiện phỏng vấn. Hai nhóm phóng viên thống nhất sẽ không gặp nhau để hạn chế ít nhất rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.
Thứ ba, Đài thực hiện chia đôi tiếp hai nhóm phóng viên đó thành bốn nhóm, 50% làm việc tuần này và 50% làm việc tuần khác để đảm bảo luôn có người trực tại Đài. Chúng tôi cũng chuẩn bị tinh thần rằng nếu không may có ổ dịch trong Đài, chúng tôi sẵn sàng ở trong dịch để vừa cách ly, vừa hoàn thành công việc bình thường.
- Đi làm trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, chị có lo lắng?
Lo lắng là nỗi niềm chung của mọi người, nhất là khi nhìn thấy biến thể Delta đang ngày càng trở thành mối nguy lớn như vậy. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn tin tưởng vào các biện pháp chỉ đạo của Chính phủ. Điều quan trọng nhất lúc này là mọi người nên đồng lòng, càng lo lắng lại càng phải chung sức đẩy lùi dịch bệnh. Trong đó, việc thực hiện nghiêm các biện pháp sẽ giúp đỡ rất lớn cho công tác chống dịch của cả nước. Thời điểm này nếu có niềm ích kỷ cá nhân, hậu quả để lại cho cộng đồng sẽ vô cùng nghiêm trọng.
- Những ngày phải giãn cách tại nhà, cuộc sống của chị có gì thú vị?
Thời gian vừa rồi chung cư nơi tôi ở phải tạm phong toả tầm 4-5 ngày để phục vụ cho công tác chống dịch. Trong hai ngày đầu tiên khi thông tin chưa rõ ràng và cơ quan chức năng phải truy vết F0, không khí ở chung cư khá căng thẳng. Tuy nhiên sau khi đã có kết quả truy vết, cộng với sự quản lý chặt chẽ của ban quản lý chung cư, tâm lý của người dân cũng thoải mái hơn rất nhiều.
Bản thân tôi cũng vậy. Bình thường, cuộc sống của một người làm truyền hình, đặc biệt là làm thời sự như tôi rất bận rộn, luôn đầu tắt mặt tối. Vì vậy tôi vô cùng trân quý khi có một khoảng thời gian hiếm hoi được nghỉ như thế. Khi ở nhà, tôi có thời gian chăm sóc cây cối, dọn dẹp nhà cửa và gắn kết những thành viên trong gia đình.
- Công việc nào mà chị yêu thích khi ở nhà?
Có lẽ là việc nấu nướng, tuy nhiên công việc nhà tôi và ông xã có sự phân chia nhau. Tôi có rất nhiều sở thích nhưng do bận rộn công việc mà phải tạm gác lại. Thời gian nghỉ dịch tại nhà, tôi có thể cắm hoa, chăm sóc cây cối, dọn dẹp nhà cửa…
- Khi có thời gian riêng cho bản thân, chị làm gì?
Bộ môn thể dục yêu thích của tôi là chạy và bơi lội, tuy nhiên rất khó để tập hai bộ môn này trong mùa dịch. Tôi thuộc tuýp người thích tập thể dục ở ngoài trời để gần gũi hơn với thiên nhiên chứ không thích tập thể dục trong nhà. Vì vậy, hơi tiếc khi khoảng thời gian này không tiện để tôi có thể ra ngoài chạy bộ hay bơi lội. Thế nhưng tôi lại tận dụng thời gian dành cho niềm đam mê khác đó là xem phim và đọc sách. Bạn tin được không, chỉ trong một ngày giãn cách mà tôi đã có thể cày hết một bộ phim (cười). Ngoài ra, tôi cũng đọc hết những cuốn sách mà bình thường chỉ đọc được một vài trang.
![]() |
BTV Thu Hà biến cuộc sống những ngày giãn cách trở nên nhẹ nhàng hơn nhờ thú vui xem phim, đọc sách. |
- Chị thường đọc những đầu sách nào?
Tôi đọc rất nhiều mảng. Thi thoảng tôi đọc về triết, về những đức tin trên thế giới hoặc những cuốn tiểu thuyết hay. Đôi khi đi làm về mệt, tôi chỉ lựa chọn một vài truyện ngắn ngôn tình nhẹ nhàng để thư giãn. Nếu có thời gian đọc liền, tôi sẽ lựa chọn những cuốn sách mang nội dung sâu hơn, khó nhằn hơn để có thể đắm chìm vào những dòng suy nghĩ sâu xa, ý nghĩa của tác giả.
- Có ý kiến cho rằng, để trở thành một MC – BTV giỏi thì việc đọc sách vô cùng quan trọng. Điều này có đúng với chị?
Tôi nghĩ rất đúng. Tôi vốn là dân khối A nên khi bắt đầu làm nghề báo, tôi nhận ra mình thiếu vốn sống về xã hội rất lớn để có thể thực sự trở thành một nhà báo tốt. Đó là lý do tôi tự đặt ra cho mình yêu cầu phải đọc sách và học hỏi rất nhiều để khoả lấp khoảng trống của một người xuất phát từ một người học trái ngành.
Khi học khối A, chúng tôi được học những con số, được đào tạo để làm kinh doanh. Với làm báo, đặc biệt là mảng thời sự lại liên quan đến nhân sinh quan rất nhiều. Điều này buộc tôi phải quan sát từ thực tế đời sống, thông qua sự học hỏi từ các đồng nghiệp, cũng như chăm chỉ đọc sách để có cái nhìn nhân văn hơn, sự quan sát sắc sảo hơn về cuộc sống.
- Mới đây, bức ảnh mà chị đăng tải để tăng tương tác trên trang cá nhân nhận được rất nhiều bình luận tích cực. Sở hữu ngoại hình xinh đẹp, được nhiều khán giả yêu mến nhưng ít khi thấy chị đăng ảnh của mình. Lý do là gì?
![]() |
BTV Thu Hà sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp. |
Tôi là người làm báo, làm tin tức chứ không nghĩ mình là một người đẹp. Tôi muốn mỗi lời nói của mình phải đem đến những thông tin giá trị cho mọi người. Tôi là người khá đơn giản về mặt hình thức, không trau chuốt vẻ bề ngoài, thậm chí còn lười chụp ảnh. Tôi cũng thấy mình chưa đủ xinh đẹp để đăng ảnh thường xuyên. Hơn nữa, gia đình tôi đề cao sự riêng tư của cá nhân nên không muốn chia sẻ quá nhiều cuộc sống của mình trên mạng xã hội. Thi thoảng tôi mới đăng ảnh chỉ với mục đích ‘câu’ tương tác thôi (cười).
BTV Thu Hà thoải mái ôm trăn trong hậu trường ghi hình
Phương Linh
Ảnh: FBNV
Đảm nhiệm vai trò dẫn bản tin Thời sự 19h đã lâu nhưng BTV Thu Hà vẫn khiến khán giả ngưỡng mộ mỗi khi xuất hiện bởi nhan sắc xinh đẹp hút hồn.
" alt=""/>Cuộc sống mùa dịch của MC thời sự Thu Hà với chồng giáo viên ra sao?Anh kể: “Thời đó, với người dân quê tôi, TP.HCM là miền đất hứa nên có phong trào ly hương vào đây làm ăn. Hàng năm, vào dịp Tết, họ lại mang tiền, quà về chia, tặng cho hàng xóm, anh em trong nhà”.
“Thấy vậy, tôi ham lắm nên xin ba mẹ nghỉ học để vào TP.HCM đi làm. Biết không cản được tôi, ông bà đồng ý cho tôi chạy theo tiếng gọi của miền đất hứa, cùng cậu vào TP.HCM kiếm sống”, anh nói thêm.
Lần đầu đặt chân đến “miền đất hứa”, Thống ngỡ ngàng trước sự nhộn nhịp, sầm uất của phố phường. Tại đây, anh bắt đầu cuộc mưu sinh xa nhà bằng việc bán vé số, bán báo dạo. Bán báo được một năm, mợ của Thống qua đời.
Vợ mất, cậu của Thống đau buồn. Ông trả căn nhà đang thuê, bỏ TP.HCM về quê sinh sống. Không còn nơi nương tựa, Thống chới với. Tuy vậy, anh vẫn quyết bám trụ thành phố bởi lúc rời quê đã tự hứa với mình chỉ trở về khi thành đạt.
Không có nơi ở, Thống bám trụ TP.HCM bằng đủ thứ nghề. Anh tiếp tục bán báo dạo, vé số, phụ hồ và cuối cùng là đi đánh giày. Anh nhớ lại: “Khi đến với nghề đánh giày, tôi sống đúng nghĩa một đứa trẻ bụi đời”.
“Ban ngày, tôi lang thang trên đường phố đánh giày. Đêm về, tôi tìm đến hành lang chung cư, gầm cầu ngủ… Nhiều đêm sợ bị công an bắt, thu gom, tôi trèo lên những cây bàng dọc kênh Nhiêu Lộc ngủ tạm”, anh nói thêm.
Đi bụi, Thống giao du, kết băng nhóm với những đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ. Để tồn tại, Thống thường xuyên đánh nhau giành lãnh địa, khẳng định mình... Anh gây lộn nhiều đến nỗi không ngày nào chân tay, mặt mũi không trầy xước, rớm máu.
Dẫu vậy, trên bước đường giang hồ, Thống chưa một lần sa ngã. Mỗi khi bị bạn bè, kẻ xấu dụ dỗ, gạ gẫm tham gia các tệ nạn, việc làm phi pháp, Thống đều tỉnh táo, khôn khéo tránh né.
“Đi bụi đời, tôi làm bạn với đủ thành phần xã hội. Họ cũng gạ gẫm, dụ dỗ tôi hút, chích ma túy nhưng tôi đều cố gắng tránh né. Tôi luôn ý thức rằng phía sau mình còn quê hương, gia đình, ba mẹ và 2 đứa em đang đi học nên không thể làm điều sai trái”, anh nói.
Vượt nghịch cảnh, trả ơn đời
Lang thang đánh giày trên đường phố được một năm, Thống gặp người bạn trước đây từng ngủ chung gầm cầu. Lúc này, anh bạn của Thống đang được một mái ấm cưu mang nên có điều kiện theo học nhiếp ảnh và xử lý ảnh.
Nhìn bạn có nghề nghiệp, có tiền, sạch sẽ, khác xa với vẻ bụi bặm của mình, Thống ngưỡng mộ vô cùng. Thương Thống, người này đề nghị anh theo lớp học nhiếp ảnh căn bản miễn phí của Hội Bảo trợ trẻ em đường phố quận Bình Thạnh.
Thống nghe lời và được nhận vào lớp học. Từ đó, sáng anh lặn lội đi học, chiều lại đi đánh giày kiếm sống. Biết bạn mình đi học, những đứa trẻ bụi đời ở chung không ganh ghét mà còn ra sức ủng hộ, hỗ trợ anh.
Những hôm Thống không thể đi đánh giày, không có tiền ăn cơm, những đứa trẻ này lại góp tiền để mua cơm ký (cơm trắng) về vo lại thành cục rồi ngồi ăn chung. Ba tháng học trôi qua trong chớp mắt. Thống nhận thấy đây là cái nghề phù hợp với bản thân và thực sự khiến mình đam mê.
Đam mê của anh đã chạm đến trái tim của người thầy đang dạy anh chụp ảnh. Người này sau đó giới thiệu anh vào ở trong một mái ấm tại quận Bình Thạnh để có thời gian theo học xử lý ảnh hậu kỳ.
Tại đây, anh được nuôi ăn. Tuy vậy, mỗi ngày anh phải đạp xe gần 10km đến một tiệm ảnh ở quận 5 để học nghề. Thống chỉ được ra về khi đồng hồ điểm 22h đêm.
Anh kể: “Thời điểm đó, có lúc tôi đã muốn buông xuôi vì làm ở tiệm đã lâu mà vẫn không có một đồng nào trong túi. Có hôm, tôi đang đi thì xe bị thủng lốp. Không có tiền để bơm, vá, tôi phải dắt bộ. Khi về đến mái ấm thì trời đã sáng”.
“Nhưng tôi nhận ra rằng phải có một cái nghề thì mới có tiền nuôi thân, gửi về cho gia đình. Hơn thế, tôi biết nghề này sau khi học xong sẽ có việc làm ngay. Bởi lúc đó, nghề xử lý ảnh hậu kỳ còn rất mới mẻ ở Việt . Nghĩ vậy tôi cố gắng vượt khó để học cho bằng được”, anh nói thêm.
Năm 2004, sau khi đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định, anh xin nghỉ học để vào làm trong một studio ảnh cưới với mức lương 2,8 triệu đồng. Sau nửa năm, anh xin ra làm riêng, trở thành đối tác xử lý hậu kỳ của tiệm ảnh. Anh cũng nhận nhiều đơn hàng từ nhiều tiệm khác về xử lý, gia công ảnh. Một năm sau, anh mua được xe, đầu tư thêm các thiết bị cần thiết cho nghề nghiệp của mình.
Nhớ lại thời cơ cực, Thống quyết định đào tạo miễn phí cho những bạn trẻ của mái ấm có mong muốn học nhiếp ảnh. Khi đã vững vàng, anh xin ra khỏi mái ấm để nhường chỗ cho những người khó khăn hơn.
Ra ngoài, Thống thuê phòng trọ làm nơi xử lý ảnh và tiếp tục dạy nghề miễn phí cho những ai có đam mê. Với những đóng góp của mình, năm 2006, Hồ Quốc Thống được vinh danh "Công dân trẻ tiêu biểu của TP.HCM".
Sau đó, anh được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam hỗ trợ vốn. Có kinh phí, anh mở một studio ảnh cưới để vừa làm vừa tiếp tục đào tạo miễn phí cho trẻ ở mái ấm và bất kỳ ai muốn học nghề.
Hơn 15 năm qua, anh đã đào tạo được hàng trăm tay máy. Đặc biệt, các tay máy do anh đào tạo miễn phí sau khi ra nghề đều làm việc trong những studio nổi tiếng tại TP.HCM hoặc trở về quê mở studio riêng và rất phát triển.
Anh chia sẻ: “Bây giờ vẫn vậy, ai có đam mê nhiếp ảnh, muốn học nghề tôi đều hỗ trợ, hướng dẫn, đào tạo miễn phí. Với tôi, có thêm 1 học viên chỉ như thêm một cái bát, một đôi đũa chứ không có gì to tát”.
“Tôi có được ngày hôm nay là nhờ những người thầy, người cô, người bạn hỗ trợ suốt chặng đường làm nghề. Cái nghĩa, cái ơn ấy của thầy cô, bạn bè chắc tôi không thể trả được. Thế nên tôi sẽ trả nghĩa cho cuộc đời”, anh nói thêm.
Sự bùng nổ của mạng xã hội những năm gần đây đã tác động nhiều mặt đến cuộc sống, đem lại những lợi ích như kết nối con người trên toàn thế giới, rút ngắn không gian, thời gian và thúc đẩy sự giao lưu hợp tác quốc tế… Tuy nhiên có không ít người lại “nghiện” mạng xã hội, dành nhiều thời gian để lướt mạng, truy cập và tìm kiếm những thông tin vô bổ, thậm chí có hại… Việc tiếp nhận những nguồn thông tin xấu, sai lệch có thể dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm.
Nhằm truyền cảm hứng cho cộng đồng, fanpage “Sống tích cực mỗi ngày” ra đời với mong muốn mang tới những thông điệp nhân văn, giá trị tốt đẹp bằng nhiều nội dung thiết thực. Ông Tony Dzung - Chủ tịch HBR Holdings, người sáng lập fanpage này chia sẻ: "Với tôn chỉ xuyên suốt lấy người đọc làm trọng tâm, nội dung và hình ảnh trên Sống tích cực mỗi ngày luôn được chú trọng để mang lại giá trị nhân văn, hữu ích. Thông qua từng câu chuyện, chúng tôi mong muốn truyền tải đến mỗi người Việt nguồn năng lượng tích cực, góp phần xây dựng cộng đồng tốt đẹp hơn”.
Theo đó, fanpage thường xuyên đem tới các thông tin về đời sống - xã hội qua góc nhìn gần gũi, vui vẻ nhưng không kém phần sâu sắc. Những bài viết thường có chủ đề về tình cảm gia đình, sự tử tế, tấm gương nghị lực vượt lên hoàn cảnh… hay đơn giản là những câu chuyện thời sự được nhìn qua “lăng kính” tích cực. Theo đại diện Fanpage, Sống tích cực mỗi ngày cũng luôn cẩn trọng trong việc sưu tầm, chọn lọc, sáng tạo nội dung.
Đặc biệt, Sống tích cực mỗi ngày còn mang tới nhiều nội dung ý nghĩa về bí quyết ứng xử hay tổng hợp các trang web, cuốn sách, khóa học bổ ích… Cách chia sẻ gần gũi, dễ hiểu đã giúp Sống tích cực mỗi ngày được nhiều đối tượng độc giả, từ học sinh, sinh viên đến người đi làm quan tâm với hơn 3 triệu lượt theo dõi; các bài viết nhận được nhiều phản hồi của cộng đồng.
Các Fanpage của HBR Holdings: https://www.facebook.com/songtichcucmoingay.vn https://www.facebook.com/LangmasterCareers https://www.facebook.com/luyenthiIELTSLangGo https://www.facebook.com/Tienganhgiaotieplangmaster https://www.facebook.com/TienganhtreemBingGoLeaders/ https://www.facebook.com/tonydzung.com.vn https://www.facebook.com/hbr.edu.vn |
Bích Đào
" alt=""/>‘Sống tích cực mỗi ngày’ lan toả những câu chuyện truyền cảm hứng